Ðấng Giác Ngộ và quê hương xa xô

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 42 - 46)

Đến đây ta hãy cùng nhau đi về phía bên kia của quả địa cầu. Ta hãy đến thăm Ấn Độ và Trung Hoa để xem cùng thời với những cuộc chiến Ba Tư, điều gì đã xảy ra trên những miền đất xa xôi này.

Cũng như vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ có một nền văn minh lâu đời. Vào thời hưng thịnh của người Sumer ở thành Ur, tức là khoảng 2500 trước Công ngun, ở thung lũng sơng Ấn có một thành phố thịnh vượng. (Sơng Ấn là một con sông rất lớn chảy qua địa phận của nước Pakistan ngày nay). Đó là thành Mohenjo Daro, có đầy đủ đường sá, cống rãnh, kênh đào, kho thóc và nhà xưởng. Cho đến những năm 1920 người ta mới phát hiện ra sự tồn tại của thành phố này. Trong khi khai quật người ta tìm thấy những di tích thú vị khơng kém gì những đống đổ nát của thành Ur. Mặc dù hầu như khơng biết gì về những cư dân đầu tiên của Mohenjo Daro chúng ta biết rằng về sau những dân tộc khác đã đến sống ở đó - đây cũng chính là tổ tiên của người Bắc Ấn Độ và Pakistan ngày nay. Những người này nói một thứ tiếng khơng chỉ gần với tiếng nói của người Ba Tư và người Hy Lạp, mà còn khá giống với người La Mã (Roman) và người Teuton. Ví dụ, từ ‘người cha’ trong tiếng Ấn cổ là pitar, tiếng Hy Lạp là patèr và tiếng Latin là páter.

Vì tiếng nói của người Ấn Độ và người châu Âu khá gần nhau nên người ta gộp chung những ngôn ngữ này thành Hệ ngôn ngữ Ấn - Âu. Đến nay ta vẫn chưa thể nói chắc chắn rằng những dân tộc này thực sự có liên hệ gốc gác với nhau hay khơng. Nhưng dù sao thì trong lịch sử các dân tộc thuộc ngữ hệ Ấn - Âu cũng xâm lược Ấn Độ dữ dội như kiểu người Dorian xâm lược Hy Lạp vậy. Và có lẽ họ cũng từng biến người bản xứ thành nơ lệ.

Vào thời đó vùng đất này hầu như luôn nằm dưới sự cai quản của những kẻ xâm lược. Cũng giống như người Sparta, họ giữ khoảng cách với nô lệ bản xứ. Việc phân chia giai tầng trong xã hội ở Ấn Độ (còn gọi là chế độ đẳng cấp) bắt nguồn vào giai đoạn này. Theo đó những người làm nghề khác nhau thì thuộc những tầng lớp khác nhau và không được chuyển sang tầng lớp khác. Chẳng hạn chiến binh thì chỉ được làm mỗi một nghề chiến binh mà thôi, con cái của họ lớn lên cũng phải đi chiến đấu vì họ thuộc tầng lớp chiến binh. Các đẳng cấp khác cũng nghiêm ngặt như vậy, chẳng hạn như nông dân hay thợ thủ công. Người nào làm nơng thì khơng bao giờ được đi học nghề làm thợ cả và ngược lại. Con cái phải theo tầng lớp của cha mẹ. Người ta cũng khơng có quyền lấy vợ hay chồng khác đẳng cấp với mình, hay thậm chí là khơng được ngồi ăn chung một mâm.

Tầng lớp cao nhất trong xã hội là tu sĩ - còn gọi là Bà la môn (Brahmin) - cao hơn cả chiến binh. Công việc của họ là làm nghi lễ cúng thần linh và chăm sóc đền đài. Cũng như ở Ai Cập, họ được xem là những người thông thái, biết được những điều thiêng liêng nhất. Họ phải học thuộc lòng tất cả kinh kệ để truyền lại chính xác cho đời sau. Họ làm cơng việc này hơn một ngàn năm, cho đến khi có chữ viết để ghi lại.

Trong xã hội nhiều tầng lớp đó có một nhóm người luôn bị xa lánh. Họ là những người cùng khổ -pariah, chuyên làm những cơng việc bẩn thỉu và khó nhọc nhất. Thậm chí đến cả những người thuộc đẳng cấp thấp nhấp cũng ghê tởm không dám chạm vào họ, sợ vấy bẩn. Vì vậy mà họ cịn bị gọi là những kẻ hạ đẳng, không ai muốn đụng vào (trong tiếng Anh là ‘the untouchables’). Họ còn không được phép dùng chung nguồn nước với những người Ấn thuộc tầng lớp khác và đi đâu cũng phải nhìn trước sau để bóng của họ khơng đụng vào ai cả, vì chỉ cần như thế thơi cũng đã vấy bẩn rồi. Con người ta có thể ác độc như vậy đó em à.

Nhưng nói vậy khơng có nghĩa là người Ấn Độ là một dân tộc độc ác. Ngược lại, những tu sĩ người Ấn là những người rất nghiêm trang và sâu sắc. Họ thường bỏ vào rừng ngồi thiền, một mình, khơng ai quấy rầy để chiêm nghiệm những vấn đề hóc búa nhất. Trong khi thiền họ nghĩ về những vị thần linh của họ mà cao nhất là Brahma, Đấng Tối Cao, thiêng liêng nhất trong các vị thần. Khi ngồi thiền các tu sĩ cảm nhận được hơi thở của Đấng Tối Cao bao trùm thế giới tự nhiên - che phủ hết thảy thần linh và con người, thú vật và cây cối. Họ cảm thấy sự hiện diện của Brahma ở vạn vật: trong ánh nắng mặt trời, trong cây cối nảy mầm, khi lớn lên và khô héo đi. Brahma có ở khắp mọi nơi, y như khi ta hịa một chút muối vào nước thì từng giọt nước đều có vị mặn. Trong vạn vật thiên nhiên, trong mọi chu kỳ biến đổi ta chỉ thấy được bề mặt của sự vật. Linh hồn là một phần của con người, khi người chết đi linh hồn có thể nương náu vào một con hổ, con trăn hay bất kỳ một con vật khác - cứ thế vòng luân hồi chỉ chấm dứt khi linh hồn trở nên trong sáng và hòa vào Đấng Tối Cao. Hơi thở thiêng liêng của Brahma được xem là tinh túy của vạn vật. Để giúp cho những tín đồ hiểu được điều này, các tu sĩ người Ấn dùng một cách thật đơn giản và thú vị. Họ chỉ cần nói ‘Đây cũng là ngươi’ và theo đó thì mọi thứ chung quanh đều gắn liền với bản thân ta, vì tất cả đều mang hơi thở của Brahma.

Những tu sĩ người Ấn còn nghĩ ra một phương pháp phi thường để có thể cảm nhận được vạn vật giao hòa dưới quyền năng của Brahma. Họ ngồi giữa rừng sâu và chỉ nghĩ về Brahma, không vướng bận điều gì khác. Cứ thế họ nghĩ suốt hàng giờ, hàng ngày, rồi đến hàng tuần rồi qua năm tháng. Họ ngồi trên mặt đất, lưng thẳng và tĩnh lặng. Chân họ xếp bằng và mắt hơi cúi xuống. Họ thở thật nhẹ và ăn rất ít - thậm chí vài người trong số họ còn tự hành xác bằng nhiều cách đặc biệt, để tự thanh lọc chính mình hầu cảm nhận được hơi thở thiêng liêng của thần linh.

Cách đây ba ngàn năm ở Ấn Độ có rất nhiều tu sĩ như vậy và đến ngày nay vẫn cịn. Trong số đó có một tu sĩ khác với hết thảy. Ngài là Tất Đạt Đa (Guatama) xuất thân từ dòng dõi quý tộc và sống vào khoảng năm trăm năm trước Công nguyên.

Chuyện kể rằng Tất Đạt Đa, mà sau này được biết đến là ‘Đấng Giác Ngộ’ hay Đức Phật, sinh ra và lớn lên trong nhung lụa giàu sang. Ngài có đến ba cung điện, mỗi cung điện để ở một mùa, hết hè, đông rồi sang mùa mưa. Trong cung điện nào cũng có âm nhạc du dương. Cha của Tất Đạt Đa không muốn con mình bước chân ra khỏi nơi chốn sang trọng đó, để khơng bao giờ phải thấy những cảnh khổ đau ở đời. Thế là không một ai già yếu, ốm đau hay buồn bã được phép lại gần Tất Đạt Đa cả.

Nhưng rồi một ngày nọ, Tất Đạt Đa lệnh cho người hầu đánh xe chở mình đi ra khỏi cung điện. Trên đường đi Ngài thấy một người già lưng còng và thắc mắc tại sao. Người đánh xe đành phải giải thích chuyện già nua ốm yếu ở đời. Trên đường trở về cung, Tất Đạt Đa chìm đắm trong suy tư. Lần khác, Ngài trông thấy một người bị ốm. Chưa bao giờ biết thế nào là đau ốm bệnh tật

nên Ngài càng đăm chiêu hơn khi trở về cung với người vợ và đứa con nhỏ. Lần thứ ba Ngài trông thấy một người chết.

Lần này Ngài không về cung nữa. Gặp một tu sĩ trên đường, Ngài quyết định cũng sẽ đi vào rừng sâu và ngồi suy nghĩ về những khổ đau trên thế gian này như tuổi già, đau ốm và cái chết.

Về sau, Tất Đạt Đa kể lại rằng: ‘Và thế là trong những năm tháng sung mãn nhất của tuổi trẻ, trong khi sức khỏe dồi dào và màu tóc cịn đen, mặc cho cha mẹ khóc lóc van xin, ta xuống tóc cạo râu, khốc áo thơ và từ bỏ mái nhà ra đi.’

Trong sáu năm sau đó Tất Đạt Đa sống cuộc đời của một nhà tu sám hối và khổ hạnh. Ngài ngồi thiền, chiêm nghiệm sâu sắc và chịu nhiều khổ ải hơn mọi ẩn sĩ khác. Ngài gần như khơng cịn thở nữa và chịu nhiều đau đớn thể xác. Ngài ăn ít đến nỗi ngất đi vì yếu sức. Vậy mà, trong chừng đó năm, Ngài vẫn chưa tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn. Bởi vì Ngài vẫn chưa ngộ ra được bản chất của thế giới này. Ngài nghĩ về những nỗi buồn, những đau đớn và khổ nhục của con người - vòng ‘sinh, lão, bệnh, tử’- khi con người sinh ra, già đi, ốm yếu rồi từ giã cõi đời. Bao nhiêu suy tư cũng không làm Ngài ngi lịng.

Rồi dần dần Ngài bắt đầu ăn uống trở lại. Sức khỏe khá dần lên và Ngài thở đều như người bình thường. Những tu sĩ trước đây ngưỡng mộ Ngài bây giờ dè bỉu, khinh miệt, nhưng Ngài không để ý đến họ. Thế rồi một đêm khi ngồi dưới tán cây sung giữa một khoảng rừng thưa, Ngài chợt ngộ ra chân lý. Vậy là cuối cùng Ngài cũng hiểu được suốt bao năm qua mình tìm kiếm điều gì. Như thể bên trong tâm hồn có một ánh đèn vừa được thắp lên. Vậy là Ngài trở thành ‘Đấng Giác Ngộ’- Đức Phật và lên đường truyền lại chân lý đó cho mọi người.

Chẳng lâu sau Ngài gặp được nhiều người cùng chí hướng. Họ tin tưởng rằng Ngài đã tìm ra được cách thốt khỏi những khổ đau ở đời. Họ theo Ngài và lập nên một ‘dòng tu’ gồm những người tu hành. Sau khi Ngài qua đời, ‘dịng’ này vẫn được gìn giữ và cịn đến ngày nay ở nhiều nước phương Đông. Những tu sĩ Phật giáo ngày nay vẫn mặc áo vàng và sống khổ hạnh như ngày xưa.

Chắc em đang muốn biết điều gì đã xảy ra với Tất Đạt Đa khi Ngài ngồi dưới tán cây sung - mà về sau được gọi là cây bồ đề. Điều gì đã xóa đi những hồi nghi và đem đến sự thanh thản trong tâm hồn. Nếu muốn ta giải thích cho em rõ, em cũng phải tập trung suy nghĩ nhiều lắm đó. Dù sao Tất Đạt Đa phải suy nghĩ đến sáu năm, khơng nghĩ đến việc gì khác kia mà.

Ý tưởng mà Tất Đạt Đa ngộ ra được, lời giải cho những khổ đau ở đời là như thế này: nếu ta muốn tránh khổ đau thì ta phải bắt đầu từ chính bản thân mình trước, bởi mọi khổ đau đều bắt nguồn từ dục vọng.

Thế này nhé. Giả sử em buồn vì em khơng có được một thứ gì đó mà em rất thích, một cuốn truyện hay đồ chơi gì đó chẳng hạn, em sẽ có hai sự lựa chọn: hoặc là em tìm mọi cách để có được nó, hoặc là em thơi khơng muốn nó nữa. Nếu thực hiện được một trong hai cách đó thì em sẽ khơng buồn nữa. Đức Phật dạy ta rằng nếu ta biết dừng lại ham muốn lại, kiềm chế lịng tham của chính mình trước sự sung sướng, tiện nghi, danh vọng và tình cảm ta sẽ khơng cịn cảm thấy đau khổ nữa. Người khơng cịn ham muốn là người khơng cịn đau khổ. Khơng cịn khẩu vị thì khơng phải chịu đắng cay.

Tới đây ta cũng đốn được em đang nghĩ gì: ‘Nói thì hay vậy, nhưng làm sao người ta từ bỏ được ước muốn của mình!’ Đức Phật lại nghĩ khác. Ngài nghĩ rằng con người hồn tồn có thể làm chủ được ham muốn của mình, nhưng để làm được vậy ta phải rèn luyện, có khi là hàng năm trời mới thành cơng. Nói cách khác, lúc đó con người làm chủ được bản thân, như cách người quản tượng điều khiển được voi vậy. Theo đó, thành tựu lớn nhất của đời người là tự xóa bỏ được tất cả ham muốn. Đức Phật đã có được sự thanh thản trong tâm hồn - tâm thế bình an của một người không cịn ước muốn gì nữa, một người sống tử tế với những người chung quanh mà khơng địi hỏi điều gì. Đức Phật cũng dạy rằng một khi đã làm chủ được ý muốn của mình con người sẽ khơng phải hóa kiếp nữa. Chỉ có những linh hồn vướng bận cuộc sống mới phải đầu thai. Nói theo ngơn ngữ Phật giáo thì thốt ra khỏi kiếp ln hồi tức là đã đạt đến Niết Bàn và khơng cịn phải chịu bất kỳ đau khổ gì nữa.

Đây cũng chính là sự Giác Ngộ mà Đức Phật đã đạt đến khi Ngài ngồi dưới cây bồ đề: lúc Ngài nhận ra rằng thay vì trở thành nơ lệ cho ham muốn, ta hồn tồn có thể thốt ra khỏi ham muốn của chính mình. Ví như khi ta khát nước nhưng ta khơng nghĩ đến nước nữa thì cảm giác khát nước cũng sẽ qua đi. Đức Phật cho đây chính là câu trả lời thỏa đáng nhất, thay vì bị dày vị vì khơng chịu từ bỏ ham muốn hay chạy theo ham muốn một cách mù quáng.

Trong cuộc sống, quan trọng nhất vẫn là tìm ra được một sự cân bằng cần thiết trong suy nghĩ, lời nói, hành động và cách sống, làm sao để dung hòa được tham vọng, lương tâm và tư tưởng của chính mình.

Đây cũng chính là thơng điệp thiết yếu nhất trong các bài giảng của Đức Phật. Những bài giảng đó đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho nhiều người, và Phật giáo ra đời từ đó. Ngày nay trên thế giới có nhiều Phật tử như số người theo đạo Cơ Đốc vậy. Phật giáo đặc biệt phổ biến ở Đông Nam Á, Sri Lanka, Tây Tạng, Trung Quốc và Nhật Bản. Nhưng khơng nhiều Phật tử có thể noi theo lời Phật để tìm được sự thanh thản trong tâm hồn.

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)