Ta có nhiều người quen mà khi họ cịn nhỏ thì Đức và Ý vẫn chưa là hai quốc gia độc lập như ngày nay. Nghĩ thật khó tin phải khơng em? Hai quốc gia lớn, có vai trị quan trọng như vậy nhưng lại không hề lâu đời một chút nào.
Sau cuộc cách mạng năm 1848 những tuyến đường sắt mọc lên khắp châu Âu, hệ thống điện báo cũng được lắp đặt ở nhiều nơi. Nhiều nhà máy ra đời và các thành phố tiếp tục được mở rộng. Nhiều nông dân trở thành cơng nhân. Các q ơng lúc đó đội mũ chóp cao và đeo những chiếc mắt kiếng kẹp mũi ngộ nghĩnh với sợi dây lòng thòng như thường thấy trong phim ảnh. Thời điểm đó châu Âu của chúng ta vẫn chỉ là một bức tranh chắp vá với vô số các tước công nhỏ bé, những vương quốc, lãnh địa và các nền cộng hòa, liên hệ với nhau bằng đủ các quan hệ đồng minh hay đối đầu phức tạp.
Đây là bản đồ trung Âu trước khi Ý và Đức trở thành những quốc gia. Vào thời điểm những vùng đất nhỏ đang hợp nhất thành hai quốc gia hùng mạnh này, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ lại bị chia tách thành rất nhiều những nước độc lập.
Nếu khơng tính đến Anh quốc (bấy giờ người Anh quan tâm đến các thuộc địa xa xôi nhiều hơn đến những người láng giềng gần gũi của mình) thì ở châu Âu lúc đó có ba thế lực quan trọng. Ngay giữa lịng châu Âu là đế quốc Áo, nơi có hồng đế Franz Josef trị vì trong Hồng cung ở Vienna từ năm 1848. Ta đã nhìn thấy hồng đế một lần lúc cịn nhỏ. Hồng đế lúc đó đã là một ông lão, đang thả bộ trong công viên ở cung điện Schnbrunn. Ta còn nhớ rất rõ lễ quốc tang của ông.
Franz Josef đúng là một hồng đế thực sự. Ơng trị vì một đế chế với nhiều dân tộc và vùng lãnh thổ khác nhau. Ông là hoàng đế Áo, đồng thời cũng là vua Hungary và bá tước kế vị của công tước xứ Tirol cùng nhiều danh hiệu cổ xưa khác, chẳng hạn như vua của Jerusalem hay người bảo trợ Mộ thiêng, vốn là một danh hiệu có từ thời thập tự chinh.
Nhiều tỉnh Ý lúc đó cũng nằm dưới quyền cai trị của hồng đế Franz Josef trong khi các tỉnh khác do những người thân của hoàng đế nắm giữ. Châu Âu lúc đó có người Croat, người Serb, người Czech, người Slovene, người Slovak, người Ba Lan cùng vô số dân tộc khác. Vì thế mà dịng chữ trên tờ tiền cũ của Áo (ví dụ như tờ 10 crown) được in bằng nhiều thứ tiếng. Hồng đế Áo lúc đó thậm chí vẫn cịn một số quyền lợi ở các lãnh địa Đức, ít nhất là trên danh nghĩa. Tình hình bấy giờ khá là rối rắm.
Napoleon đập tan tàn dư cuối cùng của Thánh chế La Mã vào năm 1806, đặt dấu chấm hết cho đế chế này. Sau đó, những lãnh địa nói tiếng Đức bao gồm nước Phổ, Bavaria, Saxony, Hanover, Frankfurt, Brunswick và nhiều vùng khác lập nên một liên minh ở Trung Âu và Áo cũng nằm trong đó. Mọi chuyện trở nên còn rắc rối hơn trước bởi tuy cùng thuộc một liên minh, mỗi mảnh đất nhỏ lại do một cơng tước cai trị, có đồng tiền riêng, tem riêng và có cả trang phục riêng nữa. Trước kia đi từ Berlin đến Munich phải mất vài ngày bằng xe chuyển thư. Bấy giờ hành trình được rút ngắn xuống còn chưa đến một ngày bằng xe lửa nhưng mọi thứ lại khó khăn hơn rất nhiều lần.
Chính vì thế mà vùng Trung Âu chắp vá này - gồm đất của Đức, Áo và Ý - thật khác biệt so với những lãnh thổ lân cận.
Ở phía tây của liên minh là Pháp. Ngay sau cuộc cách mạng năm 1848 nước Pháp lại một lần nữa trở thành đế quốc. Một hậu duệ của Napoleon lúc đó tìm mọi cách khơi gợi những ký ức về quá khứ huy hoàng của người Pháp. Nhờ đó, ban đầu ơng đuợc bầu vào chức tổng thống nền cộng hòa mặc dù bản thân ơng chẳng có gì xuất sắc. Khơng lâu sau ơng trở thành hồng đế Pháp và lấy hiệu là Napoleon III. Mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến và biến cố cách mạng, nước Pháp ở thời điểm này vẫn rất giàu có với nhiều thành phố cơng nghiệp lớn.
Phía đơng của liên minh là nước Nga. Nga hồng lúc này bị dân chúng ghét bỏ. Nhiều người Nga bấy giờ đã từng theo học ở các trường đại học Đức và Pháp nên có quan điểm khá tân thời. Trong lúc đó những người cai trị đế quốc Nga dường như vẫn sống ở thời Trung Cổ.
Năm 1861 chế độ nơng nơ ở Nga được chính thức bãi bỏ. Hai mươi ba ngàn nơng dân Nga được hứa hẹn một cuộc sống mới mà trong đó nhân phẩm của họ được tôn trọng.
Tuy nhiên, hứa là một chuyện nhưng giữ lời hứa lại là chuyện khác. Chính quyền Nga cai trị bằng địn roi, hay ‘knout’ theo cách gọi của người Nga. Hình phạt thấp nhất cho tội ăn nói tự do, cho dù chỉ trình bày quan điểm ơn hịa, là bị lưu đày đến Siberia. Sinh viên và giới trung lưu, được tiếp thu một nền giáo dục hiện đại, căm ghét Nga hồng đến nỗi lúc nào ơng cũng sợ bị ám sát. Và trên thực tế đó cũng chính là số phận của phần lớn các Nga hoàng, mặc cho họ hết sức đề phịng.
Ngồi lãnh thổ rộng lớn của nước Nga và sức mạnh được trui rèn qua các cuộc chiến của nước Pháp thì hầu như ở châu Âu khơng cịn thế lực nào đáng kể. Sau khi bị mất các thuộc địa ở châu Mỹ Latin từ năm 1810, Tây Ban Nha trở nên yếu hẳn đi và gần như khơng cịn quyền lực gì. Thổ Nhĩ Kỳ cũng khơng cịn kiểm sốt được vùng lãnh thổ nào ở châu Âu nữa và lúc này thường được báo giới nhắc đến với cái tên ‘kẻ ốm yếu của châu Âu.’ Các giáo dân Cơ đốc từng chịu sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tục đấu tranh giành tự do và được sự hỗ trợ nhiệt tình của các nước khác ở châu Âu; đầu tiên là người Hy Lạp, rồi đến người Bulgaria, người Romania và người Albany. Trong khi đó Nga, Pháp và Áo tranh giành các vùng đất châu Âu mà người Thổ từng cai quản và Constantinople. Rốt cuộc mọi thứ cũng không quá tồi tệ với người Thổ. Ba thế lực nói trên quyết khơng nhượng bộ lẫn nhau nên Constantinople cuối cùng vẫn nằm trong tay người Thổ.
Tại thời điểm đó Pháp và Áo sau hàng trăm năm vẫn còn giành nhau các vùng đất ở Ý. Nhưng thời cuộc đã thay đổi. Nhờ có đường sắt mà người Ý đã trở nên gần nhau hơn. Cũng như những người Đức trước đó người Ý bấy giờ nhận ra rằng họ không chỉ là người Florence, người Venice hay người Napoli. Họ đều là người Ý và họ muốn tự định đoạt vận mệnh dân tộc.
Bấy giờ chỉ có một quốc gia rất nhỏ ở miền Bắc Ý là thực sự tự do và độc lập. Quốc gia này nằm ở vùng đất ngay dưới dãy núi mà Hannibal đã từng đi qua và có tên là Piedmont, có nghĩa là chân núi. Xứ Piedmont và đảo Sardinia kết hợp thành một vương quốc nhỏ bé nhưng hùng mạnh do vua Victor Emmanuel cai trị. Nhà vua có một vị thủ tướng tài năng và lắm mưu kế tên là Camillo Cavour.
Thủ tướng là người ln biết mình muốn gì. Ước muốn của Cavour lúc đó cũng là khát vọng của tất cả người Ý từ lâu, một khát vọng đã khiến họ phải đổ máu trong nhiều cuộc phiêu lưu liều lĩnh và thiếu tính tốn trước đó. Họ muốn có một vương quốc Ý thống nhất. Nhưng Cavour không phải là một chiến binh. Ơng khơng tin vào sức mạnh của những kế sách bí mật và những địn tấn cơng bất ngờ như nhà cách mạng Garibaldi trước đó. Cavour tìm kiếm một phương pháp hiệu quả hơn, và ơng đã tìm ra được.
Cavour khơn khéo thuyết phục được Napoleon III, hoàng đế đầy tham vọng của Pháp tham dự vào cuộc đấu tranh giành tự do và thống nhất Ý. Ông làm cho Napoleon nghĩ rằng việc nước Pháp tham chiến chỉ có thể mang đến lợi ích cho hồng đế mà thơi. Theo đó, Pháp can thiệp vào Ý cũng là làm suy yếu thế lực của Áo vì đế quốc Áo bấy giờ vẫn kiểm soát khá nhiều lãnh địa ở Ý. Mặc khác với tư cách là người đấu tranh cho tự do, Napoleon III sẽ dễ dàng trở thành một người hùng của châu Âu. Thật là một viễn cảnh hấp dẫn với hoàng đế Pháp.
Cuối cùng, nhờ tài ngoại giao khéo léo của Cavour cũng như những cuộc đấu tranh dũng cảm của Garibaldi và một con số thương vong khổng lồ, người Ý đã đạt được mục đích của mình. Trong hai cuộc chiến chống Áo vào năm 1859 và 1866, ban đầu quân Áo luôn nắm được thế trận nhưng về sau với sự can thiệp của Napoleon III và Nga hoàng, cuối cùng hoàng đế Franz
Josef phải từ bỏ những lãnh địa Ý. Kết quả của những cuộc trưng cầu dân ý cho thấy toàn thể dân chúng muốn thuộc về một nước Ý thống nhất. Vậy là các cơng tước phải thối vị. Năm 1866 nước Ý chính thức được thống nhất. Chỉ thiếu một kinh thành duy nhất, và chính là thủ đơ Rome.
Rome lúc đó vẫn nằm dưới quyền cai trị của giáo hồng. Napoleon III từ chối khơng muốn giao Rome cho người Ý vì sợ mất lịng giáo hồng. Ơng đã cho lính Pháp kiên quyết giữ thành và đập tan những cuộc tấn công của Garibaldi.
Cũng trong năm 1866 Cavour khôn khéo sắp đặt thêm một kẻ thù mới cho đế quốc Áo để tránh bị lật ngược thế cờ. Kẻ thù mới chính là nước Phổ, quốc gia ở phía Bắc. Thủ tướng Phổ lúc đó là Bismarck.
Bismarck vốn là một lãnh chúa quý tộc ở miền bắc Đức. Ơng là một người cực kỳ thơng minh và có một ý chí thép. Ơng khơng bao giờ xao nhãng mục đích của mình và khơng ngại nói lên sự thật trước vua Phổ lúc đó là William I. Ngay từ đầu Bismarck chỉ có một mục đích duy nhất: tăng cường thế lực của nước Phổ để có thể gầy dựng một đế quốc Đức từ những mảng chắp vá của liên minh ở Trung Âu bấy giờ.
Bismarck tin rằng muốn làm được điều này ông cần có được một lực lượng quân đội hùng hậu. Ơng từng nói rằng những câu hỏi lớn trong lịch sử không phải được định đoạt bằng những bài diễn văn mà bằng máu và sắt. Ta không biết Bismarck nói như vậy có đúng khơng nhưng ít nhất trong trường hợp của riêng ông, lịch sử đã chứng minh rằng ông không sai.
Các nghị viên Phổ lúc đó khơng muốn trích tiền thuế để Bismarck gầy dựng qn đội. Vậy là năm 1862 ông cố thuyết phục vua Phổ đi ngược lại hiến pháp và ý chí của nghị viện. Nhà vua lo lắng rằng rồi mình cũng sẽ phải chịu chung số phận với vua Charles I của Anh và Louis XVI của Pháp.
Lúc đó vua và Bismarck đang ngồi trên tàu lửa. William I liền quay sang nói với thủ tướng rằng: ‘Ta có thể thấy trước việc gì sẽ xảy ra. Rồi bọn họ sẽ xử chém ông tại quảng trường nhà hát, ngay dưới cửa sổ của ta. Và sau đó sẽ đến lượt ta.’ Bismarck đáp: ‘Rồi sao nữa?’ ‘Thì cả hai chúng ta sẽ chết,’ nhà vua trả lời. ‘Đúng vậy, cả hai chúng ta sẽ chết, nhưng liệu có cái chết nào đáng giá hơn thế?’
Thế là nhà vua đã đi ngược lại ý chí của dân chúng. Khơng lâu sau đó một đội quân hùng hậu đuợc trang bị súng ống đại bác ra đời và lên đường chứng tỏ sức mạnh trước Đan Mạch.
Với đội quân ngày càng lớn mạnh đó, Bismarck đã mở cuộc tấn công vào Áo năm 1866, cùng lúc với cuộc tấn cơng của người Ý ở phía nam. Mục tiêu của ơng là đẩy hồng đế ra khỏi liên minh và biến Phổ thành thế lực chủ đạo. Nếu làm được vậy thì Phổ sẽ vượt lên cả Đức. Tại Kniggrtz, Bohemia, quân của Bismarck đánh bại hoàn toàn quân Áo trong một trận chiến đẫm máu. Hoàng đế Franz Josef đành phải nhượng bộ. Áo rời khỏi liên minh.
Bismarck không tận dụng triệt để chiến thắng và đặt ra thêm yêu sách gì. Việc này làm các tướng lĩnh và sĩ quan trong quân đội Phổ hết sức giận dữ nhưng Bismarck không mấy bận tâm. Ơng khơng hề có ý định biến người Phổ thành kẻ thù truyền kiếp của Áo. Ông âm thầm ký một loạt các hiệp định với những lãnh địa Đức, nhằm đảm bảo chắc chắn sẽ có được sự ủng hộ về sau trong mọi cuộc chiến người Phổ tham dự.
Trong khi đó ở Pháp, hồng đế Napoleon III ngày càng cảm thấy khó chịu trước sự thế lực quân sự đang lên của người Phổ. Ông cũng vừa mới chịu một thất bại cay đắng ở Mexico năm 1867 và vì thế rất lo sợ người láng giềng với nhiều vũ khí ở bên bờ sơng Rhine. Mặt khác, Pháp chưa bao giờ cảm thấy yên tâm mỗi khi thế lực quân sự của các dân tộc Đức mạnh lên.
Bấy giờ vua William của Phổ đang nghỉ dưỡng tại một suối nước nóng thì sứ giả của Napoleon III mang đến một yêu sách thật kỳ lạ. Theo đó nhà vua phải nhân danh bản thân mình và những người kế vị sau này để phủ nhận hàng loạt những tuyên bố mà họ thậm chí cịn chưa nghĩ tới. Khơng đợi nhà vua đồng ý, Bismarck liền chớp lấy cơ hội này để tuyên chiến với Napoleon III. Người Pháp không lường trước được việc tất cả các lãnh địa Đức đều tham chiến và chẳng lâu sau thì người Đức đã chứng tỏ được rằng những đội quân của họ vượt xa quân Pháp cả về trang bị lẫn chiến lược.
Tại Sedan quân Đức bắt giữ một đạo quân lớn của kẻ thù, trong đó có cả Napoleon III. Họ lao về Paris và bao vây thành phố kiên cố này đến hàng tháng trời. Thất bại của Pháp cũng có nghĩa là đội quân Pháp làm nhiệm vụ bảo vệ giáo hoàng phải rời khỏi Rome. Nhờ đó, vua Ý dễ dàng tiến vào. Mọi thứ càng trở nên rối rắm.
Trong khi cuộc bao vây đang diễn ra, Bismarck đi thuyết phục các vua và công tước người Đức để họ đề cử vua Phổ vào danh hiệu hoàng đế của người Đức.
Em sẽ không tin nổi diễn biến ngay sau đó. Vua William nằng nặc địi phải được gọi là hồng đế của nước Đức thay vì hồng đế của người Đức. Vậy là mọi nỗ lực của Bismarck tưởng như thành công cốc.
Tuy nhiên cuối cùng trong đại sảnh đầy những tấm gương ở Versailles, sự ra đời của đế quốc Đức cũng được long trọng tuyên bố. Nhưng hồng đế mới, William I, nổi giận vì khơng có được danh hiệu như mình mong muốn. Ngay trước mặt tất cả mọi người, ơng đã cố tình bước qua Bismarck mà không thèm bắt tay với người có cơng kiến tạo đế chế. Tuy vậy Bismarck vẫn tiếp tục phụng sự hồng đế hết lịng.
Ở Paris trong những tháng bao vây, một cuộc nổi dậy kinh hồng và đẫm máu của cơng nhân đã nổ ra, và sau đó bị dập tắt với nhiều máu đổ hơn nữa. Số người chết bấy giờ còn lớn hơn thời Cách mạng Pháp. Sau một thời gian hỗn loạn nước Pháp trở nên khánh kiệt và người Pháp khơng cịn cách nào khác phải nhượng bộ. Họ phải chuyển giao một phần lớn lãnh thổ cho Đức, gồm hai vùng Alsace và Lorraine, cùng với một món tiền phạt khổng lồ. Người Pháp hạ bệ Napoleon III và lập ra một nền cộng hòa. Họ đã quá chán ghét vua chúa và các vị hoàng đế và sẽ không bao giờ chấp nhận thêm một người nào nữa.
Bismarck bấy giờ đã trở thành thủ tướng của đế quốc Đức thống nhất và ông dùng quyền lực để lãnh đạo. Ông phản đối kịch liệt những hành động mang tính xã hội chủ nghĩa như Karl Marx từng kêu gọi nhưng ơng cũng nhìn thấy được hồn cảnh khốn cùng của cơng nhân lúc đó. Ông cho rằng cách duy nhất để ngăn ngừa những tư tưởng của Marx lan rộng là giảm bớt những khó