Nếu em sống vào thời ta vừa kể mà không phải là giáo dân Cơ Đốc, người Do Thái hay người thân của hồng đế thì cuộc sống ở đế quốc La Mã có thể cũng rất bình n dễ chịu. Em có thể đi từ Tây Ban Nha đến sông Euphrates, từ sông Danube đến sông Nile trên những con đường đẹp đẽ. Nhờ có dịch vụ đưa thư mà người ta có thể giữ liên lạc thường xuyên với những vùng xa xôi ở biên giới. Những thành phố lớn như Alexandria hay Rome rất đầy đủ tiện nghi. Đương nhiên bên cạnh đó ở Rome cũng có những khu nhà cửa nhiều tầng xiêu vẹo và tạm bợ nơi tập trung người nghèo sinh sống. Đối ngược lại là những dinh thự của người giàu trang hoàng các tác phẩm nghệ thuật Hy Lạp với những khu vườn nhỏ xinh có vịi phun nước. Vào mùa đơng họ cịn có cả hệ thống sưởi ấm bằng khí nóng chạy trong những viên gạch rỗng dưới sàn nhà. Người giàu ở Rome thường có thêm một vài ngôi nhà ở miền quê, thường gần biển và có nơ lệ trơng coi. Họ cịn có những thư viện đầy những tác phẩm của các nhà thơ Hy Lạp và La Mã nổi tiếng nhất. Dinh cơ của người giàu có cả sân tập thể thao, hầm rượu với những loại rượu quý nhất. Khi buồn chán khơng có việc gì làm họ đi ra chợ, đi vào tòa xem xử án hoặc đến nhà tắm công cộng. Nhà tắm cơng cộng thường là những tịa nhà to lớn, có hệ thống dẫn nước về từ những vùng núi xa xôi. Bên trong nhà tắm trang hoàng lộng lẫy và được chia ra thành nhiều buồng, chẳng hạn buồng tắm nóng, tắm lạnh, tắm hơi và có cả nơi tập thể thao. Nhà tắm thường có mái vòm cao cùng với những hàng cột bằng đá màu sắc rực rỡ. Đến cả đáy của bể nước cũng được lót những phiến đá hiếm, trơng như cung điện trong chuyện cổ tích vậy.
Người La Mã cịn có những nhà hát thật to lớn và ấn tượng. Chẳng hạn như đấu trường Colosseum ở Rome, có sức chứa đến năm mươi ngàn khán giả - các sân vận động ngày nay cũng hiếm khi lớn hơn thế này. Những cơng trình này thường được dùng để tổ chức những trận đấu giữa các võ sĩ giác đấu và thú dữ, mà như ta kể với em ở chương trước, rất nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo đã phải bỏ mạng ở đó. Những hàng ghế khán giả được xây phía bên trên trường đấu, trơng như một cái phễu khổng lồ vậy. Em hãy tưởng tượng xem năm mươi ngàn người cùng ở một nới như vậy thì ồn ào đến mức nào! Hồng đế ngồi ở phía dưới, trong ghế đặc biệt của hồng gia bên trên có lọng che nắng. Hồng đế ném chiếc khăn tay xuống đấu trường để ra hiệu cho cuộc đấu bắt đầu. Lúc đó, các võ sĩ đi ra, đứng ngay trước hoàng đế và hét lên rằng: ‘Caesar vĩ đại! Chúng tôi, những kẻ sắp chết xin kính chào Người!.’
Hồng đế La Mã khơng phải ai cũng suốt ngày chỉ có ngồi ở đấu trường, hay lười biếng và điên rồ như Nero. Ngược lại họ dành phần lớn thời gian lo nghĩ chuyện giữ bình n cho đế quốc.
Ngay bên ngồi biên giới của đế quốc La Mã là nơi tập trung sinh sống của những bộ lạc du mục, ln rình rập chờ cơ hội để cướp bóc những tỉnh giàu có. Các bộ lạc Giéc-manh lúc đó sống về phía bắc bên kia bờ sông Danube và sông Rhine suốt ngày gây chuyện với quân La Mã. Caesar nhiều lần đụng độ với họ trong cuộc chinh phạt xứ Gaul. Người Giéc-manh cao lớn vạm vỡ hơn người La Mã và họ đúng là những đối thủ đáng gờm. Quê hương của họ (tức là lãnh thổ nước Đức ngày nay) lúc đó đầy những đầm lầy và rừng rậm u tối, qn La Mã đi vào thì chỉ có lạc đường mà thôi. Khác với người La Mã, người Giéc-manh khơng màng gì đến chuyện sống trong dinh cơ ấm áp. Họ là những nông dân và mục đồng thực thụ, như những người La Mã trước kia vậy và họ luôn muốn giữ lối sống cũ, an cư trong những nhà trại bằng gỗ có phần tách biệt. Những học giả người La Mã rất thích viết về sự giản dị của người Giéc-manh, về một lối sống không màu mè và giản tiện tới mức tối đa, về tính hiếu chiến và lịng trung thành với thủ lĩnh của họ. Khi ca ngợi lối sống giản đơn và thanh tịnh, các học giả này cũng có ý nhắc nhở người La Mã về nguy cơ tiềm ẩn trong cách sống xa hoa hưởng thụ.
Những chiến binh người Giéc-manh đúng là những đối thủ đáng sợ. Quân đội La Mã đã phải trả giá nặng nề khi đương đầu với họ dưới thời của Augustus. Một trong những bộ lạc Giéc-manh thời đó là người Cherusci, do Arminius lãnh đạo. Ơng này lớn lên ở Rome và thông hiểu tất cả những chiến thuật quân sự của người La Mã. Một ngày nọ khi quân đội La Mã hành quân qua khu rừng Teutoburg, Arminius cho quân mai phục và đánh cho tơi tả. Sau đó thì người La Mã khơng cịn dám bén mảng đến vùng đất này nữa. Nhưng cũng vì vậy mà họ thấy cần phải củng cố lại biên giới để ngăn ngừa kẻ thù. Trong vịng thế kỷ đầu tiên sau Cơng nguyên, họ đã làm một việc tương tự như Tần Thủy Hoàng. Họ xây nên một bức tường gọi là Limes dọc theo suốt chiều dài biên giới từ sông Rhine đến sông Danube. Bức tường này có những hàng rào, chòi canh và hào sâu, nhằm để bảo vệ đế quốc La Mã khỏi sự xâm lược của người Giéc-manh. Người La Mã rất lo lắng vì lúc đó người Giéc-manh khơng cịn chỉ ở quanh quẩn trong trang trại và quanh năm cày ruộng mà lại ln nhịm ngó những miền đất mới để săn bắn và chăn thả gia súc. Họ luôn sẵn sàng dọn nhà, chở vợ con trên cỗ xe bị và khởi hành đi tìm nơi cư ngụ mới. Điều này cũng có nghĩa là người La Mã phải cắm quân canh giữ thường xuyên ở biên giới. Vậy là những người lính đến từ mọi nơi trên đế chế được phân đến canh giữ dọc theo sông Rhine và sơng Danube. Gần Vienna có một trại lính của người Ai Cập. Nơi đó họ cịn lập nên cả một đền thờ thần Isis bên sông Danube. Ngày nay ở đây là thị trấn Ybbs, bắt nguồn từ tên thần Isis. Những người lính canh biên giới tôn thờ đủ loại thần thánh. Lính người Ba Tư thì thờ thần Mithras, rồi sau này lại có thêm những đền thờ Chúa độc nhất và vơ hình của lính người Thiên Chúa giáo. Cuộc sống ở những trạm biên giới đó cũng khơng khác xa mấy so với cuộc sống ở Rome. Ngày nay chúng ta vẫn còn thấy những nhà hát và nhà tắm công cộng kiểu La Mã trên nhiều thành phố của nước Đức như Cologne, Trier, Ausburg và Regensburg. Ở nước Áo thì có Salzburg và Vienna. Ở Pháp thì có Arles và Nimes còn ở Anh là thành Bath. Ngồi ra cịn có nhiều dinh cơ của quan lại và trại lính.
Những người lính lớn tuổi thường mua đất trong vùng, cưới một cô gái người địa phương và định cư ln ở đó. Dần dần người dân ở những vùng này quen với sự có mặt của người La Mã. Trong khi đó dân sống dọc sơng Rhine và sơng Danube thì càng ngày càng bức xúc với kiểu sắp đặt này. Chẳng bao lâu sau thì những hoàng đế La Mã sống ở những thành biên giới còn nhiều hơn sống trong cung điện tại Rome. Hoàng đế Trajan là một người như vậy. Trajan sống vào
khoảng một trăm năm sau thời Chúa Jesus và đến khi ơng chết đi người dân vẫn cịn ca ngợi về tính cơng bằng và nhân hậu của Trajan.
Qn lính của Trajan vượt sơng Danube, đi vào vùng đất ngày nay là nước Hungary và Ru-ma-ni (Romania). Một khi vùng đất này bị chinh phục và trở thành một tỉnh của người La Mã thì đế quốc cũng được bảo vệ vững chắc hơn. Lúc đó vùng này là nước Dacia. Sau khi bị người La Mã chiếm đóng và người dân địa phương dần dần chuyển sang nói tiếng Latin, Dacia được đổi tên thành Romania. Nhưng Trajan khơng chỉ có cơng dẫn qn đi chinh phục những vùng đất mới. Ơng cịn làm cho Rome đẹp hẳn ra với những quảng trường hoành tráng. Ông cho san bằng những ngọn đồi để lấy chỗ xây quảng trường. Ơng cịn th một kiến trúc sư người Hy Lạp thiết kế những đền thờ, cửa hiệu, tòa án, hàng cây và đài tưởng niệm. Ngày nay nếu đến Rome em sẽ nhìn thấy được tàn tích của những cơng trình này.
Những hoàng đế sau này cũng noi gương Trajan tập trung xây dựng đế chế và bảo vệ biên giới, trong đó nổi bật có hồng đế Marcus Aurelius. Aurelius trị vì từ năm 161 đến năm 180 và thường xuyên đóng tại những trạm dọc sông Danube như Carnuntum, Vindobona (chính là thành Vienna ngày nay). Nhưng Marcus Aurelius rất ghét chiến tranh. Ông là một người hiền hậu, ít nói, một triết gia thực sự, trân trọng sách vở và yêu thích viết lách. Những trang nhật ký của Aurelius được viết trong những cuộc chinh phạt vẫn còn lại đến ngày nay. Aurelius viết rất nhiều về sự nhẫn nhịn, về khả năng tự kiềm chế bản thân, về việc chịu đựng đau đớn và gian khổ và rất nhiều chiêm nghiệm sâu sắc. Tư tưởng của ơng có nhiều tương đồng với triết lý nhà Phật.
Nhưng là hồng đế nên Marcus Aurelius khơng thể bỏ vào rừng mà ngồi thiền được. Ông phải liên tục cầm quân đi chiến đấu ở vùng đất gần Vienna, chống lại những bộ lạc người Giéc-manh liên tục đánh phá. Chuyện kể lại rằng có lúc người La Mã cịn mang cả sư tử vào trận để hù dọa quân địch. Nhưng người Giéc-manh trước đó chưa từng thấy sư tử bao giờ nên họ chẳng sợ hãi gì cả. Họ xơng vào giết sạch những con vật mà họ nghĩ là những con chó lớn. Khi cuộc chiến cịn ác liệt thì Marcus Aurelius chết đi đột ngột trong tổng hành dinh Vindobona vào năm 180. Những hoàng đế sau Aurelius cịn sống ở biên giới nhiều hơn và ít có mặt ở Rome. Họ xuất thân từ những người lính, do quân lính bầu ra và nhiều khi bị chính quân lính hạ bệ hoặc giết chết. Nhiều người trong số họ thậm chí khơng phải là người La Mã nữa vì về sau quân đội La Mã thực chất có rất ít người La Mã. Cũng khơng cịn những nơng dân Ý gia nhập quân đội để đi chinh phục thế giới như ngày trước. Trang trại của họ cũng dần nhập vào những dinh thự to lớn của những người giàu có, do nơ lệ trơng giữ. Đến quân đội của La Mã đa số cũng là người nước ngoài - như ta kể với em về những người lính Ai Cập bên bờ sơng Danube. Kỳ lạ hơn là phần lớn lính tráng lại là người Giéc-manh, những chiến binh thực thụ. Dần dần chính những người lính nước ngồi đóng qn trên bốn góc của đế chế La Mã rộng lớn - ở biên giới nước Đức và xứ Ba Tư, ở Tây Ban Nha, ở Anh, ở Bắc Phi, Ai Cập, Tiểu Á và Romania - bầu chọn hoàng đế từ tướng lĩnh của họ. Sau khi lên ngơi thì những vị tướng hồng đế này tranh chấp quyền lực và chém giết lẫn nhau như Marius và Sulla ngày trước vậy.
Từ năm 200 về sau đế chế La Mã chìm trong hỗn loạn và khổ nạn. Khơng cịn ai giữ phép tắc kỷ cương gì cả, mà chỉ có nơ lệ và lính người nước ngồi khơng hiểu nhau. Những người nông dân ở các tỉnh thuộc địa khơng đủ sức đóng thuế và nổi dậy chống lại chủ đất. Vào thời đó bệnh dịch
và bạo loạn lan tràn khắp nơi. Nhiều người tìm đến Phúc âm - tin tốt lành của Jesus. Vậy là càng nhiều người, cả người tự do lẫn nô lệ đi theo đạo Thiên Chúa và từ bỏ việc thờ cúng hoàng đế. Trong lúc dầu sơi lửa bỏng đó thì một người tài giỏi, vốn xuất thân nghèo khó xuất hiện và dẹp loạn thành cơng. Người đó là hồng đế Diocletian. Ơng lên ngơi vào năm 284 và tìm cách xây dựng lại đế chế lúc này đã trở nên hoang tàn. Nạn đói diễn ra khắp nơi. Vậy là ơng tìm cách giữ giá lương thực ổn định. Ông nhận ra rằng đế chế đã trở nên quá rộng lớn, không thể chỉ huy từ một nơi được. Ông liền chọn ra bốn thành và đặt một chức phó vương ở mỗi thành. Để khơi phục lại uy nghiêm của hồng đế ơng đặt ra nhiều lễ nghi mới và cho quan lại mặc những bộ trang phục thêu lộng lẫy. Ông chú trọng việc nhắc nhở dân chúng phải tơn thờ hồng đế nên lại tiếp tục bắt bớ và ngược đãi giáo dân. Đây cũng chính là cuộc khủng bố tàn nhẫn nhất với Cơ Đốc giáo. Sau hai mươi năm trị vì, Diocletian từ bỏ ngơi vị trong đau ốm và về nghỉ dưỡng tại cung điện ở Dalmatia. Nơi đó ơng sống đủ lâu để thấy cuộc chiến chống Cơ Đốc giáo vô nghĩa như thế nào.
Người kế vị của Diocletian là Constantine từ bỏ cuộc chiến này ngay đêm trước trận đánh với Maxentius. Chuyện kể lại rằng Constantine nằm mơ thấy Cây thập giá và nghe tiếng nói rằng: ‘Nhà ngươi sẽ chiến thắng dưới thập giá này’. Sau khi đánh thắng Maxentius, Constantine ra lệnh chấm dứt việc khủng bố giáo dân. Mãi đến khi hấp hối ông mới làm lễ rửa tội và trở thành người theo đạo Cơ Đốc. Dưới thời Constantine thì Rome khơng cịn là tổng hành dinh duy chất của đế chế La Mã nữa. Thời đó mối đe dọa lớn nhất đến từ phía đơng. Người Ba Tư một lần nữa mạnh lên. Vậy là Constantine chọn thêm một thủ đô là Byzantium - thuộc địa Hy Lạp cổ xưa bên Biển Đen và đặt tên là Constantinople - có nghĩa là thành của Constantine. Đây chính là thành phố Istanbul ngày nay.
Cho đến năm 395 thì đế quốc La Mã khơng chỉ có hai thủ đơ mà lại có hai phần: Đế quốc Tây La Mã gồm có Ý, Gaul, Anh, Tây Ban Nha và Bắc Phi. Ở đó dân chúng nói tiếng Latin. Bang thứ hai là Đế quốc Đơng La Mã gồm có Ai Cập, Palestine, Tiểu Á, Hy Lạp và Macedonia với ngơn ngữ chính là tiếng Hy Lạp. Cả hai phần thiết lập Cơ Đốc giáo thành tơn giáo chính từ năm 380 trở về sau. Điều đó cũng có nghĩa là các vị giám mục và tổng giám mục dần dần có nhiều quyền lực chính trị. Giáo dân khơng cịn phải tìm cách gặp nhau bí mật ở hầm mộ nữa mà đã có những nhà thờ hoành tráng với những hàng cột đường bệ. Và cây thập giá - từng là biểu tượng của sự cứu rỗi trong khổ đau lại trở thành biểu tượng của quân La Mã trong các trận chiến.
18. Cơn bão
Đã bao giờ em thấy cảnh giông bão nổi lên vào một ngày hè chưa? Cảnh này rất ngoạn mục, nhất là những vùng núi. Ban đầu thì mọi thứ n ắng, chẳng có gì để xem cả, nhưng dần dần tự nhiên em sẽ có cảm giác bồn chồn, như có gì vơ hình đang treo lơ lửng trong khơng khí. Rồi em sẽ nghe thấy tiếng sấm - đì đồng xa gần khơng xác định được là từ đâu. Rồi đột nhiên núi non chung quanh bỗng trơng như thật gần. Gió thơi khơng thổi nữa và mây kéo đến giăng đầy trời. Những dãy núi lần lượt biến mất sau làn mây. Mây tiếp tục dồn đến nhưng gió vẫn lặng. Sấm mỗi lúc một dày hơn và cảnh vật bỗng trở nên đáng hoang mang lo sợ. Ta cứ thế chờ đợi và chờ đợi. Rồi đột nhiên mọi thứ bùng vỡ ra. Thoạt đầu có cảm giác như một sự trút xuống. Cơn bão tràn xuống thung lũng. Sấm chớp nổi lên ở đủ hướng. Mưa nặng hạt rơi xuống. Cơn bão như bị giam trong những khe núi hẹp, tiếng mưa gió gào vang trên những vách núi. Khi cơn bão tan đi