Trong lúc vua Louis XIV đang nắm giữ triều chính ở Paris và Versailles thì Đức lại gặp phải một mối họa mới: người Thổ. Như ta từng kể với em, hai trăm năm trước đó, tức là năm 1453 họ đã chinh phục Constantinople và thiết lập một đế chế Hồi giáo rộng lớn còn gọi là Đế quốc Ottoman gồm có Ai Cập, Palestine, Lưỡng Hà, Tiểu Á và Hy Lạp, tức là tồn bộ lãnh thổ của Đế quốc Đơng La Mã huy hoàng một thời. Dưới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh kiệt xuất là Suleiman Đại đế họ tiến quân vượt qua sông Danube đánh bại quân Hungary năm 1526. Sau khi chinh phục được phần quan trọng của Hungary, người Thổ quay sang chiếm Vienna nhưng chẳng lâu sau đó phải lùi bước.
Em hẳn cịn nhớ năm 1571 đội tàu chiến của người Thổ bị liên minh của Vua Philip I và hạm đội Venice phá hủy hoàn toàn. Tuy vậy đế chế của người Thổ vẫn là một cường quốc có thế lực lớn ở châu Âu và vị tổng trấn của Budapest thời đó vẫn là người Thổ.
Bấy giờ nhiều người Hungary đi theo Kháng cách. Sau khi nhà vua của họ bị giết hại, họ bị buộc trở thành con dân của hồng đế Cơng giáo, người họ liên tục chống lại trong những cuộc chiến tôn giáo. Sau Cuộc chiến ba mươi năm, người Hungary tiếp tục nổi loạn. Cho đến một ngày giới quý tộc Hungary cầu cứu người láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.
Vua của người Thổ, còn gọi là sultan, sốt sắng đáp lại lời thỉnh cầu, bởi lúc đó ơng thực sự cần một cuộc chiến để trưng dụng quân đội vốn đang ngày càng hùng mạnh. Họ mạnh đến nỗi ông lo sợ một ngày kia họ quay sang chống lại mình. Thế là ơng sốt sắng tiễn họ ra trận. Nếu họ thắng thì tốt mà nếu thua thì coi như ơng cũng phịng được một mối họa về sau. Nói vậy em cũng thấy được vua Thổ là người như thế nào.
Vậy là năm 1683 ông huy động một đội quân hùng hậu từ bốn phía của đế quốc. Các tổng trấn Lưỡng Hà, và Ai Cập mang quân lính đến. Người Tatar, người Ả Rập, người Hy Lạp, người Hungary và người Ru-ma-ni đều hội về Constantinople dưới sự lãnh đạo của Đại tể tướng Kara Mustafa và cùng hành quân tiến về Áo. Đồn qn có đến hơn hai trăm ngàn người, trang bị vũ khí đến tận răng và mặc quân phục nhiều màu sặc sỡ, đầu quấn khăn xếp và mang theo những lá cờ mang biểu tượng hình trăng lưỡi liềm.
Quân đội của hồng đế đóng ở Hungary khơng cách gì chống cự lại một cuộc tấn cơng như thế. Họ rút lui và bỏ ngỏ đường đến Vienna cho người Thổ. Như mọi kinh thành lúc đó, Vienna có sẵn các pháo đài. Bấy giờ các cơng sự được gấp rút triển khai, súng thần công và quân nhu được mang đến. Hai mươi ngàn lính cố gắng giữ thành, đợi quân tiếp viện của hoàng đế và đồng minh. Nhưng lúc đó hồng đế và các quần thần đã bỏ trốn, ban đầu chạy đến Linz và sau đó là đến Passau. Khi thấy khói bốc lên từ những ngơi làng gần đó và vùng ngoại ơ bị người Thổ đốt
phá, khoảng sáu mươi ngàn người dân thành Vienna liền lên đường di tản ra khỏi thành phố, làm thành đồn ngựa xe nối đi nhau tưởng như khơng dứt.
Đoàn kỵ binh người Thổ đã đến. Đội quân khổng lồ của họ bao vây Vienna và bắt đầu bắn đại bác và dùng thuốc nổ để phá các bức tường thành. Người Vienna toàn lực chống cự quyết liệt. Một tháng rịng rã trơi qua. Mỗi ngày qua đi nguy cơ càng lớn và tường thành càng có thêm nhiều vết nứt mà viện binh vẫn bặt vơ âm tín. Những trận dịch bệnh kinh hồng bắt đầu lan ra khắp thành phố, làm thiệt mạng hơn cả súng đạn của người Thổ. Lương thực ngày một ít đi, mặc dù thỉnh thoảng các binh lính gan dạ lại vượt ra ngoài để mang về một vài con bò. Càng về sau mọi thứ càng trở nên đắt đỏ, có lúc người ta phải trả đến hai mươi hay ba mươi đồng crown để mua một con mèo - một món tiền khơng hề nhỏ bé lúc đó chỉ để đổi lấy một thứ khơng dễ nuốt chút nào! Đến lúc bức tường bao quanh thành gần sụp hồn tồn thì viện binh cũng vừa tới nơi. Người Vienna tưởng như đã có thể thở phào nhẹ nhõm.
Tuy nhiên quân đội của hồng đế từ Đức và Áo khơng đi một mình. Vua Ba Lan lúc đó là Jan Sobieski đã từng ký một hiệp ước liên minh với hồng đế để chống người Thổ. Ơng này tuyên bố sẽ sẵn lịng hỗ trợ hồng đế với những điều kiện khá đắt đỏ. Những điều kiện này bao gồm quyền làm tổng tư lệnh, tức là qua mặt cả hồng đế lúc đó, cho nên họ lại tiêu hao thời gian quý báu trong những cuộc thương lượng. Quân của Sobieski tiến lên đóng ở những ngọn đồi cao ở Vienna và từ đó đổ xuống tấn công người Thổ. Sau những trận đánh dữ dội người Thổ rút đi nhanh chóng, đến nỗi khơng kịp nhổ trại và để lại sau lưng nhiều đồ đạc q giá cho lính của hồng đế tha hồ gom nhặt. Doanh trại của người Thổ lúc đó có bốn mươi ngàn lều, được dựng lên thành từng hàng ngay ngắn, gọn gàng, cách nhau bằng những lối đi hẹp, tổ chức khơng khác gì một thành phố nhỏ. Cảnh tượng đó ắt hẳn rất thú vị.
Người Thổ tiếp tục rút quân. Nếu lúc đó người Thổ chiếm được Vienna thì mọi thứ có lẽ sẽ giống như nếu người Ả Rập đánh bại Charles Martel ở Tours và Poitiers một ngàn năm trước đó.
Tuy nhiên quân của hoàng đế đã đẩy lùi được họ trong khi quân của Sobieski quay trở về nhà. Quân đội Áo lúc đó do một viên tướng người Pháp xuất sắc lãnh đạo. Ơng là Cơng tước Eugene xứ Savoy, một người có ngoại hình tầm thường đến nỗi vua Louis XIV khơng muốn có mặt trong quân đội Pháp. Trong những năm sau đó Cơng tước Eugene chiếm hết nước này đến nước khác từ tay người Thổ. Vua của người Thổ buộc phải dâng nộp tồn bộ Hungary, lúc đó trở thành một phần của Áo. Những chiến thắng này mang lại nhiều của cải và quyền lực cho triều đình ở Vienna và dần dần Áo cũng bắt đầu xây nên những lâu đài lộng lẫy và các tu viện bề thế theo một phong cách tươi mới mà họ gọi là kiểu Baroque.
Trong khi đó thế lực của người Thổ ngày một suy yếu, mà một trong lý do quan trọng là sự xuất hiện của một kẻ thù hùng mạnh mới ngay sau lưng họ: nước Nga.
Cho đến lúc này người ta hầu như không biết gì về nước Nga cả. Đó là một xứ sở hoang vu với những cánh rừng và thảo nguyên bao la về phía bắc. Các lãnh chúa cai trị những nông dân nghèo một cách tàn nhẫn, trong khi chính họ lại nằm dưới sự thống trị có lẽ cịn ác độc hơn nữa của Nga hoàng -tsar. Ivan là một trong các Nga hồng đó. Ơng sống vào khoảng năm 1580, được biết đến trong lịch sử với cái tên Ivan Bạo chúa và có lẽ hồn tồn xứng danh với cái tên đó. So với Ivan Bạo chúa thì Nero vẫn có thể được xem là một ơng vua ơn hịa. Bấy giờ người Nga khơng để ý gì đến mọi việc đang diễn ra ở châu Âu. Bởi họ vẫn còn quá bận rộn đánh chiếm và
giết chóc lẫn nhau. Mặc dù người Nga theo đạo Cơ Đốc nhưng họ không nằm dưới quyền hành của giáo hồng. Người lãnh đạo tơn giáo của họ là vị giám mục hay còn gọi là giáo trưởng của Đế quốc Đơng La Mã đóng ở Constantinople. Vì thế họ chẳng có liên hệ gì nhiều với phương Tây. Năm 1689 tức sáu năm sau cuộc bao vây thành Vienna của người Thổ một Nga hồng mới lên ngơi. Nga hồng này tên là Peter, cịn được sử sách gọi là Peter Đại đế. Ông tàn bạo và độc ác khơng kém gì những người tiền nhiệm, cũng suốt ngày chè chén và bạo lực y như họ. Nhưng ông lại quyết tâm thay đổi nước Nga theo mơ hình nhà nước phương Tây, giống như Pháp, Anh hay Đức vậy. Ơng biết rõ muốn làm như thế thì cần ba thứ: tiền bạc, giao thương và thành phố. Nhưng những nước kia có được những thứ đó như thế nào? Thế là ơng lên đường tìm hiểu. Ở Hà Lan ông thấy những cảng biển bề thế với những con tàu to lớn đi xa đến tận Ấn Độ và Mỹ để bn bán. Ơng cũng muốn có những con tàu như thế, vậy là ông quyết học cách đóng tàu. Khơng chút chần chừ, ơng xin vào làm thợ mộc trong một xưởng đóng tàu ở Hà Lan và sau đó là xưởng của Hải qn Hồng gia Anh để được học kỹ thuật đóng tàu thật bài bản. Rồi ông trở về quê nhà, mang theo một nhóm những người thợ lành nghề và bắt đầu gầy dựng nên đội tàu của mình. Tiếp theo cần có một cảng biển. Thế là ông ra lệnh xây cất ngay một thành phố cảng. Một thành phố bên bờ biển, giống như những gì ơng từng thấy ở Hà Lan. Nhưng bờ biển phía bắc nước Nga lúc đó chỉ toàn là đầm lầy hoang vu và thực ra là thuộc về Thụy Điển, lúc đó vẫn cịn đánh nhau với Nga. Nhưng điều này chẳng cản trở gì được ơng. Nơng dân từ các vùng lân cận bị dồn lại để dọn đầm lầy và đóng cọc làm móng chuẩn bị cho việc xây dựng. Lúc đó Peter Đại đế có đến tám mươi ngàn người lao động khổ sai và chẳng bao lâu sau đó một hải cảng thực sự mọc lên từ vùng đầm lầy.
Ông đặt tên hải cảng là St. Peterburg. Việc tiếp theo của Peter Đại đế là biến người Nga thành những người châu Âu thực thụ. Họ không được mặc áo dài kaftan truyền thống nữa, cũng
khơng được để râu tóc dài. Từ lúc đó trở đi họ phải ăn mặc như người Pháp hay người Đức. Ai chống đối hay bất bình với những cải cách này thì sẽ bị đánh đập và bị hành hình. Ngay cả con ruột của Peter cũng chịu chung số phận. Rõ ràng ông không phải là một người dễ mến. Nhưng muốn điều gì thì ơng làm cho bằng được. Người Nga không biến thành người châu Âu ngay lập tức nhưng ít nhất bấy giờ họ đã cảm thấy sẵn sàng tham gia vào những cuộc tranh chấp quyền lực đẫm máu như các đế quốc khác.
Peter Đại đế đi nước cờ đầu tiên. Ơng tấn cơng Thụy Điển ngay sau những chiến thắng của Gustavus Adolphus trong Cuộc chiến ba mươi năm, tức là lúc Thụy Điển trở thành cường quốc mạnh nhất ở bắc Âu. Vua Thụy điển lúc đó khơng phải là người mộ đạo và mẫn tiệp như Gustavus Adolphus nhưng lại là một trong những nhà thám hiểm xuất sắc nhất trong lịch sử thế giới. Charles XII lên ngơi năm 1697 trong lúc hãy cịn trẻ tuổi. Với ta thì ơng khơng khác gì nhân vật trong những câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm mà ta từng đọc mê mẩn khi còn là một cậu bé ở Vienna. Những kỳ tích của ơng thật là phi thường. Ông vừa liều lĩnh vừa dũng cảm. Ông cầm quân đánh bại đội quân của Peter Đại đế, một đội quân mạnh gấp năm lần. Sau đó họ chinh phục Ba Lan và tiến sâu vào nước Nga mà khơng cần đợi qn tiếp viện. Ơng tiếp tục đi vào lãnh thổ nước Nga, lúc nào cũng đi đầu đồn qn, băng sơng và vượt qua những đầm lầy mà không hề gặp một sự kháng cự nào của quân Nga. Mùa thu sang rồi đến mùa đơng - mùa đơng lạnh tê cóng của nước Nga. Nhưng Charles XII vẫn chưa có dịp chứng tỏ sức mạnh của mình trước kẻ thù.
Cho đến lúc quân lính của ơng gần như bị điếc vì đói, lạnh và kiệt sức thì người Nga xuất hiện và tổ chức một cuộc tấn công lớn nhằm vào họ. Đó là năm 1709. Khơng cịn cách nào khác Charles phải rút quân và chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ. Ơng ở lại đó đến năm năm và cố gắng thuyết phục người Thổ cùng tham chiến chống lại người Nga. Cuối cùng năm 1714 tin từ Thụy Điển cho hay người dân ngày càng chán nản với những cuộc phiêu lưu của nhà vua. Giới quý tộc chuẩn bị bầu ra một người lãnh đạo mới.
Charles liền cải trang thành một sĩ quan người Đức và chỉ mang theo một người phục vụ tức tốc lên đường về nước. Ông băng qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, ngày cưỡi ngựa và đêm thì ngủ trong những chuyến xe đưa thư, chạy đua với thời gian để đến Stralsund ở phía bắc nước Đức - vào thời đó vẫn cịn thuộc về Thụy Điển. Hành trình của Charles kéo dài mười sáu ngày với những cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm qua lãnh thổ của kẻ thù.
Người cai quản pháo đài bị dựng dậy và không thể tin vào mắt mình khi thấy nhà vua đang đứng ngay trước mặt. Cũng như mọi người lúc đó, ơng ta nghĩ nhà vua vẫn cịn ở đâu đó trên đất Thổ Nhĩ Kỳ. Cả thành phố vui mừng với sự trở lại đầy kịch tính của nhà vua nhưng Charles chỉ đi thẳng vào giường và ngủ li bì. Chân của ơng bị sưng rộp sau chuyến đi dài và ủng không thể cởi ra được mà phải rạch bỏ đi. Nhưng cũng từ lúc đó khơng ai cịn nói đến chuyện bầu vua mới nữa.
Khơng lâu sau thì Charles lại lên đường theo đuổi một cuộc phiêu lưu mới. Lần này ông gây chiến với Anh quốc, Đức, Na Uy và Đan Mạch. Na Uy là kẻ thù số một của ông. Charles XII chết đi khi đang bao vây một pháo đài Na Uy vào năm 1718. Chuyện kể rằng ơng bị chính một người của mình bắn chết, đơn giản vì lúc đó dân chúng khơng thể chịu đựng thêm một cuộc chiến nào khác.
Một kẻ thù quan trọng vừa được loại bỏ. Peter Đại đế, bấy giờ tự xưng là Hoàng đế của đế quốc Nga bắt đầu củng cố được thế lực của mình và bành trướng ra mọi hướng: châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư và cả châu Á.
Bản đồ này cho thấy hành trình của Charles XII, Vua Thụy Điển, nhà phiêu lưu trẻ tuổi đầy táo bạo, người đã hành quân qua Ba Lan để tiến vào Nga, rồi sau đó hối hả từ Thổ Nhĩ Kỳ quay về Stralsund và thiệt mạng trong khi vây thành tại Na Uy.