Chính sách phát triển nhân lực khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 36 - 38)

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

2.1.2.1. Chính sách phát triển nhân lực khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2.1.2.1. Chính sách phát triển nhân lực khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam học và Công nghệ Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng CSVN (nhiệm kỳ 2016 - 2021) đã nêu ra nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về phát triển NNL đó là: "Nâng cao chất lượng NNL và tăng cường tiềm lực KH&CN. Gắn đào tạo với NCKH, chuyển giao công nghệ và thu hút các nhà khoa học tham gia giảng dạy". [14]. Đây là những định hướng chính sách rất quan trọng đối với việc phát triển NNL của cả nước nói chung và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nói riêng.

Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định các nội dung quan trọng về phát triển NLKH, đó là: [26].

Về mục tiêu phát triển: Đến năm 2020: "Xây dựng được đội ngũ 3.500 cán bộ

biên chế và 1.700 cán bộ hợp đồng, trong đó 50% là cán bộ khoa học có học vị TS, ThS. Phấn đấu đạt tỉ lệ cán bộ nghiên cứu/cán bộ hỗ trợ nghiên cứu nhỏ hơn 1 để tạo ra cơ chế vận hành hợp lý của các viện chuyên ngành". Đến năm 2030: "Xây dựng

được đội ngũ 4.000 cán bộ biên chế và 2.000 cán bộ hợp đồng, trong đó 60% là cán bộ khoa học có học vị TS, ThS. Tỉ lệ cán bộ nghiên cứu/cán bộ hỗ trợ nghiên cứu nhỏ hơn 1 để tạo ra cơ chế vận hành hợp lý của các viện chuyên ngành".

Về các chính sách và giải pháp trọng tâm:

- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu theo hướng tiệm cận với trình độ quốc tế; xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; ưu tiên đầu tư có trọng tâm cho các hướng nghiên cứu KH&CN trọng điểm của Viện trong từng giai đoạn cụ thể.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng NLKH, đặc biệt là NLKH trình độ cao; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với NCKH và phát triển công nghệ; tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo; phối hợp chặt chẽ với các trường đại học trong các hoạt động nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.

- Xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn NLKH và đào tạo lại cán bộ khoa học để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút được các nhà khoa học giỏi, các chuyên gia đầu ngành về làm việc; ưu tiên đầu tư để hình thành một số nhóm nghiên cứu mạnh của Viện có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành.

- Xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ cán bộ trẻ; gửi cán bộ trẻ đi đào tạo và đào tạo nâng cao ở nước ngoài trong những hướng nghiên cứu cần phát triển; giao đề tài có kinh phí lớn cho các cán bộ trẻ có năng lực từ nước ngoài trở về làm chủ nhiệm; xây dựng nhà ở tập thể cho các cán bộ trẻ thuê trong thời gian đầu về Viện làm việc.

- Kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý, hành chính, dịch vụ, phục vụ... để đáp ứng tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát triển.

Thực hiện quy hoạch nói trên, trong giai đoạn 2016 - 2021, Đảng ủy, lãnh đạo Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã chủ động ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể góp phần phát triển NLKH của Viện:

Đảng ủy Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan lãnh đạo trực tiếp việc phát triển NLKH như: Nghị quyết về “Nâng cao công tác đào tạo gắn với NCKH và phát triển công nghệ”; Nghị quyết về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành của Viện Hàn lâm giai đoạn 2019 - 2020,

định hướng đến năm 2025”; Nghị quyết về “Đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức theo Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ”. [17].

Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã phê duyệt và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiều chương trình có ý nghĩa thiết thực để phát triển NLKH: “Chương trình hỗ trợ cán bộ trẻ” - năm 2015; Dự án “Khu ươm tạo CN” - năm 2017; Chương trình “Sau Tiến sĩ” - năm 2018; Chương trình “Đề tài độc lập trẻ” - năm 2016; Chương trình “Hỗ trợ NCVCC” - năm 2018; Chương trình "Thu hút các nhà khoa học trẻ vào công tác tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam" - năm 2021... Các chương trình trên đều hướng đến mục đích nhằm thu hút đội ngũ NLKH về công tác tại Viện, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà khoa học có điều kiện học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và phát huy, cống hiến cho khoa học. [32].

Bên cạnh đó, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản liên quan đến quản lý, điều hành các mặt công tác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho việc phát triển NLKH, trong đó có các văn bản quan trọng như: “Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam”; “Quy chế về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo các cấp thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam”; “Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam”; “Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam”; “Quy chế Thi đua, khen thưởng của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam”. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt cơng tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức, Viện đã có các văn bản hướng dẫn quan trọng như: Hướng dẫn về công tác xét tuyển đặc cách; Hướng dẫn về cơng tác bổ nhiệm, miễn nhiệm kế tốn trưởng, phụ trách kế toán, ... [31].

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)