Người thầy vĩ đại của một dân tộc lớn

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 46 - 49)

Khi ta cịn nhỏ, Trung Hoa là điều gì đó xa lạ, ‘ở bên kia quả địa cầu.’ Những gì ta biết được về đất nước này là từ những hình vẽ trên tách trà hay bình sứ. Ta hình dung ra một xứ sở của những người đàn ông uy nghiêm với bím tóc dài sau lưng, những ngơi vườn xinh xắn với những chiếc cầu cong cong và những ngọn tháp gắn những chiếc chuông nhỏ.

Đương nhiên đó chỉ là tưởng tượng của ta lúc đó mà thơi. Mặc dù đúng là cách đây hơn hai trăm năm, tức là cho mãi tới năm 1912, đàn ơng Trung Hoa vẫn kết tóc thành bím dài sau lưng và người phương Tây biết đến xứ sở này đầu tiên là qua những món đồ sứ và ngà tinh xảo.

Những hồng đế của người Trung Hoa trị vì trong cung điện hơn một ngàn năm. Họ gọi mình là ‘thiên tử’- tức là con của Trời, cũng như pharaoh ở Ai Cập tự nhận mình là ‘con của mặt trời’ vậy. Nhưng chuyện ta sắp kể với em xảy ra vào trước lúc đó nữa, cách đây khoảng 2500 năm. Lúc đó Trung Hoa đã là một vương quốc rộng lớn và lâu đời. Trên những cánh đồng ở miền quê hàng triệu nông dân ngày ngày chăm chỉ trồng lúa và các loại hoa màu khác, cịn ở thành thị thì người người thong thả dạo bước trên đường, ăn mặc lụa là gấm vóc.

Nhà vua là người cai trị hết thảy dân chúng. Dưới quyền của nhà vua là các quận úy mỗi người quản lấy một địa khu chư hầu, trên một đất nước rộng hơn Ai Cập và rộng hơn cả Assyria và Babylon gộp lại. Thế rồi những quận úy này ngày càng có nhiều quyền lực và khơng chịu tuân theo ý nhà vua nữa. Họ suốt ngày đánh chiếm lẫn nhau, vùng nào lớn thì xâm lược và thu tóm những vùng nhỏ hơn. Trung Hoa rất rộng lớn và mỗi vùng đất lại có một tiếng nói riêng và lẽ ra họ đã không thể thống nhất thành một nước nếu khơng có chung một thứ. Đó chính là chữ viết của họ.

‘Nhưng nếu họ nói tiếng khác nhau thì làm sao cùng hiểu được một thứ chữ viết?’ Chắc là em đang thắc mắc như thế. Chữ viết của người Trung Hoa rất đặc biệt em ạ. Người biết đọc chữ khơng nhất thiết là phải biết nói. Nghe lạ thật phải khơng em. Thực ra cũng chẳng có gì kỳ lạ cả. Bởi vì người Trung Hoa dùng chữ viết để mơ tả sự vật chứ không ghi lại âm thanh. Chẳng hạn nếu em muốn viết chữ ‘mặt trời’, em sẽ vẽ một hình như thế này: .Nhìn vào đó em muốn đọc lên thành tiếng gì cũng được, ‘sun’ trong tiếng Anh, ‘soleil’ trong tiếng Pháp hay ‘jih’ trong tiếng Hoa phổ thông (Mandarin). Người ta chỉ cần nhớ ý nghĩa của từng ký hiệu là biết đọc. Bây giờ ta sẽ chỉ cho em cách viết chữ ‘cây’ nhé. Rất đơn giản, chỉ cần vài nét như thế này thôi: .Trong tiếng Hoa phổ thông chữ này phát âm gần như ‘mộc’ nhưng khơng có gì khó để đốn ra ý nghĩa cả phải khơng em.

Tới đây, ta đốn em sẽ nghĩ là: ‘Nghe thì có lý nhưng như vậy ta chỉ ghi lại được những thứ có thể vẽ hình được thơi, chứ muốn viết từ ‘màu trắng’ thì phải làm sao?’ Chẳng lẽ lại bơi lên một vết sơn trắng à? Còn nữa, giả sử lúc ta muốn viết từ ‘phía Đơng’ thì phải vẽ kiểu gì?

Thật ra mọi thứ dễ dàng hơn em nghĩ nhiều. Chúng ta viết ‘màu trắng’ bằng cách vẽ một vật gì đó có màu trắng, chẳng hạn tia nắng. Một nét chéo góc trên từ ‘mặt trời’ làm thành chữ ‘màu trắng’- hay ‘bạch’ trong tiếng Hoa. Thế cịn từ ‘phía Đơng’? Phía Đơng là nơi mặt trời mọc, nhô lên từ bụi cây. Vậy là ta chỉ cần vẽ hình mặt trời sau hình cái cây như thế này !

Thật là tiện lợi phải không em. Thực ra cũng không hẳn là vậy. Điều gì cũng có hai mặt cả. Em nghĩ xem có biết bao nhiêu từ ngữ, sự vật trong thế giới này, mỗi thứ như vậy cần một ký hiệu riêng. Tiếng Hoa hiện nay đã có hơn bốn mươi ngàn ký tự như vậy, trong đó có những ký tự rất phức tạp và khó nhớ. Thế nên, ta vẫn nghĩ hai mươi mấy chữ cái của người Phoenicia thật tuyệt vời làm sao, em có đồng ý với ta không?

Thế nhưng người Trung Hoa đã viết chữ như thế này qua hàng ngàn năm và chữ viết của họ được biết đến ở khắp châu Á, trong đó có nhiều vùng khơng ai nói tiếng Hoa cả. Điều này cũng có nghĩa là những lời dạy dỗ của những vĩ nhân người Trung Hoa được truyền đi rất nhanh và có ảnh hưởng tới rất nhiều người.

Khi Đức Phật ở Ấn Độ đang tìm cách giải thốt con người khỏi đau khổ thì ở Trung Hoa có một nhân vật xuất chúng cũng đi truyền dạy cách sống tốt đẹp cho mọi người. Ông khác hồn tồn với Đức Phật. Ơng khơng hề sinh ra trong nhung lụa giàu sang mà lớn lên trong một gia đình nghèo khổ. Ơng cũng không trở thành tu sĩ mà lại thành quân sư và thầy dạy học. Thay vì khuyên người khác từ bỏ ham muốn để tránh đau khổ, Khổng Tử lại cho rằng quan trọng nhất là mọi người phải biết sống hòa thuận với nhau - cha mẹ với con cái, vua chúa với con dân. Đó cũng là mục đích của Khổng Tử: dạy cho mọi người biết sống hịa thuận. Và ơng đã đạt được mục đích đó. Theo lời dạy của Khổng Tử những dân tộc trên đất Trung Hoa chung sống êm ấm qua hàng ngàn năm, không xung đột dữ dội như nhiều dân tộc khác trên thế giới.

Tới đây chắc em đang muốn biết Khổng Tử đã dạy họ những gì. Thực ra những lời dạy của Khổng Tử chẳng có gì là khó hiểu cả, lại càng khơng khó nhớ. Có lẽ vì vậy mà ơng có thật nhiều học trò.

Lời dạy của Khổng Tử rất đơn giản. Mới nghe qua có thể em chưa thấy hay lắm, nhưng nếu chịu khó suy nghĩ, em sẽ thấy nó thật sâu sắc. Khổng Tử cho rằng tác phong thể hiện ra bên ngoài rất quan trọng, bao gồm việc cúi chào người lớn tuổi, nhường đường đi cho kẻ khác, đứng thẳng người khi nói chuyện với bề trên và rất nhiều điều tương tự như vậy. Những lễ nghi đó đều có ý nghĩa sâu xa và đẹp đẽ. Khổng Tử coi trọng lễ nghi trong cuộc sống. Ơng cho đó là di sản đẹp đẽ từ bao đời truyền lại và dạy học trò phải cư xử theo đúng như vậy. Ông cho rằng nếu ai cũng làm như vậy thì mọi việc trong cuộc sống sẽ vô cùng trôi chảy. Mọi thứ tự vận hành, khơng có gì để băn khoăn cả. Đương nhiên cư xử theo một nghi thức đẹp đẽ không thể làm người xấu thành người tốt ngay được, nhưng ít nhất nó giúp người tốt giữ được cốt cách.

Khổng Tử đánh giá cao bản chất con người. Ông cho rằng mọi người khi mới sinh ra đều lương thiện và bản chất sâu xa vẫn mãi là lương thiện. Bất kỳ ai trông thấy một đứa bé đang chơi gần mép nước cũng lo nó sẽ bị ngã xuống nước. Biết thương cảm đồng loại gặp khó khăn là tình cảm sẵn có của mỗi người. Ta chỉ cần làm sao đừng đánh mất nó. Khổng Tử dạy rằng vì thế mà ta có gia đình. Bởi một người sống có hiếu với cha mẹ, biết vâng lời và chăm sóc cha mẹ - theo thơi thúc tự nhiên của bản thân - thì cũng sẽ biết cư xử ơn hịa với những người khác, trung thành với vua như với cha mẹ. Khổng Tử dạy rằng với gia đình, tình cảm anh chị em, lịng tơn kính cha mẹ là quan trọng nhất. Ơng cho đó là gốc rễ của con người.

Thế nhưng Khổng Tử khơng chỉ dạy thần dân biết kính trọng vua chúa. Ngược lại Khổng Tử và các học trị của ơng thường phản bác lại những bậc vua chúa sai lầm mà cố chấp. Ơng khơng ngại nói ra sự thật. Ơng cho rằng vua chúa càng phải biết tuân theo lễ nghĩa, để làm gương cho dân chúng. Vua chúa phải biết lo lắng cho dân như con mình và phải đối xử công bằng. Nếu vua chúa khơng làm được điều đó, khiến dân phải chịu đau khổ thì vị vua đó đáng bị lật đổ. Khổng Tử cho rằng làm vua trước hết phải biết làm gương cho dân chúng.

Những điều Khổng Tử dạy mới xem qua thì có vẻ rất đơn giản rõ ràng. Đó cũng chính là ý định của ơng. Ơng muốn ai cũng tiếp thu được lời dạy của mình, thấy được điều hay lẽ phải trong đó. Được như vậy thì người ta sẽ sống hịa thuận với nhau. Và Khổng Tử đã làm được điều đó. Nhờ ơng mà cả một đế chế rộng lớn với biết bao nhiêu thành ốc không bị chia rẽ và tan rã.

Nhưng ở Trung Hoa ngồi Khổng Tử ra cũng có những người như Đức Phật, mãi băn khoăn đi tìm cách lý giải cuộc sống. Cùng thời với Khổng Tử có một nhà thơng thái tên là Lão Tử. Ông từng làm quan nhưng rất chán ghét cuộc sống quan lại. Thế là ông từ quan và bỏ đi lên một vùng núi hoang vu trên biên giới.

Một người lính gác ở biên giới thuyết phục ơng viết lại những suy nghĩ của mình, trước khi từ bỏ thế giới của người phàm. Và thế là ông đã viết lại hết. Nhưng ta không chắc là người gác cổng hiểu được điều gì vì lời của Lão Tử rất bí hiểm mơ hồ. Nói một cách đơn giản nhất, Lão Tử dạy rằng mọi thứ ở đời - gió, mưa, cây cối, mn thú, ngày đêm, trăng sao đều thuận theo tự nhiên - đều xảy ra theo một qui luật chung. Ơng gọi qui luật đó là ‘Đạo’, có nghĩa là con đường, lối đi. Theo đó thì mọi cố gắng, mưu đồ tính tốn hay thậm chí là cầu nguyện, cúng tế đều đi ngược lại qui luật này, làm cho mọi thứ khơng lưu thơng và trở nên hồn chỉnh được.

Lão Tử dạy rằng, vì vậy, ta chỉ phải làm duy nhất một việc thơi: là khơng làm gì cả. Hãy ung dung tự tại, thanh thản với chính mình. Đừng nhìn ngó, đừng để tâm đến bất cứ điều gì. Cũng đừng ước ao hay suy nghĩ gì cả. Chỉ có như vậy thì người ta mới trở nên thanh thản, như cỏ cây, khơng ý chí, khơng mục đích. Chỉ có lúc đó ta mới cảm nhận được ‘Đạo’ - qui luật biến đổi của vũ trụ, khiến cho ngày đêm, xuân hạ thu đông nối tiếp nhau.

Tư tưởng của Lão Tử vừa khó hiểu, vừa khó làm theo nữa. Có lẽ giữa sự tĩnh lặng của núi non xa xôi, Lão Tử đã làm được điều đó - ‘khơng làm gì cả’ và để mọi thứ tự xoay chuyển theo như lời dạy của ơng. Nhưng cũng có lẽ vì vậy mà Khổng Tử, chứ không phải Lão Tử, đã trở thành người thầy vĩ đại của một dân tộc mình. Em nghĩ sao?

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)