Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 40 - 43)

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

2.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách

Về cơng tác quy hoạch thực hiện chính sách phát triển NLKH:

Ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ Viện lần thứ VII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), Đảng ủy Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị chức năng hồn thành cơng tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, viên chức; quy hoạch các chức danh lãnh đạo của Viện giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2020 - 2026 để trình Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt. Chủ tịch Viện cũng đã phê duyệt quy hoạch đội ngũ cán bộ, viên chức; quy hoạch lãnh đạo các đơn vị trực thuộc giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025.

Hàng năm, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và các đơn vị trực thuộc đã thực hiện nghiêm túc công tác rà soát đội ngũ cán bộ, viên chức và hoàn thành các kế hoạch báo cáo biên chế, số lượng người làm việc gửi Bộ Nội vụ theo quy định hiện

hành. Cơng tác rà sốt, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo cũng được thực hiện nghiêm túc theo Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW ngày 24/02/2017 của Ban Tổ chức Trung ương. [17]. Đặc biệt, năm 2019, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã triển khai xây dựng “Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về cán bộ, viên chức của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam” phục vụ công tác theo dõi, quản lý. Phần mềm này đã phát huy hiệu quả rất tích cực trong cơng tác theo dõi biên chế, biến động; thống kê trình độ; chức danh; cơ cấu, .... của đội ngũ cán bộ, viên chức làm cơ sở cho việc hoạch định phát triển NLKH của Viện. [32].

Về xây dựng kế hoạch THCS đào tạo NLKH:

Hàng năm, Chủ tịch Viện đều phê duyệt kế hoạch, chỉ tiêu cử cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ đi đào tạo trong và ngoài nước nhằm bổ sung nguồn NLKH trình độ cao cho các đơn vị trực thuộc Viện. Bên cạnh đó, cơng tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng NLKH luôn được chú trọng. Hàng năm, Viện đều xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch để đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức như: Lý luận chính trị, Quản lý Nhà nước, Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, Tin học và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ khác [32, tr.24-25].

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã xây dựng kế hoạch thực hiện tốt chức năng đào tạo của các cơ sở đào tạo và các viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Viện (Học viện KH&CN, Trường Đại học KH&CN Hà Nội (Đại học Việt - Pháp), Viện Tốn học, Viện Cơng nghệ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, ...). Trong hoạt động đào tạo, các cơ sở này, luôn ưu tiên hỗ trợ đào tạo cho cán bộ, viên chức của Viện, hỗ trợ trong công tác nghiên cứu, giảng dạy để hoàn thành các chỉ tiêu, điều kiện công nhận chức danh GS, PGS và các chức danh nhà nước khác.

Về xây dựng kế hoạch THCS thu hút, phân bổ, sử dụng NLKH:

Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã quyết định phân cấp cho thủ trưởng các đơn vị trực thuộc trong công tác tuyển dụng viên chức một cách hợp lý, đồng thời có cơ chế giám sát, theo dõi việc thực hiện. Qua đó đã tạo điều kiện tuyển dụng được những người có trình độ, phù hợp với u cầu chun mơn, vị trí cơng tác... Việc tổ chức tuyển dụng được thực hiện với các hình thức rất đa dạng linh hoạt gồm: thi tuyển, xét tuyển và xét tuyển đặc cách. Đặc biệt, để thu hút NLKH, Viện

Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án ý nghĩa, thiết thực:

- Chương trình “Hỗ trợ cán bộ trẻ”: Được bắt đầu triển khai từ năm 2015

nhằm thu hút cán bộ trẻ, giỏi và cán bộ có trình độ cao về cơng tác tại Viện. Kinh phí hỗ trợ từ Viện dùng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nhỏ, từ viết đề cương, thực hành thí nghiệm đến báo cáo tổng kết; hoặc đi tham dự hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế; hoặc thực hiện một số hoạt động thiết thực khác. Việc hỗ trợ cán bộ trẻ đã tạo điều kiện, động lực cho các cán bộ trẻ nâng cao kinh nghiệm hoạt động khoa học của mình, trưởng thành hơn trong công tác nghiên cứu. Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ từ nguồn hỗ trợ này cũng đã có kết quả cơng bố trên tạp chí khoa học quốc gia hay tạp chí chun ngành, đóng góp thêm cho sự phát triển KHCN khơng chỉ của Viện mà cịn của cả nước nói chung [3].

- Dự án “Khu ươm tạo công nghệ”: Được triển khai xây dựng năm 2014 và

đưa vào sử dụng năm 2017 tại trụ sở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (số 18 - Hoàng Quốc Việt - Hà Nội). Đây là dự án nhằm tạo điều kiện về chỗ ở (ký túc xá) cho cán bộ trẻ của Viện và các nhà khoa học mới được tuyển dụng, điều động từ các địa phương trên cả nước về cơng tác tại Viện.

- Chương trình “Sau Tiến sĩ”: Được triển khai thực hiện tại Học viện KH&CN

(trực thuộc Viện) từ năm 2017. Mục tiêu của Chương trình là tạo nguồn NLKH trình độ sau TS cho Viện, đáp ứng nhu cầu phát triển theo quy hoạch; xây dựng mơ hình theo thơng lệ quốc tế, gắn kết đào tạo NNL trình độ sau TS với hoạt động NCKH tại Viện; khuyến khích, tạo động lực và đam mê NCKH cho các nhà khoa học tham gia học tập và làm việc tại Viện; thơng qua việc thực hiện chương trình sau TS, nhằm xây dựng NNL có kiến thức và kinh nghiệm để trở thành cán bộ nghiên cứu của Viện [5].

- Chương trình "Thu hút các nhà khoa học trẻ vào cơng tác tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam": Được triển khai từ năm 2021, áp dụng đối với các cá nhân hoạt

động KH&CN dưới 40 tuổi, không thuộc biên chế của đơn vị sự nghiệp thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, có thành tích xuất sắc trong NCKH, nhằm tạo tiền đề cho cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN quan trọng để phát huy tài năng và được hưởng lợi ích xứng đáng với nhiệm vụ đảm nhận [11].

Đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch hoạt động nhằm duy trì, đãi ngộ, tạo điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển của NLKH:

- Chương trình “Đề tài độc lập trẻ”: Là chương trình giao nhiệm vụ cấp cơ sở

dành cho cán bộ trẻ và giao các nhiệm vụ độc lập giành cho các nhà khoa học trẻ dưới 40 tuổi nhằm thu hút cán bộ trẻ trong cơng tác NCKH. [8].

- Chương trình “Hỗ trợ NCVCC”: Triển khai từ năm 2018 với mục tiêu là hỗ

trợ kinh phí cho các nhà khoa học có chức danh NCVCC của Viện để nắm bắt các xu thế mới, lĩnh vực mới trong KH&CN; xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc trong từng lĩnh vực chuyên môn sâu để phát triển lĩnh vực chuyên môn; xây dựng các nhóm nghiên cứu liên ngành, đa ngành để giải quyết các vấn đề có tính chất đa ngành [6].

- Chương trình "Phát triển nhóm nghiên cứu xuất sắc": Được triển khai từ

năm 2021. Một trong những mục tiêu của chương trình là: "Hỗ trợ phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc và hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh tại các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đạt trình độ quốc tế; góp phần đào tạo NNL chất lượng cao" [10].

Bên cạnh các chương trình hỗ trợ trực tiếp và ưu tiên trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm lãnh đạo, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã quan tâm triển khai thực hiện một số chính sách ưu đãi đặc biệt đối với NLKH như: chính sách nâng lương trước niên hạn; chính sách thăng hạng đặc cách; chính sách kéo dài thời gian cơng tác và chính sách khuyến khích cơng bố quốc tế đối với các nhà khoa học và chính sách hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, viên chức bảo vệ luận án TS, luận văn ThS.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 40 - 43)