Đọc những câu chuyện ta vừa kể có lẽ em sẽ nghĩ rằng chuyện chinh phục thế giới rồi lập ra đế chế cũng khá là dễ dàng, vì nó cứ lặp đi lặp lại trong lịch sử. Thực ra mà nói, thời đó, những cuộc chinh phục cũng khơng phải là q khó khăn. Vì sao em có biết khơng?
Em hãy hình dung cuộc sống của con người thời đó, khơng có báo chí và khơng có thư từ gì cả. Người ta ở cách nhau vài ngày đường cịn khơng biết tin tức gì của nhau. Họ sống trong các thung lũng và ven rừng, chỉ biết cày bừa trên mảnh đất quê nhà. Họ khơng biết gì nhiều về những bộ lạc láng giềng, chứ chưa nói đến về cả thế giới. Với những bộ lạc sống chung quanh họ khơng mấy thân thiện, có khi cịn hay gây chiến. Các bộ lạc cứ thế gây sự đánh nhau, giết chóc trâu bị và đốt cháy chuồng trại của nhau. Cứ thế mà ăn miếng trả miếng, trộm cướp và gây chiến liên miên.
Những gì họ biết về thế giới bên ngoài đều qua những lời đồn đại. Giả sử một ngày nọ một đội quân xâm lược hàng ngàn người bỗng nhiên xuất hiện trong thung lũng thì họ cũng sẽ khơng biết phải làm gì. Nếu bộ lạc láng giềng của họ bị đánh bại thì họ chỉ biết mừng thầm mà khơng nghĩ đến có ngày họ cũng có số phận tương tự. Nếu họ bị tấn công nhưng được tha mạng để gia nhập vào đội quân xâm lược để đi tấn cơng những người láng giềng thì có khi họ cịn mừng rỡ nữa. Cứ thế đội quân xâm lược mỗi lúc mỗi lớn mạnh và bộ lạc nào cịn sống riêng lẻ thì càng khó chống cự. Đây chính là cách mà người Ả Rập chinh phục thế giới. Charlemagne, vị vua nổi tiếng của người Frank trong câu chuyện ta sắp kể với em đây cũng làm hệt như vậy.
Tuy nhiên, nếu việc chinh phục ngày xưa dễ dàng hơn bây giờ thì có lẽ việc cai trị lại khó hơn rất nhiều. Các sứ giả thường xuyên được cử đi đến những nơi xa xơi hẻo lánh để đấu dịu và hịa giải những bộ lạc hiếu chiến, để giúp họ khơng cịn nghĩ đến hận thù. Nếu em muốn làm một vị vua giỏi ở thời đó thì em phải giúp đỡ những người nơng dân lúc khó khăn, phải coi sóc việc học hành, gìn giữ những kiến thức từ lâu đời. Một nhà vua biết cách cai trị cũng như một người cha của toàn dân chúng vậy, phải quyết định cuộc sống thay cho họ.
Charlemagne là một vị vua như thế. Đó cũng là lý do tại sao tên của ông là Charlemagne - Charles vĩ đại, từ ‘magne’ trong tên ơng có nguồn gốc từ ‘magnus’ trong tiếng Latin, nghĩa là vĩ đại. Charlemagne là cháu của Charles Martel, thủ lĩnh người Frank đã từng đánh đuổi quân Ả Rập ra khỏi vương quốc Merovingian của người Frank. Các vua dịng Merovingian lúc đó khơng giỏi gì việc trị nước cả. Họ thường để râu tóc dài, cả ngày khơng làm gì ngồi ngồi trên ngai vàng và lặp lại lời của các quan cố vấn. Họ dùng xe bị để đi lại như nơng dân đến những buổi hội họp. Việc cai trị đất nước lúc đó thực chất do gia đình của Charles Martel nắm giữ. Với Pepin, cha của Charlemagne thì việc làm cố vấn cho nhà vua vẫn là chưa đủ. Mặc dù đã có trong tay quyền lực thực sự, Pepin còn muốn có cả tước hiệu chính thức nữa. Thế là Pepin lật đổ vua dòng
Merovingian và lên ngôi vua của người Frank. Vương quốc của Pepin lúc đó chỉ là phần phía tây của nước Đức ngày nay và phần phía Đơng của nước Pháp.
Nhưng em cũng đừng tưởng đó là một vương quốc ổn định, có tổ chức với chính quyền quan lại và quân lính. Vương quốc này khác xa với đế quốc La Mã. Bởi lúc đó dân chúng khơng thống nhất như thời trước nữa. Dân chúng trong vương quốc bao gồm nhiều bộ lạc, có tiếng nói và phong tục tập quán khác nhau. Cũng như người Dorian và người Ionian ở Hy Lạp, họ khơng ưa gì nhau lắm.
Những người đứng đầu các bộ lạc này được gọi là các công tước - duke, theo từ ducere trong
tiếng Latin, có nghĩa là dẫn đầu vì mỗi khi cầm quân đi đánh nhau họ luôn đi đầu tiên. Vùng đất của cơng tước thì được gọi là cơng quốc - duchy. Ở Đức lúc đó có nhiều cơng quốc của những bộ lạc khác nhau chẳng hạn như công quốc của người Barvarian, người Swabian và người Alemanni. Nhưng công quốc mạnh nhất là của người Frank. Nhờ lôi kéo được sự ủng hộ của những bộ lạc chung quanh trong các cuộc chiến mà người Frank có nhiều quyền lực. Charlemagne đã tận dụng ưu thế này khi ông lên ngôi vua vào năm 768.
Đầu tiên ông thu tóm cả nước Pháp. Kế tiếp ơng hành qn qua dãy Alps, đến Ý, nơi ta từng kể với em là người Lombard đã đến đánh chiếm và định cư ở đó vào cuối Thời di cư. Ơng đuổi vua người Lombard đi và trao quyền cai trị vùng đất này cho Giáo hồng - người được ơng bảo trợ mãi về sau. Sau đó ơng lại hành qn sang Tây Ban Nha để đánh đuổi người Ả Rập nhưng khơng ở lại lâu tại đó.
Bấy giờ sau khi bành trướng vương quốc về phía nam và phía tây, Charlemagne chuyển hướng sang phía đơng. Những đồn qn du mục từ châu Á lại xuất hiện. Lần này là người Avar, gần giống với người Hung Nơ nhưng khơng có được một thủ lĩnh xuất sắc như Attila. Họ đã xâm chiếm được vùng đất gần lãnh thổ nước Áo ngày nay. Doanh trại của họ luôn được dựng lên vững chắc với nhiều hào sâu. Đánh bại được họ quả là không dễ dàng. Quân của Charlemagne chiến đấu với người Avar ròng rã suốt tám năm mới giành được chiến thắng cuối cùng. Cuộc chiến này cũng xóa sổ nhiều vương quốc của các bộ lạc riêng lẻ. Người Slav trước đó từng có một vương quốc riêng, mặc dù còn lộn xộn hơn cả vương quốc của người Frank. Charlemagne dẫn quân chiếm ln vương quốc này, sáp nhập qn lính của họ và bắt họ phải cống nạp hàng năm. Trong những cuộc chinh phục của mình, Charlemagne khơng một phút nào qn đi mục đích mà ơng đã đặt ra từ đầu. Đó là thống nhất tất cả các bộ lạc người Giéc-manh, hợp các công quốc về một mối dưới quyền cai trị của ông và qui tụ họ thành một dân tộc duy nhất.
Lúc bấy giờ nửa phía Đơng của nước Đức vẫn chưa nằm dưới quyền kiểm sốt của người Frank. Sống ở đó là người Saxon, một bộ lạc hiếu chiến khơng thua gì các bộ lạc Giéc-manh ở thời của người La Mã. Thời đó họ vẫn cịn là những người ngoại đạo, khơng hề muốn dính dáng gì đến Cơ Đốc giáo cả. Tự cho mình là người đứng đầu Cơ Đốc giáo, Charlemagne suy nghĩ và tính tốn khơng khác là bao so với những tín đồ Hồi giáo dùng vũ lực để chinh phục và cải đạo. Charlemagne đối đầu với Widukind, thủ lĩnh người Saxon trong suốt nhiều năm. Người Saxon vừa đầu hàng hơm trước thì hơm sau tấn cơng trở lại. Charlemagne cứ thế phải quay lại dập tắt những cuộc nổi dậy. Cuối cùng thì người Saxon cũng chấp nhận đi theo Charlemagne lên đường chinh phục những vùng khác. Nhưng vào trận chiến thì họ quay sang tấn công quân của người Frank. Họ đã phải trả một cái giá thật đắt: Charlemagne ra lệnh giết chết bốn ngàn người Saxon
để trừng phạt họ. Những người Saxon cịn lại chấp nhận cải đạo mà khơng kháng cự gì nhưng hẳn là phải một thời gian khá lâu sau đó họ mới thấy đồng cảm được với tơn giáo mới của mình. Đến đây quyền lực của Charlemagne đã rất mạnh. Nhưng như ta đã kể với em, ông không chỉ giỏi chinh phục mà cịn biết cách cai trị và coi sóc dân chúng. Ơng rất coi trọng trường học. Bản thân ông không ngừng học hỏi cả đời. Ơng nói được tiếng Latin, tiếng Đức và hiểu tiếng Hy Lạp. Ơng u thích tất cả các mơn tự nhiên cũng như xã hội của thế giới cổ đại. Ơng cịn học cả thuật hùng biện và thiên văn từ các tu sĩ Ý và Anh. Tuy nhiên chuyện cũ kể rằng Charlemagne viết rất khó khăn vì đơi bàn tay ơng chỉ quen với việc cầm gươm chiến đấu hơn là cầm bút lông viết những nét cong lượn.
Charlemagne rất thích săn bắn và bơi lội. Thơng thường ơng ăn mặc rất giản dị. Dưới tấm áo chẽn lụa ông mặc một chiếc áo ngắn bằng vải lanh, quần dài và mang ủng. Mùa đơng thì thêm một chiếc áo lơng và khốc tấm chồng màu xanh. Lúc nào ông cũng giắt theo một cây gươm có chi bằng vàng hay bạc ngay thắt lưng. Chỉ vào dịp đặc biệt Charlemagne mới mặc áo chồng thêu chỉ vàng, đi hài đính ngọc, đeo trâm vàng cài áo và đội mũ miện cũng bằng vàng gắn đá quý. Thường đó là lúc ơng đón tiếp các sứ thần tại cung điện Aachen. Lúc đó ơng thật oai nghiêm đường bệ, như em cũng có thể hình dung được. Sứ thần đến từ mọi nơi trên vương quốc của Charlemagne, có nghĩa là từ vùng đất thuộc lãnh thổ nước Pháp, Đức, Ý ngày nay, từ những vùng đất của người Slav và cả từ Áo nữa.
Charlemagne để tâm đến tất cả mọi việc xảy ra trên vương quốc của mình và đảm bảo mệnh lệnh truyền đi thật chính xác. Ơng đặt ra quan tịa, cho sưu tầm và ghi lại luật pháp. Ông bổ nhiệm các giám mục và thậm chí cịn cố định giá cả lương thực. Nhưng mối quan tâm lớn nhất của Charlemagne vẫn là làm thế nào để thống nhất các dân tộc người Giéc-manh. Ơng khơng chỉ muốn cai trị các công tước từ nhiều vùng. Ông muốn nhập tất cả lại thành một vương quốc duy nhất và thật hùng mạnh. Cơng tước nào chống đối lại ý định đó đều bị phế bỏ danh hiệu. Đáng chú ý là ngay từ thời đó, khi nói đến ngơn ngữ của các bộ lạc người Giéc-manh, người ta đã thơi nói đến tiếng Frank, tiếng Bavaria, tiếng Alemanni hay tiếng Saxon. Thay vào đó người ta gọi tất cả những thứ tiếng đó là tiếng ‘thiudisk’, tức là tiếng Đức.
Vì quan tâm đến tất cả những gì thuộc về người Giéc-manh, Charlemagne cho ghi lại mọi bài ca cổ xưa về các anh hùng, những câu chuyện kể còn lại từ Thời di cư. Những tác phẩm đó kể lại câu chuyện của Theodoric (về sau còn gọi là Dietrich xứ Berne), chuyện của Attila hay còn gọi là Etzel - vua Hung Nô, chuyện về Siegfried dũng sĩ giết rồng cuối cùng bị kẻ phản trắc Hagen đâm chết. Nhưng những câu chuyện này cũng dần dần mai một đi và cho đến ngày nay ta chỉ còn lại những dị bản còn giữ được từ bốn trăm năm sau đó.
Charlemagne khơng chỉ tự nhận mình là vua của người Giéc-manh, lãnh chúa của người Frank mà còn là người bảo hộ của đạo Cơ Đốc. Giáo hoàng ở Rome, người từng được Charlemagne bảo vệ trước quân Lombard dường như cũng đồng ý với ông. Đêm Giáng Sinh năm 800, khi ông đang quỳ gối cầu nguyện ở Nhà thờ Thánh Peter ở Rome, Giáo hoàng bỗng tiến đến và đặt lên đầu nhà vua một chiếc mũ miện. Rồi Giáo hồng và những giáo dân quanh đó quỳ xuống trước nhà vua và tuyên bố Charlemagne là Hoàng đế mới của La Mã, được Thiên Chúa lựa chọn để gìn giữ nền hịa bình của đế chế. Lúc đó hẳn ơng phải ngạc nhiên lắm vì ơng hồn tồn khơng biết trước sự sắp đặt này. Nhưng bấy giờ vương miện đã ở trên đầu Charlemagne. Thế là ơng trở
thành Hồng đế người Giéc-manh đầu tiên của đế quốc sau này được gọi tên là Thánh chế La Mã.
Sứ mệnh của Charlemagne là khôi phục thế lực và sự huy hồng của Đế chế La Mã ngày trước. Có điều lần này những người cai trị đế chế là người Giéc-manh theo đạo Cơ Đốc, về sau trở thành những người đứng đầu của cả thế giới Cơ Đốc. Đây cũng chính là mục đích và tham vọng của Charlemagne và của rất nhiều hoàng đế người Giéc-manh về sau. Nhưng thành tích của họ chưa bao giờ sánh được với ơng.
Các đoàn sứ giả khắp nơi đổ về để cống nạp. Hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã ở tận Constantinople không phải là người duy nhất muốn kết thân với Hoàng đế của Thánh chế La Mã. Hoàng thân Ả Rập, vua Hồi Harun al-Rashid mãi tận Lưỡng Hà cũng có cùng ý muốn đó. Hồng thân gởi tặng Charlemagne vô số quà quý: nào là những bộ áo choàng lộng lẫy, những loại hương liệu hiếm, voi, và cả đồng hồ nước mà người Frank chưa bao giờ trơng thấy. Để lấy lịng Charlemagne, Harun al-Rashid cịn cho phép người Cơ Đốc giáo hành hương về thăm mộ của Chúa Jesus ở Jerusalem mà khơng gây phiền hà gì. Lúc đó Jerusalem nằm trong tay người Ả Rập.
Tất cả là nhờ trí thơng minh, năng lực và quyền uy vơ song của Hoàng đế Charlemagne. Sau khi ông chết đi, năm 814, Thánh chế cũng theo đó mà tan rã. Ba người cháu của Charlemagne chia nhau trị ba vùng, tương ứng với nước Đức, Pháp và Ý ngày nay.
Trên mảnh đất ngày trước từng thuộc về Đế chế La Mã, các ngôn ngữ Latin như tiếng Pháp và tiếng Ý tiếp tục được sử dụng. Nhưng ba vương quốc sau khi bị tách rời không bao giờ thống nhất lại nữa. Những công tước người Giéc-manh cũng nổi dậy đòi quyền tự trị trên cơng quốc của mình. Người Slav cũng nhân cơ hội Charlemagne khơng cịn nữa để tuyên bố tự do và lập ra một vương quốc hùng mạnh với nhà vua đầu tiên là Svatopluk.
Những trường học mà Charlemagne đã cho dựng nên cũng dần biến mất. Việc đọc và viết cũng trở nên mai một và chỉ còn duy trì trong một số tu viện hẻo lánh. Những bộ lạc Giéc-manh liều lĩnh từ phương Bắc - người Norman và người Đan Mạch cùng với những chiếc tàu chiến Viking tràn xuống cướp bóc và phá hủy khơng thương tiếc những thành phố ven biển. Đội quân của họ gần như không thể bị đánh bại. Họ lập ra những vương quốc ở phía đơng, gần với người Slav và ở phía tây bên bờ biển của nước Pháp ngày nay. Tên của vùng Normandy trên bản đồ Pháp cũng từ đây mà ra.
Cho đến gần cuối thế kỷ thì Thánh chế La Mã của người Giéc-manh, thành tựu vĩ đại của Charlemagne đã khơng cịn nữa. Thậm chí đến cả tên gọi cũng khơng cịn.