Thời của hiệp sĩ như những câu chuyện cổ tích vậy phải không em, đầy màu sắc và những cuộc phiêu lưu hấp dẫn.
Bấy giờ nước Đức nằm dưới sự cai trị của một dịng họ hiệp sĩ mới. Đó là dịng Hohenstaufen, cũng là tên của lâu đài nơi họ sống. Hoàng đế Frederick I là người của dịng họ này. Người Ý thường gọi ơng bằng biệt danh Barbarossa, có nghĩa là ‘râu đỏ’ vì ơng có một bộ râu màu đỏ rực rất đẹp. Có lẽ em đang tự hỏi tại sao một hoàng đế người Đức lại được lịch sử ghi nhớ với một cái tên Ý. Đơn giản vì ơng sống ở Ý một thời gian khá dài và những câu chuyện đáng nhớ nhất của ông đều xảy ra trên đất Ý. Barbarossa đến Ý khơng phải chỉ vì đó là nơi ở của Giáo hồng - người có quyền tấn phong Hồng đế La Mã. Ơng thực ra cịn muốn cai trị cả Ý, bởi vì lúc đó ơng rất cần tiền. ‘Thế tại sao Barbarossa không thu tiền ở Đức chẳng hạn?’ Ta biết rằng kiểu gì em cũng hỏi vậy. Khơng được em ạ, bởi đơn giản lúc đó ở Đức hầu như chẳng có tiền bạc gì cả. Có khi nào em tự hỏi tại sao con người cần tiền bạc hay không? ‘Đương nhiên là để sống rồi!’ Chắc em sẽ trả lời vậy phải không. Nhưng không hẳn là vậy đâu em ạ. Tiền bạc không phải là thứ ăn được. Người ta ăn bánh mì và các loại thức ăn khác để sống. Những người trồng lúa và tự làm bánh hoặc làm ra gạo có thể sống không cần tiền, như Robinson Crusoe vậy. Người nào nhận cống nộp lúa gạo hay bánh mì thì cũng khơng cần tiền để sống. Vậy nên ở Đức lúc đó nơng nơ cày ruộng, làm ra bánh mì và nộp một phần mười sản phẩm của họ cho các hiệp sĩ và tu sĩ, tức là giới địa chủ.
‘Nhưng như thế thì nơng dân làm sao mua được lưỡi cày, áo quần hay ách buộc trâu bị?’ Họ vẫn có được những thứ đó nhờ trao đổi hàng hóa. Nếu giả sử một người nơng dân có một con bị nhưng lại muốn có sáu con cừu để lấy len sợi làm áo khốc thì người này sẽ tìm cách đổi chác với người hàng xóm của mình. Ơng nơng dân nói trên có thể làm thịt con bị đi, rồi ngồi cả buổi chiều mùa đông đục đẽo hai cái sừng bò thành hai chiếc cốc uống rượu thật đẹp để đem một chiếc đổi lấy một ít sợi lanh do người hàng xóm trồng được. Sau đó vợ ơng ta sẽ dùng sợi lanh đó để dệt thành một chiếc áo khốc. Nhờ đổi chác hàng hóa như vậy mà người Đức lúc đó khơng cần tiền bạc gì vẫn sống được, một phần vì hầu hết họ là nông dân hay địa chủ. Các tu viện cũng không cần đến tiền bạc nhờ có nhiều đất đai do những người mộ đạo hiến tặng.
Ngoài những cánh rừng bao la, những đồng cỏ nhỏ, vài làng mạc, lâu đài và tu viện thì hầu như chẳng có gì khác trên vương quốc Đức rộng lớn thời đó. Tức là khơng có kinh thành nào, nơi người ta thật sự cần tiền bạc.
Những người thợ đóng giày, người bn vải và các thầy ký không thể nào ăn giày dép, vải vóc hay giấy mực được. Họ cũng cần ăn bánh mì để sống. Nhưng em có hình dung được đi đến chỗ người đóng giày để đặt mua một đơi rồi trả cơng bằng một ổ bánh mì hay khơng? Mà giả sử em khơng phải là người bán bánh thì em sẽ lấy bánh mì ở đâu ra? Đương nhiên là ở lị bánh mì.
Đúng rồi, nhưng mà em sẽ lấy gì trả cho người bán bánh đây? Em có thể làm công giúp họ nướng bánh. Nhưng nếu họ khơng cần em giúp thì sao? Hay giả sử trước đó em đã hứa giúp người bán rau củ rồi thì sao? Em thấy đó, nếu chỉ được đổi chác hàng hóa thì cuộc sống của dân thành thị sẽ trở nên rối rắm vô cùng.
Vì vậy mà mọi người ở thành thị tìm cách chọn ra một thứ gì đó dùng làm phương tiện trao đổi, với điều kiện là nó phải được nhiều người chấp nhận, dễ di chuyển, không bị hư hỏng hoặc mất giá trị nếu đem cất đi. Cuối cùng người ta quyết định chọn kim loại, mà cụ thể là vàng hay bạc. Có một thời tất cả tiền đều làm bằng kim loại và những người giàu có đi đâu cũng rủng rỉnh một túi nặng trĩu đồng vàng đeo dưới thắt lưng. Bấy giờ em có thể dùng tiền trả cho người đóng giày, để họ có thể mua bánh mì. Người bán bánh mì lại dùng tiền đó để trả cho người nơng dân bán bột. Người nơng dân như vậy là có tiền để mua một cái cày mới. Người nơng dân có thể chẳng tìm được cày để đổi với những người láng giềng.
Tuy nhiên ở Đức vào Thời hiệp sĩ có rất ít thành thị, nên người Đức hầu như khơng cần dùng tiền. Trong khi đó ở Ý tiền đã được sử dụng từ thời La Mã. Ý từ lâu đã có những thành phố đơng đúc với những nhà bn giàu có lúc nào cũng rủng rỉnh túi tiền và trong nhà thì cất những hịm đầy tiền.
Những thành phố như vậy thường ở gần bờ biển, chẳng hạn như Venice, trên một chuỗi các hòn đảo nhỏ vốn là nơi trú ẩn của những người chạy trốn qn Hung Nơ. Ngồi ra cịn có những thành phố cảng lớn khác như Genoa và Pisa, nơi có những con tàu vượt biển và trở về từ phương Đông với vải vóc lụa là, hương liệu quý và những loại vũ khí độc đáo. Những hàng hóa này được bán cho các nhà buôn ngay tại cảng. Các nhà buôn mang hàng về những thành phố nằm sâu trong nội địa để bán lại, chẳng hạn như Florence, Verona hay Milan. Vải vóc khi đó lại được may thành áo quần, cờ phướn hay lều trại, rồi lại được đem bán sang Pháp. Thủ đơ Paris khi đó đã có hơn một trăm ngàn dân. Hàng hóa cũng được chuyển đến cả Anh và Đức. Nhưng ít hàng được chuyển đến Đức hơn vì người Đức khơng có nhiều tiền để trả.
Dân thành thị ngày càng giàu có và khơng ai có quyền sai khiến họ được bởi vì họ không phải là nông dân, cũng không nằm trong thái ấp của ai cả. Nhưng mặt khác vì khơng ai ban phát đất đai cho họ nên họ cũng không phải là địa chủ. Họ tự làm chủ cuộc sống của mình, giống như người ở thời cổ đại. Họ có tịa án, luật pháp riêng và có quyền tự do, sống độc lập ở thành phố của mình cũng như các tu sĩ và hiệp sĩ. Những người như thế (được gọi là dân thành thị - burgher ở Đức hay tư sản - bourgeoisie ở Pháp), làm nên Tầng lớp thứ ba (Hai tầng lớp kia là tu sĩ và quý tộc, cịn nơng dân thì khơng được tính đến).
Lại nói chuyện hồng đế Barbarossa, người rất cần tiền vào lúc đó. Vì là hồng đế của Thánh chế La Mã, Barbarossa muốn thực sự nắm quyền cai trị Ý và đòi dân ý phải nộp thuế. Đương nhiên là dân Ý khơng chịu cống nộp gì cả. Họ quen với việc sống tự do và khơng dễ từ bỏ lối sống đó. Vậy là năm 1158 Barbarossa kéo quân qua dãy Alps đến Ý. Rồi ông cho triệu tập những luật gia nổi tiếng nhất và trịnh trọng tuyên bố rằng với cương vị là hoàng đế Thánh chế La Mã, là người kế vị hợp pháp của các hoàng đế La Mã xa xưa, ơng có tồn quyền như các hồng đế trước đó một ngàn năm.
Người Ý không thèm để ý đến tun bố đó. Họ vẫn khơng chịu nộp thuế. Vậy là Barbarossa liền dẫn quân tấn công họ, mà cụ thể là đánh thành Milan, trung tâm của sự nổi loạn. Chuyện kể lại
rằng Barbarossa nổi giận đến mức thề rằng ông sẽ không đội mũ miện cho đến khi nào thành Milan chịu phục tùng ông. Và ông đã giữ đúng lời thề đó. Khi thành Milan bị hạ gục và phá hủy hồn tồn ơng mới mở một buổi tiệc và cùng hoàng hậu xuất hiện trong hồng phục và vương miện.
Nhưng chỉ cần ơng quay về Đức thì những cuộc nổi dậy lại tiếp tục nổ ra. Người Milan đã tự xây lại thành phố của mình và khơng chấp nhận một kẻ cai trị người Đức. Tổng cộng Barbarossa phải mở đến sáu chiến dịch tấn cơng Ý nhưng tiếng tăm của ơng thì lúc nào cũng trội hơn thắng lợi đạt được.
Barbarossa thực sự là một ơng vua điển hình. Ơng rất mạnh mẽ, cả về thể lực lẫn trí lực. Ơng cịn rất hào phóng và biết cách tổ chức yến tiệc linh đình. Ngày nay chúng ta hầu như khơng cịn tổ chức tiệc kiểu này nữa. Cuộc sống hằng ngày lúc đó có thể rất tẻ nhạt với cuộc sống của ta hiện hay, nhưng một yến tiệc đúng nghĩa thời đó thì đúng là vượt ngồi sức tưởng tượng. Yến tiệc thường rất hồnh tráng đến mức khó tả, gần với truyện cổ tích hơn là đời thực. Barbarossa tổ chức một yến tiệc như vậy ở Mainz nhân dịp con trai của ông được phong hiệp sĩ vào năm 1181. Bốn mươi ngàn hiệp sĩ cùng với cận vệ và người hầu được mời đến. Họ ở trong những lều trại sặc sỡ cịn hồng đế và các con trai thì ở trong lều lớn nhất làm bằng lụa và dựng ngay ở giữa. Bò và lợn rừng nguyên con và vô số gà vịt được quay chín trên những đống lửa ngồi trời. Người người đổ về từ khắp nơi, ăn vận đủ kiểu - nào là nghệ sĩ tung hứng, nghệ sĩ nhào lộn rồi ca sĩ hát rong lang thang trình diễn suốt đêm. Cảnh tượng đó hẳn rất thú vị.
Rồi hồng đế biểu diễn võ công bằng cách đấu kiếm với các con trai trong khi các nhà quý tộc chăm chú đứng xem. Một yến tiệc như vậy thường kéo dài đến vài ngày. Cho đến khi tiệc tùng xong xuôi các ca sĩ hát rong vẫn cịn chưa thơi ngân nga tiếc rẻ.
Barbarossa là hiệp sĩ thực thụ và cũng từng tham gia vào cuộc thập tự chinh. Đó là cuộc thập tự chinh lần thứ ba vào năm 1189. Vua Richard của Anh quốc và vua Philip ở Pháp cũng cùng đi vào dịp đó. Họ đi bằng đường biển. Barbarossa lại chọn đi đường bộ và cuối cùng chết đuối trên một con sông ở Tiểu Á.
Cháu nội của Barbarossa là Frederick II dòng Hohenstaufen cịn ấn tượng hơn cả ơng nội mình. Đó là một vị vua mạnh mẽ và đáng khâm phục. Frederick II lớn lên ở Sicily. Lúc ơng cịn rất nhỏ thì trong hồng gia Đức xảy ra những cuộc tranh cãi về người kế vị. Người thì ủng hộ con trai út của Barbarossa là Philip lên ngơi. Người thì cho rằng Otto nhà Welf mới xứng đáng. Những gia đình vốn đã khơng ưa gì nhau nay lại càng xung khắc. Nếu ai đó ủng hộ Philip thì lập tức người hàng xóm sẽ quay sang ủng hộ Otto. Truyền thống đố kỵ này tồn tại suốt nhiều năm, người Ý gọi đó là cuộc đối đầu của hai nhà Guelphs và Ghibellines, một bên thân giáo hồng cịn một bên ủng hộ hồng đế. Sự đối đầu vẫn cịn tiếp diễn rất lâu cả sau khi Philip và Otto đã qua đời.
Trong lúc đó Frederick ngày một trưởng thành ở Sicily. Hoàng tử lớn lên cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Người đỡ đầu của Frederick chính là Giáo hồng Innocent III, một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử. Innocent III đã làm được điều mà giáo hoàng Gregory VII chưa làm xong khi phải đối đầu với vua Henry IV. Giáo hồng Innocent III lúc đó thực sự là thủ lĩnh tối cao của thế giới Cơ Đốc. Ông là một người cực kỳ thơng minh và hiểu biết. Ơng đã cai trị tất cả, không chỉ những người đứng đầu Giáo hội mà cịn hết thảy các bậc vương tơn châu Âu. Quyền lực của ông vươn ra tận Anh quốc. Khi vua John của người Anh không tuân lệnh của ông, Innocent III đã biến vua John thành người bị tuyệt thông bằng cách cấm không cho bất kỳ linh mục nào làm thánh lễ trên đất Anh. Những quý tộc người Anh rất giận dữ và phủ nhận mọi quyền lực của nhà vua. Năm 1215 vua John phải tuyên thệ long trọng rằng ông sẽ không bao giờ đi ngược lại ý muốn của giới quý tộc. Đây cũng chính là nội dung của hiến chương Magna Carta, bản hiến chương được vua John đóng dấu chấp nhận. Theo đó vua ban cho các nam tước một loạt quyền lợi mà cho đến nay trở thành quyền công dân của Anh. Nhưng nước Anh vẫn phải nộp thuế và cống nạp cho Giáo hồng Innocent III vì thế lực của Giáo hồng q lớn.
Frederick II nhà Hohenstaufen khơng chỉ thơng minh kiệt xuất mà cịn là một người dễ mến. Để nhận ngôi vua của người Đức ông đã khởi hành từ Sicily, gần như đơn thương độc mã phiêu lưu qua lãnh thổ nước Ý, vượt qua những dãy núi ở Thụy Sĩ để đến Constance. Nhưng đến nơi thì Frederick nghe tin rằng đối thủ Otto cũng đang tiến về phía mình, với cả một đội qn lớn. Tình hình gần như là vơ vọng. Nhưng những người dân thành Constance chỉ mới gặp Frederick mà đã rất q mến ơng đến nỗi họ cùng nhau đóng cửa thành. Otto đến nơi khơng làm gì được phải quay trở lại.
Frederick cịn chiếm được cảm tình của tất cả cơng tước người Đức, và bỗng nhiên trở thành một người đứng đầu đầy uy quyền, bá chủ của tất cả các nước chư hầu của Đức và Ý. Và rồi hai thế lực lại đối đầu, như thời Giáo hoàng Gregory VII và vua Henry IV. Nhưng Frederick không phải là Henry. Ơng khơng đi đến Canossa và ơng cũng khơng có ý định van xin Giáo hồng. Cũng như Giáo hồng Innocent III ơng tin rằng sứ mệnh của mình là thống trị cả thế giới. Frederick biết tất cả những điều Innocent biết, dù sao Innocent cũng từng là người bảo trợ của Frederick. Ơng cũng có được những hiểu biết của người Đức vì đó chính là q cha đất tổ của ơng. Và cuối cùng ơng cịn có được những kiến thức của người Ả Rập vì ơng lớn lên ở Sicily. Ơng sống một thời gian khá lâu ở Sicily, nơi ông tha hồ học mọi thứ.
Đây là lãnh địa đế quốc hùng mạnh của người Mông Cổ hiếu chiến khi họ đe dọa toàn thể châu Âu sau cuộc triệt hạ Breslau.
Sicily từng nằm dưới tay của rất nhiều dân tộc: người Phoenecia, người Hy Lạp, người Carthage, người La Mã, rồi đến người Ả Rập, người Norman, người Ý và cả người Đức. Khơng lâu sau đó thì đến lượt người Pháp. Phần nào Sicily giống như câu chuyện về tháp Babel vậy. Nhưng thay vì khơng ai hiểu ai thì Frederick lại nắm lấy cơ hội để hiểu biết tất cả. Ơng khơng chỉ biết nhiều thứ tiếng mà cịn nắm được nhiều kiến thức. Ơng vừa làm thơ hay lại vừa săn bắn giỏi. Ơng cịn viết cả một cuốn sách về thuật săn bắn bằng chim ưng vì thời đó người ta thường đi săn kiểu này.
Nhưng trên hết Frederick hiểu biết thơng suốt về tơn giáo. Chỉ có duy nhất một điều ơng không thể hiểu được là tại sao người ta luôn phải đánh nhau. Frederick rất thích trị chuyện với những học giả uyên thâm người Hồi giáo, mặc dù ông theo đạo Cơ Đốc. Việc này làm cho giáo hoàng hết sức giận dữ. Giáo hồng lúc đó là Gregory, có thế lực ngang ngửa nhưng lại khơng thơng thái bằng người tiền nhiệm Innocent III của mình. Gregory lệnh cho Frederick phải làm một cuộc thập tự chinh bằng mọi giá. Nếu Frederick dám từ chối thì sẽ bị tuyệt thông. Cuối cùng thì Frederick cũng lên đường thập tự chinh. Nhưng trong khi các cuộc thập tự chinh khác giành chiến thắng bằng những hy sinh mất mát vô kể thì Frederick lại khơng mất gì cả. Cuối cùng những tín đồ Cơ Đốc được phép hành hương về Ngôi mộ cổ mà khơng sợ bị tấn cơng. Em có đốn được ông làm việc đó như thế nào không? Frederick đơn giản chỉ ngồi xuống nói chuyện