Phân chia thế giớ

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 175 - 181)

Đến đây câu chuyện lịch sử thế giới đã đi vào thời thanh niên của bố mẹ ta. Với ta, lịch sử ở giai đoạn này là những gì được nghe bố mẹ kể lại. Nào là chuyện lần đầu tiên trong nhà có khí đốt để sưởi, rồi có đèn điện, rồi đến điện thoại. Ngồi phố người ta bắt đầu lắp đặt những đường xe điện và chẳng lâu sau đó thì ơ tơ xuất hiện. Những vùng ngoại ơ được mở rộng ra, nhà cửa của công nhân mọc lên. Những nhà máy với hàng ngàn công nhân ngày đêm bận rộn với một khối lượng công việc mà có lẽ hàng trăm ngàn người thợ trước đây mới làm nổi.

Nhưng rồi những núi vải vóc, giày dép, thức ăn đóng hộp, nồi niêu xoong chảo được sản xuất mỗi ngày đó sẽ đi về đâu? Đương nhiên, người ta sẽ bán chúng cho các hộ gia đình, nhưng cũng chỉ bán được đến một mức nào đó.

Chẳng mấy chốc, chỉ cần có cơng ăn việc làm, người ta có thể mua được cịn nhiều giày dép quần áo hơn những người thợ ngày xưa tự làm ra. Mọi thứ trở nên rẻ hơn rất nhiều nên mặc dù đôi khi chúng không được bền lắm, người ta vẫn đủ tiền để mua cái mới thay thế. Nhưng vẫn không thể nào mua được hết số hàng hóa khổng lồ này.

Vậy là từng núi hàng hóa bị tồn kho và nhà máy khơng thể tiếp tục sản xuất được nữa. Cho đến một lúc nào đó nhà máy phải đóng cửa. Nhưng nếu nhà máy đóng cửa thì cơng nhân sẽ mất việc làm và khơng có tiền để mua gì cả, vậy là hàng hóa càng bán chậm hơn. Tình cảnh này được gọi là khủng hoảng kinh tế.

Để tránh một cuộc khủng hoảng như vậy mỗi nước tìm cách bán càng nhiều hàng càng tốt. Bán trong nước khơng hết thì phải tính đến chuyện bán ở nước ngồi, nhất là ở những nơi chưa có nhà máy và người ta vẫn chưa có đủ giày dép quần áo, chẳng hạn như châu Phi.

Vậy là các nước đã cơng nghiệp hóa đổ xơ vào cuộc chạy đua tìm kiếm những thuộc địa xa xơi. Càng xa càng tốt. Các thuộc địa khơng chỉ giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa mà cịn là nguồn cung cấp nguyên liệu, ví dụ như bơng để dệt vải hay dầu để chế tạo xăng.

Nhưng ối ăm thay, càng nhiều ngun liệu thì nhà máy lại càng sản xuất nhiều hơn và như thế cuộc đua tìm thuộc địa lại được kích động. Những người thất nghiệp triền miên cũng bắt đầu nghĩ đến chuyện di cư sang những nơi xa xơi đó.

Rốt cuộc, sở hữu thuộc địa trở thành nhu cầu bức thiết của các nước châu Âu. Nhưng chẳng ai thèm quan tâm đến những người dân thuộc địa nghĩ gì. Và chắc em cũng đốn được bi kịch gì sẽ xảy ra nếu họ dám đứng lên phản đối những kẻ xâm lược này.

Trong cuộc chạy đua tìm kiếm thuộc địa và phân chia thế giới, người Anh chiếm ưu thế rõ rệt. Họ có thuộc địa tại Ấn Độ, Australia và Bắc Mỹ trong hàng thế kỷ. Người Anh cịn có nhiều thuộc địa ở châu Phi và ảnh hưởng của họ ở Ai Cập rất mạnh. Người Pháp cũng khá nhanh chân. Bấy

giờ họ đã chiếm được Đông Dương và nhiều vùng ở châu Phi, gồm có cả sa mạc Sahara mà ngồi diện tích khổng lồ ra thì cũng chẳng có gì khác đáng kể. Người Nga khơng có thuộc địa vì đất nước của họ vốn đã rất rộng lớn và lúc đó họ vẫn chưa có nhiều nhà máy. Họ chỉ muốn bành trướng về phía châu Á, vươn ra cửa biển để bn bán. Nhưng người Nhật, những học trị xuất sắc của người châu Âu mà ta đã kể em nghe, không để cho họ thực hiện ý định này. Năm 1905, một cuộc chiến kinh hoàng nổ ra giữa Nga và Nhật. Đế quốc hùng mạnh của Nga hoàng bị đánh bại và phải nhượng lại một số vùng đất cho nước Nhật nhỏ bé. Bấy giờ người Nhật cũng có nhiều nhà máy và vì thế cũng muốn tìm thuộc địa, khơng phải chỉ để bán hàng mà cịn vì đảo quốc của họ từ lâu đã trở nên quá chật chội.

Và cũng thật dễ hiểu vì sao hai quốc gia mới được thành lập, Đức và Ý xếp cuối bảng trong cuộc đua này. Trước kia, khi chưa thống nhất họ chưa thể nghĩ đến việc đi chinh phục các xứ sở xa xơi. Vậy là bấy giờ họ hối hả tìm cách lấy lại những cơ hội đã bị bỏ lỡ qua hàng thế kỷ. Sau một hồi giành giật người Ý chiếm được một vài dải đất hẹp ở châu Phi. Nước Đức lúc đó giàu hơn và có nhiều nhà máy hơn, vì thế nhu cầu thuộc địa càng bức thiết. Nhờ có Bismarck, nước Đức giành được những dải đất rộng hơn, phần lớn ở châu Phi cùng với một số đảo ở Thái Bình Dương.

Nhưng bao nhiêu thuộc địa cũng chưa đủ. Nhờ có thuộc địa, các nhà máy tiếp tục mọc lên, hàng hóa lại ra đời và như thế lại cần có thêm nhiều thuộc địa. Nhu cầu này khơng hẳn xuất phát từ lòng tham quyền lực mà là một nhu cầu kinh tế có thật. Nhưng lúc đó thế giới đã được phân chia xong. Nước nào muốn có thuộc địa mới hoặc đơn giản là muốn giữ thuộc địa cũ khỏi bị những người láng giềng mạnh hơn giành giật thì chỉ có cách đánh nhau, hoặc ít nhất là phải liên tục đe dọa đối thủ. Vậy là mỗi quốc gia lại gầy dựng quân đội và tàu chiến để luôn ở trong thế sẵn sàng, nhất là với những nước từ lâu đã có thế lực lớn.

Nhưng khi đế quốc Đức tham dự vào trị chơi này, cũng đóng tàu chiến và tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở châu Á và châu Phi, thì những cường quốc khác trở nên nóng mặt. Đến một lúc nào đó, tất cả đều tin chắc rằng xung đột sẽ xảy ra, khơng sớm thì muộn. Vì thế việc gây dựng quân đội lại càng được đẩy mạnh.

Vậy mà cuối cùng khi Thế chiến thứ nhất chính thức nổ ra, người ta vẫn cảm thấy sửng sốt ngỡ ngàng. Bởi nguyên cớ của chiến tranh không phải là một vụ tranh chấp đất đai nào ở châu Phi hay châu Á. Thủ phạm khơi ngòi nổ chiến tranh lại là nước duy nhất ở châu Âu thời bấy giờ khơng có một thuộc địa nào: Áo. Đế quốc cổ xưa với nhiều dân tộc này vốn không quan tâm đến việc chinh phục những vùng đất xa xôi bên kia thế giới. Nhưng Áo cũng cần có nơi để bán số hàng hóa khổng lồ làm ra ở các nhà máy mỗi ngày. Vậy là cũng giống như từ thời chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, nước Áo tiếp tục bành trướng về phía đơng, cố chiếm những vùng đất vừa thoát khỏi sự cai trị của người Thổ, nơi các nhà máy vẫn chưa mọc lên. Nhưng những dân tộc ở phía đơng này, ví dụ như người Serb, lại không hề muốn bị một đế quốc lớn thơn tính. Mùa xn năm 1914, thái tử Áo bị một người Serb ám sát ngay tại thủ phủ Sarajevo của Bosnia, vùng đất mới bị người Áo chiếm.

Các tướng lĩnh và chính khách Áo lúc đó kiên quyết tun chiến với Serbia. Họ phải trả thù cho thái tử và dằn mặt người Serb. Lo ngại sự bành trướng của nước Áo, người Nga quyết định tham chiến, và với tư cách là đồng minh của Áo, quân Đức cũng có mặt. Sự hiện diện của người Đức làm thổi bùng lên những mối mâu thuẫn đã có từ xa xưa. Đầu tiên là Pháp, kẻ thù số một

của họ. Quân Đức lên đường, tiến thẳng qua Bỉ để vào tấn công Paris. Lo ngại trước khả năng người Đức chiến thắng và sẽ trở thành thế lực mạnh nhất, người Anh cũng quyết dự phần. Chẳng lâu sau dường như cả thế giới đều chống lại Đức và Áo. Hai quốc gia này phải liên tục đối mặt với quân đội của phe Hiệp ước (hàm ý chỉ những nước có chung kẻ thù). Đức và Áo nằm ở trung Âu và vì thế trở thành phe Liên minh trung tâm.

Đội quân khổng lồ của người Nga bắt đầu tiến về phía trước nhưng chỉ sau vài tháng đã bị chặn đứng. Thế giới chưa bao giờ chứng kiến một cuộc chiến kinh hoàng đến vậy. Hàng triệu nối tiếp hàng triệu người bước vào chiến trận triền miên. Ngay cả người châu Phi và người Ấn Độ cũng phải cầm súng lên đường chiến đấu.

Khi đến sông Marne không xa Paris thì quân Đức bị chặn lại. Kể từ lúc này những trận chiến thực sự, kiểu giống như thời xa xưa trở nên hiếm hoi. Hai phe chuyển sang đào chiến hào. Họ dựng trại đối mặt với nhau dọc theo những chiến hào tưởng như không dứt đó.

Ngày qua ngày họ nã súng vào nhau, và thỉnh thoảng lại có những cuộc tấn cơng bất ngờ xuyên qua hàng rào kẽm gai và những chiến hào đã bị nổ tung, trên một vùng đất hoang tàn khói lửa và chất đầy xác người.

Năm 1915, Ý quay sang tuyên chiến với Áo, mặc dù trước đây hai nước từng là đồng minh. Vậy là có thêm những trận chiến trên những dãy núi đầy băng tuyết ở Tirol. So với lòng dũng cảm và tinh thần chịu đựng của những người lính bình thường lúc đó thì đến cả kỳ tích vượt dãy Alps của Hannibal ngày xưa cũng trở nên chẳng còn ấn tượng mấy.

Người ta đánh nhau trên trời bằng máy bay, thả bom xuống những thành phố yên bình, đánh chìm những con tàu vơ tội, quần nhau trên mặt biển và ở cả dưới lòng biển, giống như Leonardo da Vinci đã dự đoán. Con người tiếp tục phát minh ra những thứ vũ khí kinh hồng có thể giết và làm thương tổn hàng ngàn người mỗi ngày, trong đó đáng sợ nhất là khí độc, làm cho người hít vào chết trong đau đớn. Những loại khí thế này được bơm vào khơng khí hoặc được cho vào lựu đạn và phóng thích khi phát nổ. Người ta cịn làm ra xe thiết giáp và xe tăng lừng lững di chuyển chậm rãi qua chiến hào và bờ tường, cán nát mọt thứ trên đường đi.

Người dân Đức và Áo trở nên kiệt quệ. Họ dường như khơng cịn gì để ăn, khơng có áo mặc, khơng có than đốt và khơng có cả ánh sáng. Những người phụ nữ phải xếp hàng đến hàng giờ liền trong giá lạnh để mua một mẩu bánh mì bé tẹo hay củ khoai tây đã bị mốc.

Ngay lúc đó một tia hi vọng lóe lên. Năm 1917 một cuộc cách mạng nổ ra ở Nga. Nga hoàng buộc phải thối vị. Chính quyền tư sản lên thay vẫn muốn tiếp tục tham chiến, đi ngược ý muốn của dân chúng. Vậy là cuộc nổi dậy thứ hai nổ ra. Công nhân nhà máy dưới sự lãnh đạo của Lenin đứng lên giành chính quyền. Họ chia ruộng đất cho nông dân, tịch thu tài sản của người giàu và quý tộc và cố gắng áp dụng những nguyên tắc của Karl Marx vào việc cai quản đất nước. Nhưng rồi các thế lực bên ngoài bắt đầu can thiệp. Những trận chiến kinh khủng lại tái diễn và hàng triệu người thiệt mạng. Những người kế nhiệm Lenin đã điều hành nước Nga trong nhiều năm sau đó.

Người Đức kéo về được một phần binh lính từ mặt trận phía đơng nhưng cũng khơng làm thay đổi được tình hình vì ngay lúc đó kẻ thù ở mặt trận phía tây được tiếp sức với một đội quân mới: người Mỹ bắt đầu tham chiến.

Tuy vậy quân Đức và Áo vẫn cầm cự được thêm một năm nữa. Họ dồn hết sức lực vào nỗ lực cuối cùng ở mặt trận phía tây và gần như đã giành được chiến thắng. Nhưng rồi cũng đến lúc họ kiệt sức.

Và năm 1918, khi tổng thống Mỹ Wilson kêu gọi một nền hịa bình cơng bằng, trong đó mỗi nước tự định đoạt số phận của mình thì những người lính lần lượt bỏ hàng ngũ. Đức và Áo buộc phải đồng ý ngừng bắn. Những người lính lên đường trở về nhà với gia đình đang đói khát của họ.

Diễn biến tiếp theo là những cuộc cách mạng ở những nước tưởng như đã khánh kiệt. Hoàng đế của Áo và Đức phải thoái vị, các dân tộc của đế chế Áo - người Czech, người Slovak, người Hungary, người Ba Lan và người Nam Tư đều tuyên bố độc lập và thiết lập những quốc gia mới. Sau đó, như lời kêu gọi của tổng thống Wilson, những cuộc đàm phán đã được tổ chức tại các cung điện hoàng gia lâu đời như điện Versailles, St. Germain và Triannon. Ba nước Áo, Hungary và Đức đều gởi đoàn đại biểu đến dự nhưng khi đến nơi mới phát hiện ra rằng họ không được dự đàm phán. Nước Đức bị cho là thủ phạm chính của chiến tranh, và vì thế phải bị trừng trị thích đáng.

Khơng chỉ bị tước sạch các thuộc địa và buộc phải nộp những khoản bồi thường khổng lồ hàng năm cho phe chiến thắng, người Đức còn phải ký một tuyên bố chính thức thừa nhận rằng họ là thủ phạm duy nhất gây ra cuộc chiến. Số phận của Áo và Hungary cũng khơng hơn gì. (Những gì em vừa đọc ở đây là những điều ta biết được khi lần đầu tiên viết cuốn sách này, nhưng em hãy đọc thêm phần giải thích của ta ở chương cuối cùng).

Mười một triệu người chết trong Thế chiến thứ nhất và nhiều vùng đất bị tàn phá thảm hại. Những đau khổ do chiến tranh gây ra vượt ngoài sức tưởng tượng.

Nhưng mặt khác nhân loại cũng đã tiến được thêm những bước dài trên con đường làm chủ tự nhiên. Bấy giờ người ta có thể ngồi một chỗ mà nói chuyện bằng điện thoại dễ dàng với bạn bè phía bên kia quả địa cầu ở Australia, hay bật radio để nghe một buổi hòa nhạc ở London hay chương trình dạy ni ngỗng ở Bồ Đào Nha.

Người ta cũng xây nên những tòa nhà khổng lồ, còn to lớn hơn cả kim tự tháp hay nhà thờ Thánh Peter ở Rome. Các loại máy bay chiến đấu cũng ra đời, mỗi chiếc có thể gây thương vong nhiều hơn cả Hạm đội bất khả chiến bại của vua Tây Ban Nha Philip I. Nhiều căn bệnh nguy hiểm cũng dần có thuốc chữa.

Và khơng thể không kể đến những khám phá kỳ diệu. Các nhà khoa học đã tìm ra những cơng thức mơ tả nhiều hiện tượng tự nhiên. Những công thức này rối rắm đến nỗi không phải ai cũng hiểu được. Nhưng nhờ đó người ta đã dự đốn chính xác được nhiều thứ, chẳng hạn đường đi của các ngôi sao.

Mỗi ngày qua đi con người lại biết thêm một điều mới về bản chất của tự nhiên, và cả bản chất của chính mình. Nhưng bóng ma nghèo đói vẫn cịn đó. Vẫn có hàng triệu người trên trái đất khơng có cơng ăn việc làm và mỗi năm hàng triệu người vẫn chết vì nạn đói. Nhưng chúng ta vẫn không thôi hy vọng ở một tương lai tốt đẹp hơn - mọi thứ phải tốt đẹp hơn!

Em hãy hình dung thời gian cũng như một dịng sơng và chúng ta đang ngồi trên máy bay bay ngang qua dịng sơng đó. Từ trên máy bay nhìn xuống, đầu tiên em sẽ thấy được hang động của

những người săn voi cổ và những cánh đồng trồng ngũ cốc thời xa xưa. Những chấm nhỏ xa xa là các kim tự tháp và Tháp Babel. Trên những vùng đất thấp người Do Thái đang chăn đàn gia súc. Cịn phía bên kia chính là biển cả mà người Phoenicia từng lênh đênh đi buôn bán. Vật trơng giống như ngơi sao trắng sáng cả một góc trời về phía xa chính là thành Acropolis, biểu tượng của nghệ thuật Hy Lạp.

Cịn nữa, đâu đó bên kia thế giới là những cánh rừng âm u và hùng vĩ, nơi các vị ẩn sĩ Ấn Độ ngồi thiền và Đức Phật giác ngộ. Rồi ta còn nhác thấy Vạn lý trường thành của Trung Hoa và những đống đổ nát ở Carthage.

Trong những đấu trường bề thế, người La Mã đang mải xem các giáo dân Cơ Đốc bị thú dữ xé thành từng mảnh. Những đám mây đen về phía chân trời báo hiệu cơn bão của Thời di cư còn ở những cánh rừng bên dịng sơng ngay đó, các tu sĩ bắt đầu truyền đạo cho bộ lạc Giéc-manh đầu

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 175 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)