Hai thành phố nhỏ trên một hòn đảo

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 38 - 42)

nhỏ

Như ta đã kể với em, vào thời chiến tranh Ba Tư, Hy Lạp chỉ là một bán đảo nhỏ, trên đó rải rác những thành phố tấp nập người mua kẻ bán, những dãy núi cằn cỗi và những cánh đồng đầy đá, chỉ đủ ni sống một số ít dân số. Và em chắc cũng cịn nhớ người Hy Lạp bao gồm nhiều bộ lạc nhỏ, trong đó đơng nhất là người Dorian ở phía nam, người Ionian và Aeolian ở phía bắc. Những bộ lạc này thực ra không khác nhau nhiều lắm, cả về dáng vẻ bên ngồi và ngơn ngữ. Họ nói tiếng địa phương khác nhau nhưng nếu muốn, họ vẫn có thể hiểu được nhau. Nhưng thường thì họ chẳng muốn hiểu nhau tí nào. Tuy là hàng xóm láng giềng nhưng họ khơng hề hịa thuận. Suốt ngày họ đùa cợt, trêu chọc và ganh ghét lẫn nhau. Hy Lạp lúc đó khơng có một vua hay nhà nước thống nhất. Mỗi thành phố thực ra là một quốc gia nhỏ.

Nhưng vẫn có một thứ có thể gắn kết hết thảy người Hy Lạp: tôn giáo và thể thao. Sở dĩ ta nói ‘một thứ’ bởi vì nghe thì có vẻ lạ, nhưng với người Hy Lạp, tôn giáo và thể thao không hề tách biệt mà lại liên hệ vơ cùng chặt chẽ. Ví dụ, để tưởng niệm thần Zeus - chúa tể của các vị thần, người Hy Lạp tổ chức thi đấu thể thao bốn năm một lần tại đồng bằng Olympia - nơi có đền thờ thần Zeus.

Ngồi những ngơi đền lớn, Olympia cịn có một sân vận động và cứ thế, bốn năm một lần, người Hy Lạp, dù là người Dorian, người Ionian, người Sparta hay người Athens, đều đến đây để thi tài chạy, ném đĩa, ném lao, vật tay và đua xe ngựa. Đối với người Hy Lạp, chiến thắng trên đỉnh Olympia là vinh quang lớn nhất của đời người. Giải thưởng cho người thắng cuộc chỉ đơn giản là một vịng hoa đội đầu kết từ những nhánh ơ-liu dại. Thế nhưng vinh dự được giải thì lớn vơ cùng vì sau đó những nhà thơ nổi tiếng nhất sẽ làm thơ ca ngợi họ, những nhà điêu khắc sẽ tạc tượng họ đặt tại Olympia mãi mãi. Những bức tượng này tái hiện lại cảnh các nhà vô địch ngồi trên cỗ xe đua, đang ném đĩa hay xoa dầu lên cơ thể trước trận đấu. Nhiều bức tượng như thế cịn lại đến ngày nay. Có khi trong viện bảo tàng gần nhà em cũng có một bức.

Cuộc thi đấu thể thao tại Olympia (nguồn gốc của Thế vận hội Olympic về sau) được tổ chức bốn năm một lần và hầu hết người Hy Lạp tham dự, nên họ có một cách tính ngày tháng cho thuận tiện. Dần dần cách này được áp dụng trên toàn cõi Hy Lạp. Cũng tương tự như việc dùng năm Chúa Jesus sinh ra - Công nguyên làm mốc thời gian khi ta nói bao nhiêu năm trước hay sau Cơng ngun, người Hy Lạp nói lúc đó là Olympic lần thứ bao nhiêu. Olympic lần thứ nhất là vào năm 776 trước Công nguyên. Ta đố em Olympic lần thứ mười là vào năm nào? Nhớ rằng Olympic được tổ chức bốn năm một lần.

Nhưng Olympic không phải là thứ duy nhất gắn kết tất cả người Hy Lạp. Họ cịn có một đền thờ khác cũng khơng kém phần quan trọng. Đó là đền thờ ở Delphi, để thờ thần mặt trời Apollo và có một đặc điểm rất thú vị. Cũng như ở nhiều vùng có núi lửa, trên mặt đất ở đây có một khe nứt ngày đêm có chất khí lạ thốt ra. Nếu hít phải khí này thì đầu óc chúng ta sẽ mụ mị và ta sẽ dần chuyển sang trạng thái như say rượu hoặc mê sảng đến nỗi liên tục lảm nhảm những lời vô nghĩa.

Thế mà với người Hy Lạp, những lời nói vơ nghĩa đó lại rất kỳ bí, người Hy Lạp cho rằng lúc đó thần thánh mượn miệng người trần để nói. Vậy là họ chọn một cô gái làm thầy cúng, đặt tên là Pythia và cho ngồi trên một cái kiềng ba chân đặt ngay trên vết nứt để những thầy cúng khác đi quanh, lắng nghe những lời lảm nhảm vơ nghĩa của cơ gái đó và suy đốn tương lai.

Đền thờ này còn được gọi là đền thờ Oracle ở Delphi. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống người Hy Lạp từ mọi miền hành hương về Delphi để hỏi ý thần Apollo. Câu trả lời thường rất mập mờ và muốn suy diễn kiểu gì cũng được. Cho đến ngày nay, trong tiếng anh tính từ ‘oracular’ (bắt nguồn từ danh từ ‘Oracle’) - vẫn được dùng để miêu tả một câu trả lời mơ hồ khó hiểu.

Bây giờ ta sẽ đến thăm hai thành phố quan trọng nhất của Hy Lạp là Sparta và Athens. Chúng ta đã biết sơ qua về người Sparta: họ có nguồn gốc từ người Dorian, khi đến Hy Lạp khoảng năm 1100 trước Công nguyên, họ biến dân bản xứ thành nô lệ và bắt họ lao động khổ sai trên mảnh đất đó. Nhưng nơ lệ lúc đó nhiều hơn chủ và nỗi lo bạo loạn làm cho người Sparta vơ cùng cảnh giác, vì họ khơng muốn phải đi lang thang tìm chỗ ở mới một lần nữa. Đối với người Sparta, trên đời chỉ có duy nhất một mục đích: khỏe mạnh để chiến đấu, sẵn sàng vùi đập bất cứ cuộc nổi loạn nào của nô lệ và bảo vệ dân tộc của mình.

Họ hầu như khơng nghĩ đến điều gì khác. Người sáng lập ra luật lệ của họ là vua Lycurgus hiểu rõ điều này. Trẻ sơ sinh người Sparta nếu q yếu đuối và ít có khả năng trở thành chiến binh sẽ bị giết ngay khi vừa sinh ra. Em bé nào khỏe mạnh thì phải rèn luyện cho mạnh hơn nữa. Từ nhỏ, người Sparta phải luyện tập từ sáng sớm đến tối mịt, phải học cách chịu đựng đau đớn, đói khát, lạnh lẽo và tuyệt đối khơng được hưởng thụ bất cứ điều gì. Những em bé trai bị đánh đập để rèn luyện khả năng chịu đau đớn. Ngày nay từ ‘spartan’ trong tiếng Anh vẫn được dùng như tính từ chỉ sự rèn luyện khắc khổ. Và sự rèn luyện đó đúng là có tác dụng, như em đã biết tại Thermopylae năm 480 trước Công nguyên, người Sparta thà chịu bị giết sạch chứ quyết không bỏ chạy. Biết cách chết trong danh dự như vậy thật không dễ dàng.

Biết cách sống ra sao cho tốt, có lẽ cịn khó hơn nữa. Đây cũng là mục đích sống của người Athens. Họ khơng tìm kiếm một cuộc sống dễ dàng và quá nhàn hạ. Họ muốn sống thật ý nghĩa. Sống sao cho khi chết đi họ vẫn có thể để lại điều gì đó cho những thế hệ sau. Rồi em sẽ thấy họ thành công như thế nào.

Nếu không sống trong lo sợ nguy cơ nổi loạn từ những nơ lệ, người Sparta có lẽ đã khơng trở nên gan dạ và hiếu chiến như vậy. Người Athens thì khác, họ có ít thứ để sợ hơn và họ khơng chịu áp lực như người Sparta. Cuộc sống của người Athens rất khác so với người Sparta, mặc dù họ cũng có một nhà lãnh đạo tên là Draco, chuyên đặt ra những luật lệ hà khắc. (Luật lệ của Draco nghiêm đến nổi ngày nay người ta vẫn dùng tính từ ‘draconian’ trong tiếng Anh để mô tả sự hà khắc). Nhưng người dân thành Athens từ lâu đã dong buồm lang thang trên biển, đã nghe và thấy nhiều thứ khác lạ trên đời nên họ không chịu tuân theo luật này mãi được.

Một nhà quý tộc thông thái ở Athens đã nghĩ ra cách tổ chức chính quyền mới. Ơng tên là Solon và bộ luật mang tên ông được lập ra vào năm 594 trước Công nguyên - cùng thời với Nebuchadnezzar. Theo đó, người dân của một thành phố phải được quyền quyết định công việc của thành phố đó. Họ đến nơi họp chợ giữa Athens và đưa ra ý kiến của mình. Ý kiến của đa số sẽ được chấp nhận và họ lập ra một hội đồng các chun gia để thực hiện ý kiến đó. Hình thức chính quyền như thế này được gọi là một nền dân chủ, tức là ‘dân làm chủ’ - theo như từ

democracy trong tiếng Hy Lạp.

Thế nhưng không phải ai sống ở Athens cũng có quyền có ý kiến. Quyền dân chủ ở đây phụ thuộc vào tài sản và thế lực. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ và nơ lệ khơng có vai trị gì trong chính quyền mới cả. Nhưng nhiều người dân Athens bắt đầu có tiếng nói trong chính quyền và họ càng quan tâm đến công việc chung của thành Athens nhiều hơn. Trong tiếng Hy Lạp, từ ‘Polis’ có nghĩa là thành phố, theo đó từ ‘politics’- chính trị - cịn có nghĩa là cơng việc liên quan tới thành phố đó.

Nhiều nhà quý tộc ra sức tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng để được bầu vào hội đồng và nắm giữ quyền lực. Những nhà lãnh đạo như vậy không khác gì những kẻ bạo chúa. Nhưng dân thành phố không để yên mà đuổi họ đi rồi bầu người khác lên để thực sự đại diện cho ý kiến của họ. Ta đã kể với em về tính cách có phần kỳ lạ của người Hy Lạp. Chính vì tính cách này, cùng với nỗi lo sợ mất tự do nên họ khơng ngại dìm xuống ngay những chính khách nào q mạnh mẽ và có khả năng trở thành bạo chúa. Những người dân yêu tự do của thành Athens ngày trước đánh bại quân Ba Tư, ngày sau đã đối xử tàn tệ với Miltiades và Themistocles - những vị anh hùng của họ.

Nhưng có một chính khách thốt được số phận nghiệt ngã đó. Ơng tên là Pericles. Mỗi khi Pericles nói trước Hội đồng, ông luôn biết cách làm cho người Athens nghĩ là ơng đang nói lên ý kiến của họ chứ khơng phải của riêng ơng. Pericles chẳng có chức vụ hay quyền lực gì đặc biệt - chỉ đơn giản ơng là người hiểu biết và thông minh nhất. Cứ thế, ông ngày càng được coi trọng và cho đến năm 444 trước Công nguyên - một con số đẹp ghi lại một thời kỳ cũng đẹp không kém - Pericles trở thành người đứng đầu của thành Athens. Mối quan tâm lớn nhất của ơng lúc đó là Athens phải duy trì được thế lực trên biển, và vậy là ông liên minh với các thành phố khác của người Ionian - những thành phố này trả công để được Athens bảo vệ. Cứ thế người Athens giàu có dần lên và làm được những điều tuyệt vời.

Lúc này ta đoán chắc em đang tự hỏi: ‘Nhưng họ làm điều gì mà tuyệt vời đến vậy?’ Và ta chỉ có thể trả lời em là ‘mọi thứ’. Nhưng người Athens quan tâm nhất đến hai điều: chân lý và cái đẹp. Mơ hình hội đồng dạy cho người Athens cách thảo luận mọi vấn đề công khai, đưa ra những ý kiến ủng hộ và phản bác. Mơ hình này có tác dụng rèn luyện cách suy nghĩ. Và từ đó, họ ln biết cách lý luận, khơng chỉ trong cơng việc của thành phố như liệu có nên tăng thuế hay khơng mà còn trong những tranh luận lớn hơn. Người Ionian ở những trạm bn bán thuộc địa có lẽ cịn tiến bộ hơn người Athens về mặt này vì từ lâu họ đã chiêm nghiệm về thế giới, về qui luật nhân quả trong cuộc sống.

Việc suy ngẫm chiêm nghiệm như vậy trở thành một môn học là triết học. Ở Athens, suy ngẫm triết lý còn đi xa hơn nữa. Người Athens muốn biết con người nên hành xử ra sao, như thế nào là thiện, là ác, làm sao để phân biệt cơng bằng và bất cơng. Họ muốn tìm cách lý giải sự tồn tại của con người và hiểu cho bằng được bản chất của mọi thứ ở đời. Đương nhiên, với những vấn

đề phức tạp như thế này thì mỗi người một ý. Vậy là họ tranh cãi đến cùng, như trong hội đồng thành phố vậy. Và những tranh luận có từ thời đó vẫn cịn tồn tại đến bây giờ.

Nhưng người Athens không chỉ vừa chạy đua trên sân vận động vừa tranh biện triết lý về cuộc sống. Họ khơng chỉ hình dung ra thế giới trong đầu, họ cịn biết nhìn thế giới bằng đơi mắt riêng của mình. Khi em có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật Hy Lạp em sẽ thấy chúng thật đơn giản, tươi mới và đẹp đẽ, như những cách những người sáng tạo ra chúng nhìn thế giới bằng đôi mắt nguyên sơ.

Ta đã kể với em về tượng các nhà vô địch Olympic. Những bức tượng đó thể hiện hình hài đẹp đẽ của con người nhưng không tạo dáng cầu kỳ, mà tự nhiên như trong thế giới thật vậy. Vẻ đẹp của chúng đến từ chính sự chân thật đó.

Người Hy Lạp thể hiện các vị thần của mình cũng với vẻ đẹp tự nhiên, gần gũi với con người như thế. Nhà điêu khắc nổi tiếng nhất của Hy Lạp là Phidias. Ơng khơng hề tạo ra những hình ảnh kỳ bí siêu nhiên như những bức tượng khổng lồ trong đền đài ở Ai Cập. Mặc dù nhiều tác phẩm của ông rất to lớn và làm từ những nguyên liệu quý như ngà voi hay vàng, vẻ đẹp của chúng khơng hề tẻ nhạt. Chúng có một vẻ quyến rũ vừa tự nhiên vừa quý phái, làm tăng thêm lòng tin của người Hy Lạp vào thần linh của họ. Những bức họa và những cơng trình kiến trúc của người Athens cũng có vẻ đẹp như vậy. Nhưng ngày nay khơng có bức tranh trên tường nào cịn sót lại. Chúng ta chỉ cịn thấy được những hình vẽ trên gốm sứ - trên các loại bình vại. Và chúng nhắc ta về một sự mất mát lớn lao - những tác phẩm nghệ thuật đã bị thời gian hủy hoại. Tuy nhiên nhiều đền đài vẫn cịn đến ngày nay. Thậm chí ngay cả ở Athens. Trong đó tuyệt vời hơn cả là Acropolis - thành trì nổi tiếng của Athens. Nơi đây Pericles đã cho xây thêm những đền đài mới từ đá cẩm thạch vì những đền cũ đã bị người Ba Tư đốt sạch khi người Athens di tản đến Salamis. Quần thể Acropolis gồm những cơng trình kiến trúc đẹp nhất trên thế giới. Không phải to lớn nhất, cũng không tráng lệ nhất. Chỉ đơn giản là đẹp nhất mà thôi. Mỗi chi tiết ở đó đều trọn vẹn và giản dị đến mức người ta khơng thể nghĩ ra được cái gì khác hay hơn. Phong cách kiến trúc của người Hy Lạp về sau được học tập và áp dụng ở nhiều nơi. Một khi học được cách nhận biết kiến trúc Hy Lạp, em sẽ nhận ra những hàng cột kiểu Hy Lạp - thực ra có nhiều kiểu - ở bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Nhưng không ở đâu đẹp bằng ở Acropolis, nơi những hàng cột được dựng lên khơng phải để phơ trương hay trang trí mà để chống đỡ mái đền.

Sự thông thái và cái đẹp được người Hy Lạp kết hợp trong môn nghệ thuật thứ ba: nghệ thuật thi ca. Và cũng chính từ đây, họ sáng tạo ra nghệ thuật sân khấu. Nhà hát của họ cũng gắn liền với tôn giáo như thể thao vậy, với lễ hội tôn vinh thần Dionysus (hay còn gọi là Bacchus). Vào ngày lễ đó người ta diễn kịch suốt ngày ở ngồi trời, diễn viên đeo những mặt nạ thật to và đi giày thật cao để người đứng xa cũng có thể trơng rõ. Nhiều vở kịch thời đó vẫn cịn được diễn tới bây giờ. Có những vở kịch trang nghiêm và hoành tráng. Những vở kịch như vậy được xếp vào loại bi kịch. Nhưng cũng có những vở kịch dí dỏm, nhẹ nhàng và sinh động thường được diễn để trêu chọc một vài người Athens nào đó. Những vở như vậy xếp vào loại hài kịch.

Ta cịn có thể kể em nghe thật nhiều về người Athens - về những nhà sử học, những thầy thuốc, ca sĩ, triết gia và nghệ sĩ của họ nhưng ta nghĩ rằng tốt hơn hết là để một ngày nào đó em sẽ tự tìm hiểu lấy. Và lúc đó em sẽ thấy ta hồn tồn khơng hề nói q chút nào về người Athens.

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)