Con người và máy móc

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 159 - 164)

Metternich và những người đứng đầu đạo mạo ở Nga, Áo, Pháp và Tây Ban Nha thực sự đã đưa cuộc sống trở về đúng như trước thời Cách mạng Pháp, hoặc ít ra ở bề ngồi.

Một lần nữa lại có những triều đình lộng lẫy, những lễ nghi hoành tráng với các nhà quý tộc oai vệ diễu hành qua lại, trên ngực gắn đủ loại huy chương đầy quyền uy. Dân chúng lại bị loại ra khỏi đời sống chính trị mà nhiều người trong số họ cũng không màng đến. Họ tập trung chăm lo cho gia đình, giành thời gian đọc sách và say mê âm nhạc. Trong vòng một trăm năm, âm nhạc đã phát triển vượt bậc. Từ chỗ chỉ là phương tiện cho các điệu nhảy, bài hát và thánh ca thời trước, âm nhạc bấy giờ đã trở thành một thứ ngơn ngữ riêng mà ở đó nhiều người tìm được sự đồng cảm.

Tuy nhiên trong chừng mực nào đó, thời kỳ yên ắng và có phần thư thả này (cịn được gọi là thời kỳ Biedermeier ở Áo với sự hình thành của tầng lớp trung lưu) chỉ là những gì ở bề mặt. Phong trào Khai sáng đã để lại một di sản mà Metternich không thể nào loại bỏ được và cũng có thể ơng chưa từng nghĩ đến việc phải loại bỏ nó. Đó chính là ý tưởng của Galileo về cách vận dụng tốn học và lý trí để nghiên cứu tự nhiên đã từng hấp dẫn nhiều người ở Thời kỳ Khai sáng. Và khơng ai ngờ được chính khía cạnh có phần bị che lấp này lại dẫn đến một cuộc cách mạng còn lớn hơn nhiều lần và có sức cơng phá cịn mạnh hơn cả chiếc máy chém của phái Jacobin ở Paris ngày trước.

Nhờ nắm được các quy tắc tốn học, con người khơng chỉ tự giải thích được các hiện tượng tự nhiên mà còn vận dụng được chúng. Sức mạnh của tự nhiên được chế ngự để phục vụ cho con người.

Lịch sử của những phát minh không hề đơn giản. Thông thường ban đầu người ta chỉ có một ý tưởng. Ý tưởng này được đem ra thử nghiệm nhiều lần, rồi bị bỏ quên một hồi lâu cho đến khi một người khác tình cờ tìm thấy. Chỉ đến lúc có người thực sự quyết tâm và kiên trì theo đuổi đến cùng thì ý tưởng đó mới trở thành phát minh, và người đó trở thành nhà sáng chế. Tất cả mọi máy móc làm thay đổi cuộc sống chúng ta đều được phát minh theo cách như thế, ví dụ tàu thuyền chạy bằng hơi nước, động cơ hơi nước và máy điện báo. Những phát minh này đều xảy ra và được phổ biến nhanh chóng vào thời của Metternich.

Đầu tiên là động cơ hơi nước. Papin, một học giả người Pháp đã làm nhiều thí nghiệm từ khoảng năm 1700. Nhưng mãi cho đến năm 1769 thì một kỹ sư Scotland tên là James Watt mới chính thức phát minh ra động cơ hơi nước. Ban đầu động cơ hơi nước chỉ được dùng để bơm nước ra khỏi các mỏ than. Chẳng lâu sau người ta đã nghĩ đến việc dùng nó để chạy xe hay vận hành tàu thủy. Các thí nghiệm vận hành tàu bằng hơi nước được thực hiện ở Anh vào năm 1802 và năm 1803 kỹ sư Robert Fulton người Mỹ đã hạ thủy thành công con tàu hơi nước trên sơng

Seine. Bình luận về sự kiện này, Napoleon viết rằng: ‘Cơng trình này sẽ làm thay đổi bộ mặt của cả thế giới’. Bốn năm sau đó, năm 1807 con tàu hơi nước đầu tiên được khởi hành từ New York theo sông Hudson về Albany với những chiếc bánh khổng lồ trong tiếng leng keng, xì xụp và với những cụm khói nhả ra từng hồi.

Trong khi đó ở Anh cũng có nhiều nỗ lực để áp dụng động cơ hơi nước vào phương tiện đi lại. Nhưng mãi đến năm 1803 người ta mới phát minh ra được một động cơ có thể sử dụng được trên đường sắt. Năm 1814 George Stephenson chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước. Ơng đặt tên cho nó là Blucher, theo tên của vị tướng người Phổ tài ba. Đến năm 1825 đường xe lửa đầu tiên được khánh thành nối liền hai thị trấn Stockton và Darlington. Trong vịng ba mươi năm sau đó các tuyến đường xe lửa mọc lên khắp Anh quốc, Mỹ và cả Ấn Độ. Những tuyến đường này vươn ra khắp nơi, trên những triền núi, xuyên qua những đường hầm và vượt sông suối. Khơng những vậy xe lửa cịn đi nhanh hơn gấp mười lần loại xe ngựa chở khách nhanh nhất.

Câu chuyện phát minh ra máy điện báo cũng tương tự như vậy. Máy điện báo là phương tiện thông tin nhanh nhất trước khi điện thoại ra đời. Lần đầu tiên người ta nghĩ đến máy điện báo là năm 1753 nhưng từ năm 1770 trở đi mới có nhiều tìm tịi để chế tạo thiết bị này. Mãi đến năm 1837 họa sĩ Samuel Morse người Mỹ mới gởi đi được bức điện tín đầu tiên cho bạn bè. Một lần nữa, chỉ chưa đầy mười năm sau đó điện tín đã được sử dụng rộng rãi.

Tuy nhiên các máy móc khác cịn tạo ra được những thay đổi lớn lao hơn nữa. Đó là những loại máy sử dụng sức mạnh của tự nhiên để thay thế cho sức người. Ví dụ như cơng việc quay sợi và dệt vải, vốn là nghề của các nghệ nhân từ xa xưa. Khi nhu cầu vải vóc tăng lên (khoảng vào thời vua Louis XIV) đã có nhiều nhà máy mọc lên nhưng lúc đó mọi thứ vẫn được làm bằng tay. Thế rồi dần dần con người nhận ra rằng những kiến thức mới về tự nhiên có thể được vận dụng vào việc sản xuất vải sợi. Thời điểm này cũng trùng với nhiều phát minh vĩ đại khác. Từ năm 1740, người ta bắt đầu thử nghiệm các loại máy quay sợi khác nhau. Chiếc máy dệt cơ học đầu tiên được chế tạo ra vào thời kỳ này. Và một lần nữa, Anh quốc là nơi đầu tiên chế tạo và sử dụng những chiếc máy này. Máy móc và nhà máy cần nhiều than và sắt vì thế mà những nước dồi dào hai loại tài nguyên này có được một thế mạnh to lớn.

Những sự kiện này kéo theo những thay đổi sâu sắc trong đời sống của con người thời đó. Mọi thứ dường như bị đảo ngược và hầu như khơng có gì giữ n được cả. Em hãy nhớ lại sự ổn định dưới thời của các phường nghề ở những thành phố Thời Trung cổ. Những phường nghề này tồn tại đến tận Cách mạng Pháp và mãi về sau. Đương nhiên ngay cả ở Thời Trung cổ việc vào được phường nghề khơng hề dễ dàng nhưng người ta vẫn có thể hi vọng và cố gắng. Bấy giờ, đột nhiên mọi thứ đều thay đổi.

Một số ít người có được máy móc. Khơng cần mất nhiều thời gian người ta cũng học được cách sử dụng máy, cùng lắm chỉ mất vài giờ đồng hồ và sau đó có thể vận hành một mình. Điều đó có nghĩa là ai có được máy dệt cơ học chỉ cần có thêm một hai người giúp việc, chẳng hạn như vợ con thì có thể làm ra được nhiều sản phầm hơn cả một trăm người thợ dệt lành nghề. Thế thì những người thợ dệt sẽ đi về đâu?

Vậy là đến một lúc nào đó những người thợ dệt bỗng nhiên bị mất việc làm. Những điều họ phải học qua nhiều năm, từ khi là thợ học việc đến lúc trở thành người làm công, bỗng trở nên vô

dụng. Máy móc làm gì cũng nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn nhiều. Máy móc khơng cần ngủ, khơng cần ăn uống. Khơng cần cả nghỉ ngơi. Nhờ có máy móc mà số tiền của có thể ni sống hàng trăm người thợ dệt nay nằm trọn trong tay chủ nhà máy. Đương nhiên những người chủ nhà máy lúc đó vẫn cần th người đứng trơng máy nhưng rõ ràng họ không cần thợ lành nghề mà chỉ cần người lao động bình thường, và chỉ cần thuê một vài người thôi.

Thế là hàng trăm người thợ dệt trong cùng một thành phố mất việc và trở nên đói kém vì máy móc giờ đây đã làm thay cơng việc của họ. Khơng nỡ để gia đình bị chết đói, họ sẵn lịng làm bất cứ việc gì. Cơng việc có rẻ mạt đến đâu họ cũng chấp nhận, miễn là có tiền để ni sống vợ con. Thế là ông chủ nhà máy, người sở hữu máy móc có thể gọi hàng trăm người thợ đến rồi nói rằng: ‘Tơi cần năm người để trơng coi nhà máy. Các anh địi cơng cán bao nhiêu?’. Một người liền trả lời: ‘Tôi muốn bằng này tiền, đủ để sống thoải mái như trước’. Một người khác liền nói: ‘Tơi chỉ cần đủ để mua một ổ bánh mì và một ký khoai tây mỗi ngày’. Người thứ ba, sợ hãi trước nguy cơ khơng có việc làm, sẽ nói: ‘Tơi sẽ cố gắng mỗi ngày chỉ cần nửa ổ bánh mì thơi.’ Bốn người khác liền nói: ‘Chúng tơi cũng vậy.’

Chủ nhà máy đáp: ‘Được rồi. Tôi sẽ nhận năm người các anh. Nhưng mỗi ngày các anh làm được bao nhiêu giờ?’. Người thứ nhất trả lời sẽ làm mười giờ. Người thứ hai làm thêm hai giờ nữa. Người thứ ba hốt hoảng, bèn nói: ‘Mười sáu giờ’. Ông chủ nhà máy liền chọn ngay anh này nhưng vẫn tiếp tục hỏi ‘Nhưng ai sẽ đứng trơng máy khi anh đi ngủ? Máy móc của ta khơng cần ngủ nghê gì cả!’

Người thợ dệt tuyệt vọng liền trả lời ‘Tôi sẽ dẫn theo cậu em tám tuổi rồi để nó trơng máy khi tơi ngủ.’ ‘Thế nó sẽ địi cơng bao nhiêu?’, chủ nhà máy hỏi tiếp. ‘Chỉ cần vài xu đủ để mua bánh mì và bơ thơi.’ Người thợ dệt đáp. Và ngay cả khi đó, chủ nhà máy có thể vẫn cịn kỳ kèo, ‘Nó sẽ có đủ tiền mua bánh mì nhưng bơ thì phải coi lại.’

Vậy là xong việc của ơng chủ nhà máy. Chín mươi lăm người thợ dệt cịn lại thui thủi ra về đối mặt với cái đói hoặc cố tìm một ơng chủ nhà máy khác để xin việc.

Nói vậy khơng có nghĩa là tất cả những ông chủ nhà máy đều tàn nhẫn như trong câu chuyện ta vừa kể. Nhưng những người tệ hại nhất, những người trả công thấp nhất để rồi có thể bán hàng thật rẻ sẽ kiếm được nhiều tiền nhất. Những người ông chủ khác dần dần cũng đối xử với nhân cơng của mình như thế.

Người ta bắt đầu lo sợ. Tại sao phải học đến nơi đến chốn một nghề nào đó, phải tỉ mẩn dùng đôi tay để làm ra những thứ thật đẹp? Bởi máy móc có thể làm cơng việc y như vậy, nhanh gấp trăm lần, gọn gàng hơn và thường chỉ tốn một phần trăm chi phí so với làm bằng tay. Vậy là thợ dệt, thợ rèn, thợ quay sợi và thợ mộc chìm trong đau khổ và nghèo đói, chạy từ nhà máy này đến nhà máy khác hi vọng kiếm được một vài xu. Nhiều người nổi giận tấn cơng đập phá máy móc vì cho rằng chúng đã cướp đi hạnh phúc của họ. Họ lẻn vào nhà máy và đập tan máy dệt nhưng khơng thể thay đổi được gì. Năm 1812 ở Anh quốc, tội đập phá máy móc được đưa vào mức án tử hình.

Sau đó những loại máy mới hơn, tốt hơn tiếp tục ra đời, có thể thay thế khơng chỉ một trăm người thợ mà có khi là đến năm trăm người. Và đau khổ vẫn cứ triền miên.

Một số người cảm thấy mọi việc không thể tiếp diễn như vậy. Khơng lẽ cứ ai có được máy móc thì có quyền đối xử tàn tệ với những người khác, thậm chí là tệ hơn cách quý tộc đối xử với nông dân thời xa xưa. Họ cho rằng nhà máy và máy móc thay vì nằm gọn trong tay những người chủ phải trở thành của chung. Ý tưởng này được phát triển thành chủ nghĩa xã hội. Vậy là người ta tìm cách sắp đặt việc sản xuất theo hướng xã hội chủ nghĩa, hi vọng nhờ đó có thể tránh được đau khổ cho cơng nhân. Họ đi đến kết luận rằng thay vì nhận lương do chủ nhà máy quy định, công nhân phải được chia một phần lợi nhuận từ sản phẩm.

Trong số những người theo chủ nghĩa xã hội ở Pháp và Anh vào những năm 1830 có một người về sau trở nên rất nổi tiếng. Ông là Karl Marx, một học giả đến từ thành Trier nước Đức. Những ý tưởng của ơng thời đó rất mới lạ.

Ơng cho rằng thay vì cứ ngồi suy nghĩ, cơng nhân cần phải đứng dậy đấu tranh để giành lấy máy móc bởi những người chủ nhà máy khơng dễ gì tự động nhường lại tài sản của mình. Ơng cũng không ủng hộ công nhân kết hợp với nhau đi đập phá máy móc. Mà hơn hết họ cần phải đoàn kết thành một khối. Nếu tất cả đều đồng ý khơng cố gắng đi tìm việc riêng lẻ mà thống nhất cùng một tiếng nói rằng: ‘Chúng tơi sẽ chỉ làm việc tối đa mười giờ mỗi ngày, và mỗi người phải được trả hai ổ bánh mì và hai ký khoai tây’, thì cuối cùng thế nào người chủ nhà máy cũng sẽ phải nhượng bộ.

Nhưng làm thế cũng chưa chắc giải quyết được vấn đề vì chủ nhà máy khơng cần thợ có tay nghề và hồn tồn có thể đi tìm được những người nghèo đến nỗi phải chấp nhận lương thấp nhất. Chính vì vậy Karl Marx cho rằng sự đồn kết thống nhất là trọng yếu. Bởi nếu đoàn kết được tất cả mọi người thì cuối cùng chủ nhà máy sẽ khơng thể tìm được ai làm việc cho mình. Cho nên công nhân phải ủng hộ lẫn nhau. Mà không chỉ công nhân trong cùng một quận hay thậm chí là một nước. Tồn thể cơng nhân trên thế giới phải đồn kết lại!

Chỉ khi đó thì họ mới có quyền địi hỏi mức lương xứng đáng. Khơng những vậy họ cịn có thể giành lấy nhà máy và máy móc, để tạo ra một thế giới mới, khơng cịn chia rẽ giữa người có của cải và người nghèo khó nữa.

Marx cịn giải thích rằng trên thực tế thợ dệt, thợ đóng giày và thợ rèn không tồn tại nữa. Người công nhân chỉ đứng kéo chiếc cần trên máy hai ngàn lần một ngày không cần biết máy đó làm ra cái gì. Anh ta chỉ quan tâm đến tiền cơng hàng tuần và làm sao để khơng bị chết đói như những người bạn kém may mắn của mình. Đến chủ nhà máy cũng khơng cần học nghề, bởi đã có máy móc làm thay.

Marx giải thích rằng điều đó cũng có nghĩa là khơng cịn nghề nghiệp thực sự nữa. Chỉ cịn có hai loại người - hay là giai cấp: những người có tài sản và những người khơng có gì cả. Marx gọi đó là giai cấp tư bản và giai cấp vơ sản (capitalist và proletariat) vì ơng vốn thích dùng từ tiếng

nước ngồi. Hai giai cấp này lúc nào cũng đối đầu với nhau, bởi các ông chủ-giai cấp tư bản luôn muốn làm ra thật nhiều sản phẩm nhưng lại muốn tốn càng ít chi phí càng tốt và thế là họ trả cho công nhân - giai cấp vơ sản mức lương ít nhất có thể. Trong khi đó cơng nhân lại tìm cách buộc ơng chủ phải chia phần lãi càng nhiều càng tốt.

Marx dự đoán rằng cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp như thế này rồi cũng sẽ chấm dứt. Giai cấp vô sản sẽ chiến thắng và giành lấy tài sản từ những ông chủ, không phải để giữ chúng cho riêng mình mà để xóa đi mọi sự sở hữu trên đời. Đến lúc đó thì các giai cấp cũng khơng tồn tại nữa.

Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của Karl Marx, một mục đích mà ơng cho là khơng có gì xa vời và khá dễ đạt được.

Tuy nhiên, khi Marx ấn hành lời kêu gọi công nhân của ông (Tuyên ngôn Cộng Sản - Communist

Manifesto) vào năm 1848 thì tình hình đã rất khác với những gì ơng dự đốn. Và mọi việc vẫn

tiếp tục thay đổi, cho đến tận ngày nay.

Thậm chí ngay vào lúc đó rất ít chủ nhà máy có quyền lực thực sự. Mọi thứ vẫn cịn nằm trong tay những nhà quý tộc được Metternich giúp phục hồi thế lực. Chính những nhà quý tộc này

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 159 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)