Kẻ thù của môn Lịch sử

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 60 - 62)

Nếu với em, môn Lịch sử thật là đáng chán thì ta nghĩ em sẽ thích câu chuyện trong chương này. Cùng thời với Hannibal ở Ý (khoảng không lâu sau năm 220 Trước Công nguyên), hồng đế Trung Hoa lúc đó ghét mơn lịch sử đến nỗi năm 213 trước Công nguyên, ông ra lệnh tịch thu hết tất cả sách vở, tài liệu lịch sử và đem đốt sạch, cùng với những tác phẩm của Khổng Tử và Lão Tử - tóm lại là tất cả những thứ gì mà ơng cho là rác rưởi vơ dụng. Ơng chỉ cho giữ lại những sách dạy nghề nơng và những gì thực dụng mà thôi. Bất cứ ai ngoan cố muốn giữ những loại sách khác, nếu bị phát hiện thì kiểu gì cũng lãnh án tử hình.

Vị hồng đế đó là Tần Thủy Hoàng - hoàng đế đầu tiên của cả Trung Hoa và cũng là một trong những chiến binh vĩ đại nhất trong lịch sử. Ơng khơng sinh ra trong hồng tộc chính thức, cha ơng vốn chỉ là hồng tử của một nước chư hầu lúc đó thơi - như ta kể với em lúc đó Trung Hoa chia thành nhiều vùng nhỏ, mỗi vùng có một quý tộc cai trị. Quê hương của Tần Thủy Hoàng là nước Tần (Ch’in), giống như tên họ của ông vậy và rất có thể tên nước Trung Hoa (China) cũng từ đó mà ra.

Thực ra nếu đúng là như vậy thì cũng khơng có gì ngạc nhiên lắm. Tần Thủy Hoàng thu phục hết thảy các nước chư hầu và trở thành hồng đế đầu tiên của Trung Hoa. Khơng những thế, ông cịn thay đổi hồn toàn bộ mặt của đất nước. Ông tổ chức lại cả một vương quốc rộng lớn. Chuyện ông ghét lịch sử và cho đốt hết sách vở cũng vì ơng muốn xóa sạch dấu vết của những thời trước đó, để có thể tạo ra một đất nước Trung Hoa hoàn toàn mới - đất nước Trung Hoa của riêng ơng. Ơng cho xây dựng đường sá ở nhiều nơi và bắt đầu một cơng trình vĩ đại: Vạn Lý Trường Thành. Cơng trình này cịn lại đến ngày nay. Đó là bức tường kép xây bằng đá, có những tháp cao và tạo nên thành lũy vững chắc. Vạn Lý Trường Thành uốn lượn dọc theo đồng bằng, xuyên qua những hẻm núi cheo leo và vươn đến những dốc núi dọc theo biên giới dài đến bốn ngàn dặm. Tần Thủy Hồng xây nên cơng trình này để ngăn ngừa những bộ lạc du mục đến xâm lược. Bức tường này phải đủ mạnh để cản lại những cuộc truy quét quyết liệt của ngoại bang, đi tới đâu cướp phá và giết chóc đến đó. Cơng trình này được hồn thành dưới thời Tần Thủy Hoàng. Qua năm tháng, Vạn Lý Trường Thành được xây thêm nhiều đoạn, củng cố lại nhiều lần và còn mãi cho đến ngày nay.

Thời nhà Tần không kéo dài mãi. Sau nhà Tần, nhà Hán lên thay ngôi “thiên tử”- tức là con của trời. Nhà Hán khơng phá đi những cơng trình của nhà Tần. Trung Hoa dưới triều nhà Hán vẫn là một nước thống nhất và hùng mạnh. Khác với Tần Thủy Hoàng, nhà Hán không thù ghét lịch sử. Ngược lại người Hán ln biết ơn Khổng Tử và tìm mọi cách khơi phục lại sách vở của Khổng Tử. Hóa ra có rất nhiều người dũng cảm đã khơng đốt sách đi. Vậy là sách vở lại được thu thập và được coi trọng còn hơn trước. Nếu em sống vào thời này và muốn trở thành quan thì phải học thật giỏi.

Trung Hoa là đất nước duy nhất trên thế giới mà quan lại không xuất thân từ quý tộc, không phải là chiến binh hay giáo sĩ mà là học sĩ. Ai muốn làm quan thì phải thi đỗ thật cao, khơng kể người giàu hay người nghèo, xuất thân sang hèn ra sao. Người nào đỗ cao nhất thì được xếp chức quan lớn nhất. Những kỳ thi đó khơng hề dễ dàng tí nào cả. Người thi phải biết viết hàng ngàn ký tự, mà em nhớ ta kể là chữ viết Trung Hoa khó như thế nào rồi đó. Khơng những vậy, thí sinh phải biết thuộc lịng sử sách kim cổ, những lời dạy của Khổng Tử và những bậc hiền nhân khác.

Cho nên cuối cùng thì chuyện Tần Thủy Hồng đốt sách để người dân quên lịch sử là hoàn toàn vơ vọng. Khơng có cách nào có thể ngăn cản được con người tìm hiểu lịch sử của chính mình. Vì rõ ràng có hiểu chuyện xưa mới viết tiếp chuyện nay được, phải không em?

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)