Có thể em đã từng nghe những chuyện kể về Thời hiệp sĩ, về những cuộc phiêu lưu của các hiệp sĩ và các tùy tùng. Trong những câu chuyện đó ln có những chiếc áo giáp sáng bóng, những chiếc mũ giáp gắn lông chim, những con tuấn mã và khiên giáo sáng lấp lánh. Ta cịn nhìn thấy trong đó nào là pháo đài bất khả xâm phạm, nào là cuộc thách đấu ly kỳ mà kẻ thắng cuộc được người đẹp trao giải. Và đâu đó có cả kẻ hát rong lang thang, cô gái bị ruồng bỏ và những cuộc hành trình về Đất Thánh.
Chuyện kể Thời hiệp sĩ thú vị nhất ở chỗ là những chi tiết đó đều có thật. Đúng như vậy đó em à, những cuộc phiêu lưu lãng mạn đó khơng hề là sản phẩm của trí tưởng tượng. Đã từng có một thời cả thế giới đều tham gia vào trò chơi kỳ lạ và hấp dẫn của các hiệp sĩ, mà đôi lúc trở thành chuyện sống chết.
Nhưng chính xác Thời hiệp sĩ là thời nào? Và cuộc sống khi đó ra sao? Từ hiệp sĩ (chivalry) có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp là chevalier, có nghĩa là kỵ sĩ. Hiệp sĩ bắt đầu từ những người cưỡi ngựa. Bất cứ ai có được một con ngựa để cưỡi ra trận đều được xem là hiệp sĩ. Nếu khơng có được ngựa thì người đó phải đi bộ và đương nhiên không phải là hiệp sĩ. Những quý tộc được vua ban đất cũng được xem là hiệp sĩ và các nông nô của họ phải lo luôn việc cắt cỏ cho ngựa ăn. Nhiều quý tộc thời đó chia đất cho những người quản gia. Nếu những người này cũng có đủ tiền để mua ngựa thì cũng trở thành hiệp sĩ mặc dù họ khơng thực sự có nhiều quyền lực gì. Khi lãnh chúa được vua lệnh đem quân đi đánh trận thì các hiệp sĩ của lãnh chúa cũng phải đi theo. Chỉ có những nơng dân nghèo, người hầu và những kẻ làm công giúp việc phải đi bộ ra trận và không được coi là hiệp sĩ.
Câu chuyện bắt đầu từ thời của hoàng đế Henry IV - tức là sau năm 1000 và kéo dài hàng thế kỷ sau đó, ở cả Đức, Anh và nhất là ở Pháp.
Ban đầu các hiệp sĩ không giống như ta thường tưởng tượng. Mọi thứ hình thành dần dần. Đầu tiên các công tước và giới quý tộc muốn xây những pháo đài thật vững chắc để ngăn ngừa mọi cuộc tấn cơng. Ngày nay chúng ta vẫn cịn thấy các pháo đài này sừng sững đứng trên những ngọn đồi hoặc cheo leo bên những mỏm đá hiểm trở.
Bên ngồi pháo đài thường có những con mương rộng hay hào sâu đầy ắp nước, bắc qua là một cây cầu có mắt xích hai đầu để có thể kéo lên bất cứ lúc nào. Mỗi khi cầu được kéo lên thì cả pháo đài được cách ly, khơng ai tiến vào được. Phía bên kia hào là một bức tường thật dày và vững chắc, trên đó có nhiều lỗ châu mai để lính trong thành có thể bắn tên ra và dội những thùng hắc ín xuống đầu kẻ thù. Trên tường là những lỗ châu mai để qn lính có thể nấp vào theo dõi địch. Bên trong bức tường này thường có thêm một lớp tường thành nữa, và đơi khi cịn có một bức tường thứ ba trước khi vào đến sân của lâu đài. Từ khoảng sân này ta có thể đi
đến các phòng ở của hiệp sĩ. Lâu đài cũng dành riêng một gian có lị sưởi ấm áp cho phụ nữ vì khơng phải ai cũng thích nghi với cuộc sống có phần khắc nghiệt của hiệp sĩ.
Mà đúng là cuộc sống trong lâu đài khơng lấy gì làm dễ chịu lắm. Nhà bếp thường ám khói đen sì, nơi đó những tảng thịt được đem nướng trên một cái hố chứa những thanh củi nổ lép bép. Ngoài các phịng ở của hiệp sĩ và đầy tớ thì lâu đài thường có thêm hai phần nữa là nhà nguyện, nơi giáo sĩ làm thánh lễ và ngọn tháp của lâu đài. Ngọn tháp nằm ngay giữa lâu đài, là nơi cất giữ hàng hóa và cũng là nơi trú ẩn cuối cùng của các hiệp sĩ nếu quân địch vượt qua được tất cả những chướng ngại trước đó. Thường các hiệp sĩ cầm cự trong tháp của pháo đài chờ viện binh đến.
Và đương nhiên chúng ta không thể bỏ qua ngục tối! Trong lâu đài cịn có những buồng giam chật chội và lạnh cóng nơi các hiệp sĩ giam giữ tù binh. Tù binh bị bỏ vào đó cho đến khi chết mịn trong bóng tối hoặc đến khi được chuộc ra.
Có thể em đã đến tham quan một lâu đài như vậy rồi. Nhưng nếu có dịp đi thăm quan một lần nữa em hãy khoan hình dung những hiệp sĩ mặc áo giáp mắt xích thời đó mà hãy dành một phút để nghĩ đến những người đã có cơng xây nên lâu đài và ngọn tháp.
Em hãy nghĩ xem, những ngọn tháp ngự trị chót vót trên đỉnh núi, những bức tường đứng dựa vào vách núi. Tất cả được xây nên từ bàn tay của những nông dân, nông nô - những người khơng có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chính tay họ đã xẻ và khiêng những khối đá, rồi kéo từng phiến đá lên cao để xây nên cả một lâu đài to lớn. Và khi họ mệt mỏi khơng cịn sức lực để làm việc nữa thì vợ con họ phải tiếp sức. Hiệp sĩ có thể ra lệnh cho họ làm bất cứ thứ gì. Nói gì thì nói, làm hiệp sĩ vẫn dễ chịu hơn là làm nông nô.
Con cái của nông nô lại tiếp tục trở thành nông nô trong khi con của hiệp sĩ lớn lên được nối nghiệp hiệp sĩ. Cũng chẳng khác gì mấy so với xã hội Ấn Độ cổ đại và chế độ đẳng cấp phải không em?
Con trai của hiệp sĩ khi lên bảy sẽ được gởi đến một lâu đài khác để rèn luyện. Những cậu bé này được gọi là tiểu đồng, có nhiệm vụ phải hầu hạ các mệnh phụ, giúp họ mang các chuỗi hạt và đọc sách cho họ nghe bởi thời đó rất ít phụ nữ biết chữ. Khi được mười bốn tuổi, các tiểu đồng trở thành cận vệ. Họ khơng phải ở trong lâu đài và ngồi bên lị sưởi nữa. Họ được theo các hiệp sĩ đi săn và đánh trận. Cận vệ có nhiệm vụ mang vác khiêng giáo cho hiệp sĩ và sẵn sàng đưa mũi giáo khác cho hiệp sĩ giữa chiến trường nếu mũi giáo hiệp sĩ đang dùng bị gãy. Cận vệ phải luôn tuân theo lời của hiệp sĩ trong mọi trường hợp và phải hết sức trung thực. Một người cận vệ trung thành và dũng cảm sẽ được phong hiệp sĩ khi được hai mươi mốt tuổi. Lễ phong tước hiệp sĩ rất trang nghiêm.
Đầu tiên người cận vệ phải nhịn ăn và cầu nguyện trong nhà nguyện của lâu đài. Rồi sau đó, khốc lên người tấm áo giáp đường bệ, nhưng vẫn chưa được đội mũ, chưa cầm gươm hay vác khiên gì cả, cận vệ đến quỳ gối giữa hai nhân chứng. Lúc đó hiệp sĩ sẽ dùng một lưỡi gươm gõ nhẹ lên vai và cổ của cận vệ, vừa gõ vừa đọc những lời sau:
Nhân danh Chúa và Đức mẹ Mary Hãy đón nhận duy nhất ân huệ này Hãy hiên ngang, trung thực và dũng cảm
Và hãy làm hiệp sĩ chứ không cam phận nô lệ
Rồi người cận vệ được phép đứng dậy. Lúc này anh ta đã khơng cịn là cận vệ nữa. Anh ta thực sự trở thành hiệp sĩ, có thể tấn phong các hiệp sĩ khác. Trên khiêng của hiệp sĩ thường có một huy hiệu riêng - thường là sư tử, báo hay một bông hoa. Hiệp sĩ cũng thường chọn cho mình một khẩu hiệu để làm phương châm sống.
Sau lễ tấn phong, hiệp sĩ được long trọng ban gươm, mũ giáp, đinh thúc ngựa bằng vàng để gắn vào giày và khiêng để vác trên cánh tay. Rồi sau đó, đầu đội mũ giáp sáng lóa, tay cầm ngọn giáo và khốc tấm áo chồng đỏ lên áo giáp bằng mắt xích, hiệp sĩ bắt đầu thân chinh đi chứng tỏ bản lĩnh của mình.
Lễ nghi trịnh trọng như vậy nên hiệp sĩ khơng chỉ đơn giản là một người lính cưỡi ngựa. Hiệp sĩ gần như thuộc về một phẩm hàm riêng, cũng tương tự như các tu sĩ vậy. Muốn trở thành một hiệp sĩ đúng nghĩa thì khơng chỉ cần có lịng dũng cảm. Tu sĩ phụng sự Chúa bằng cầu nguyện và lao động cịn hiệp sĩ thì bằng sức mạnh. Nhiệm vụ của hiệp sĩ là bảo vệ những người yếu đuối, phụ nữ, người nghèo, các góa phụ và trẻ mồ côi. Hiệp sĩ chỉ được phép rút gươm để bảo vệ chính nghĩa và làm gì cũng để phụng sự Chúa. Với thủ lĩnh của mình thì hiệp sĩ phải tuyệt đối tuân lệnh và nếu cần thì phải hi sinh tất cả. Hiệp sĩ khơng được tàn nhẫn, không được nhát gan và khi xơng trận thì chỉ được đánh một chọi một, khơng bao giờ được phép hai chọi một. Không lăng nhục đối thủ đã bị hạ. Những quy tắc ứng xử như thế được gọi là ứng xử hào hiệp, vì nó thể hiện đúng lý tưởng hiệp sĩ.
Khi một hiệp sĩ đem lịng u một người đẹp thì hiệp sĩ sẽ vào trận và chiến đấu vì danh dự của người yêu. Hiệp sĩ sẽ gọi tên nàng thật trang trọng và làm theo mọi ý muốn của nàng. Đây cũng là một phần của tinh thần hiệp sĩ. Và cho đến ngày nay, khi chúng ta nhường cho phụ nữ đi trước, hoặc cúi xuống nhặt giúp thứ gì đó mà họ đánh rơi là vì trong ta vẫn cịn chút gì của các hiệp sĩ ngày xưa, những người ln tin rằng đàn ơng có nghĩa vụ bảo vệ kẻ yếu và làm đẹp lòng phụ nữ.
Trong thời bình hiệp sĩ cũng phải chứng tỏ lịng dũng cảm và tài năng của mình qua những cuộc tỉ thí. Từ nhiều nước họ cùng hội về một nơi để đọ sức với nhau. Họ mặc áo giáp và cưỡi ngựa xông thẳng và đối thủ, múa giáo làm sao để đối thủ phải ngã ngựa trước. Người thắng cuộc sẽ được phu nhân của lâu đài đích thân tặng phần thưởng - thơng thường là một vòng hoa. Để làm hài lịng các q bà q cơ thì một hiệp sĩ đúng nghĩa cịn phải biết làm nhiều việc ngoài đánh trận giỏi. Họ phải biết cư xử chừng mực và quý phái, không được nguyền rủa hay chửi thề như qn lính thơng thường. Họ cịn phải giỏi chơi cờ, làm thơ hay và hiểu biết những môn nghệ thuật khác.
Nhiều hiệp sĩ trở thành những nhà thơ lớn. Họ viết nên các bài thơ ca ngợi người yêu của mình, kể về sắc đẹp và đức hạnh của nàng. Họ còn sáng tác những trường ca về chiến công của các hiệp sĩ thời xưa. Những trường ca này là những câu chuyện kể bằng văn vần, ví dụ như chuyện về vua Arthur và những hiệp sĩ Bàn Tròn như Perceval (hay còn gọi là Parsifal) và Lohengrin trong Hành trình đi tìm Chén Thánh (cái chén mà Jesus đã dùng để uống trong Bữa ăn tối cuối cùng). Họ cịn kể chuyện tình Tristan và Isolde và thậm chí những câu chuyện về Alexander Đại đế và Cuộc chiến thành Trojan.
Những người hát rong lang thang đi từ lâu đài này đến lâu đài khác, hát ca ngợi Siegfried dũng sĩ diệt rồng và Theodoric - vua của người Goths (về sau được gọi là Dietrich xứ Berne). Những bài ca được xướng lên bên dịng Danube ở Áo thời đó cũng là những bài lâu đời nhất, bởi vì những bài ca từ thời Charlemagne đã bị thất lạc cả. Nếu em có dịp đọc câu chuyện về Siegfried trong Trường ca Nibelungen em sẽ thấy được rằng những chiến binh nông dân người Giéc- manh xa xưa hành xử khơng thua gì những hiệp sĩ chân chính cả. Ngay cả Attila - người rợ Hung đáng sợ cũng được mô tả như một nhà vua cao quý và hào hiệp trong đám cưới với nàng Kriemhild, góa phụ của Siegfried ở Vienna.
Như ta đã kể với em, nhiệm vụ quan trọng nhất của hiệp sĩ là chiến đấu vì Chúa và vì thế giới Cơ Đốc. Và họ đã khơng phải chờ lâu để có cơ hội làm việc này. Mộ của Chúa Jesus ở Jerusalem, cũng như tồn bộ Palestine lúc đó đang nằm trong tay người Ả Rập. Vậy là hàng vạn hiệp sĩ Cơ Đốc giáo đều nhất loạt tung hơ ‘Đó là ý Chúa! Đó là ý Chúa!’, sau khi được một người thuyết giáo ở Pháp và Giáo hoàng nhắc nhở về bổn phận đi giành lại những di sản này. Giáo hồng lúc đó đã là thành người đứng đầu quyền lực nhất của thế giới Cơ Đốc, nhất là sau khi khuất phục được các vua người Giéc-manh.
Dưới cờ của một hiệp sĩ người Pháp là Godfrey xứ Bouillon, một đội quân hùng mạnh lên đường từ bên dòng Danube vào năm 1096, đầu tiên là đến Constantinople, rồi xuyên qua Tiểu Á để tiến về Palestine. Những hiệp sĩ và qn lính thời đó mặc áo trên vai có gắn một chữ thập đỏ và được gọi là các thập tự quân. Họ có sứ mệnh giành lại mảnh đất mà trên đó cây thánh giá - thập tự của Chúa Jesus từng được dựng lên. Chuyện kể lại rằng sau nhiều năm chiến đấu, vượt qua biết bao gian khổ, cuối cùng họ đã chạm đến bức tường ở thành Jerusalem. Trước cảnh trí của Đất Thánh mà họ từng đọc qua trong Kinh Thánh họ xúc động đến trào nước mắt và cúi xuống hơn mặt đất. Sau đó họ bao vây thành. Người Ả Rập chống cự quyết liệt nhưng cuối cùng bị đánh bại.
Vậy mà, khi đã vào được Jerusalem, các thập tự quân lại cư xử chẳng giống hiệp sĩ hay người Cơ Đốc tí gì cả. Họ ra tay tàn sát người Hồi giáo và gây ra những tội ác kinh hồng. Sau đó họ lại hối lỗi, miệng hát thánh ca, đi chân trần tiến đến mộ của Chúa Jesus.
Các thập tự quân lập nên Vương quốc Jerusalem đặt dưới sự bảo trợ của Godfrey xứ Bouillon. Nhưng vương quốc quá nhỏ bé, lại nằm rất xa châu Âu, ngay trong lòng những vương quốc Hồi giáo nên liên tục bị các chiến binh Ả Rập tấn cơng. Điều này nghĩa là khi đó ở Anh, Pháp và Đức, các vị linh mục và giáo sĩ luôn phải hối thúc các hiệp sĩ lên đường làm những cuộc thập tự chinh mới. Không phải cuộc thập tự chinh nào cũng thành công.
Tuy nhiên, những cuộc chinh chiến này mang lại một điều may mắn hiếm hoi, mà có lẽ khơng hề nằm trong ý định của các hiệp sĩ tí nào. Những người Cơ Đốc giáo được tiếp xúc với nền văn hóa của người Ả Rập ở phương Đơng xa xơi - những cơng trình kiến trúc, khiếu thẩm mỹ và kiến thức sâu rộng của họ.
Vậy là chỉ trong vòng một trăm năm sau cuộc thập tự chinh thứ nhất các tác phẩm của Aristotle - người thầy tuyệt vời của Alexander Đại đế được dịch từ tiếng Ả Rập sang tiếng Latin và được phổ biến rộng rãi ở Ý, Pháp, Đức và Anh quốc. Người ta ngạc nhiên khi thấy rằng những lời dạy của Aristotle thật gần gũi với giáo lý Cơ Đốc và thế là họ viết ra vô vàn sách vở đầy ắp những suy nghĩ và chiêm nghiệm phức tạp. Tất cả những gì người Ả Rập đã học được và trải nghiệm từ các cuộc chinh phục thế giới trước đó bấy giờ lại được các thập tự quân chuyển về châu Âu.
Nói khơng ngoa, chính kẻ thù của thập tự qn đã biến họ từ những chiến binh man rợ thành những hiệp sĩ đúng nghĩa.