Yêu cầu tăng cường thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 56 - 57)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC TẠI VIỆN

3.1.1. Yêu cầu tăng cường thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

nhân lực khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3.1.1. Yêu cầu tăng cường thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Việc tăng cường THCS phát triển NLKH của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trong giai đoạn tới cần phải bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển NNL theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2022), đồng thời tiếp tục bám sát quy hoạch phát triển Viện theo tầm nhìn đến năm 2030:

Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra yêu cầu: “Đẩy mạnh phát triển NNL, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người” [15, t.I, tr.231]. Đồng thời định hướng: “... tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ người tài; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển KHCN...” [15, t.I, tr.231].

Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 đã đặt ra các yêu cầu cơ bản về phát triển NLKH: Về mục tiêu: "Đến năm 2025, nhân lực NCKH và phát triển cơng nghệ (quy đổi tồn thời gian) đạt 10 người trên một vạn dân, đến năm 2030 đạt 12 người trên một vạn dân..." Về yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản: Chuẩn bị trước một bước NLKH và đổi mới sáng tạo trong tương lai. Tăng cường đào tạo kiến thức về KH&CN, nâng cao năng lực tin học, ngoại ngữ, rèn luyện năng lực thiết kế sáng tạo cho đội ngũ NLKH. Đầu tư xây dựng đội ngũ NLKH trình độ cao. Nhanh chóng xây dựng đội ngũ nhà khoa học đầu ngành tiệm cận với tiêu chuẩn ở các nước phát triển. Thúc đẩy chi cho phát triển NLKH từ quỹ KH&CN của doanh

nghiệp, ưu đãi về tín dụng cho đào tạo NLKH. Thúc đẩy và thu hút dịch chuyển NLKH và đổi mới sáng tạo trên cơ sở rà soát, sửa đổi các quy định nhằm khuyến khích chuyển dịch nhân lực hai chiều giữa khu vực cơng và tư. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí và tạo thuận lợi về thủ tục xuất/nhập cảnh, visa, giấy phép lao động... để thu hút nhân lực trình độ cao từ nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo trong nước; phát triển các mạng lưới kết nối nhân tài người Việt Nam, thu hút sự tham gia đóng góp của cộng đồng các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngồi; có chính sách đưa người Việt Nam vào làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp khởi nghiệp nước ngoài, sau đó trở về làm việc; tháo gỡ các chính sách để tạo thuận lợi cho các giảng viên, cán bộ nghiên cứu thường xuyên tham gia vào hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp" [27].

Quy hoạch tổng thể phát triển Viện KH&CN Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt ra các yêu cầu về phát triển NLKH đến năm 2030: "Xây dựng được đội ngũ 4.000 cán bộ biên chế và 2.000 cán bộ hợp đồng, trong đó 60% là cán bộ khoa học có học vị TS, ThS. Tỉ lệ cán bộ nghiên cứu/cán bộ hỗ trợ nghiên cứu nhỏ hơn 1 để tạo ra cơ chế vận hành hợp lý của các viện chuyên ngành" [26].

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhân lực khoa học tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 56 - 57)