Những cuộc chiến mớ

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 55 - 60)

Alexander chỉ đi về phía Đơng. Mặc dù nói vậy cũng chưa chính xác lắm. Nhưng đúng là phần đất về Tây của Hy Lạp không hấp dẫn nổi ông. Ở đó chỉ có vài thuộc địa của người Phoenicia và người Hy Lạp cùng với một vài bán đảo đầy cây cối, nơi ở của những bộ lạc nông dân tự trị. Một trong những bán đảo đó chính là nước Ý ngày nay, cũng là quê hương của người La Mã. Vào thời của Alexander, Đế chế La Mã mới chỉ là một mảnh đất nằm giữa nước Ý còn Rome là một thành phố rất nhỏ với những con đường chằng chịt, bao quanh là tường thành vững chắc.

Người thành Rome rất kiêu hãnh. Họ thích kể lại những câu chuyện về quá khứ oanh liệt và lúc nào cũng tin tưởng vào một tương lai rạng rỡ. Theo lời họ thì lịch sử của dân La Mã khởi nguồn từ thành Troy cổ đại. Một người thành Troy tên là Aeneas bỏ trốn đến nước Ý. Hậu duệ của Aeneas là hai anh em sinh đôi Romulus và Remus, con của Mars - thần chiến tranh. Hai anh em lớn lên trong rừng rậm từ dịng sữa của một con chó sói. Huyền thoại La Mã kể rằng Romulus là người lập ra thành Rome, vào năm 753 trước Công nguyên. Người La Mã dùng mốc này để tính thời gian, cũng như người Hy Lạp dựa vào năm tổ chức Olympic. Ví dụ năm 100 theo lịch La Mã chính là năm 653 trước Cơng ngun.

Người La Mã có rất nhiều chuyện kể về quá khứ vinh quang của thành phố nhỏ bé quê hương họ. Nào là chuyện về vua chúa, cả tốt lẫn xấu, chuyện về chiến tranh với những thành láng giềng - mà thực ra nói là những làng chung quanh cũng khơng sai lắm. Vua thứ bảy và cũng là vua cuối cùng của người La Mã là Tarquin Kiêu hãnh bị tên quý tộc Brutus ám sát. Kể từ đó về sau quyền lực ln nằm trong tay giới quý tộc. Họ còn được gọi là ‘patrician’, nôm na là ‘cha đẻ của thành phố’- mặc dù ngày đó vẫn chưa có dân thành thị mà chỉ có những gia đình địa chủ với những cánh đồng rộng bát ngát. Những người này có quyền bổ nhiệm quan chức để cai quản thành phố, sau khi khơng cịn vua chúa nữa.

Ở Rome, chức quan cao nhất là quan chấp chính tối cao. Lúc nào cũng có hai người giữ chức này và họ chỉ được làm trong một năm. Sau một năm phải có quan chấp chính mới. Đương nhiên ở thành Rome lúc đó khơng chỉ có giới q tộc, nhưng một người khơng có tổ tiên oanh liệt hay đất đai rộng lớn thì hầu như khơng có quyền lực gì cả. Những người này thuộc tầng lớp bình dân, giống như một đẳng cấp ở Ấn Độ vậy. Người bình dân và người q tộc khơng thể cưới nhau. Người bình dân khơng bao giờ được làm quan chấp chính tối cao. Thậm chí cịn khơng được phát biểu tại Hội đồng thành phố được tổ chức trên sân thần Mars bên ngồi cổng thành. Nhưng nguời bình dân ở Rome khá đơng đúc và cứng đầu bướng bỉnh khơng kém gì q tộc. Khơng như người Ấn Độ, họ không chấp nhận sự phân chia giai cấp đó. Nhiều lần họ dọa sẽ bỏ thành ra đi nếu không được đối xử tử tế hơn và chia phần ruộng đất. Sau hơn một trăm năm đấu tranh rịng rã, người bình dân cuối cùng cũng có được quyền lợi bình đẳng. Từ đó trở đi hai chức quan chấp chính tối cao được giao cho một người bình dân và một người thuộc giới quý

tộc cùng nắm giữ. Công lý được thực hiện. Thời điểm này cũng trùng với thời của Alexander Đại đế.

Qua đó em cũng hiểu được một phần nào tính cách của người La Mã. Họ không nhạy bén và sáng tạo như người Athens. Họ cũng không say sưa cái đẹp, kiến trúc, điêu khắc hay thơ ca. Họ cũng không dành thời gian chiêm nghiệm về thế giới và cuộc sống.

Nhưng một khi họ đã muốn làm điều gì, họ sẽ làm cho bằng được, cho dù có phải tốn hàng trăm năm. Người La Mã là những người nông dân thực thụ, trái ngược hồn tồn với tính cách bay bổng phiêu lưu của những thủ thủy Athens. Với người La Mã khơng có gì quan trọng hơn nhà cửa, gia súc và đất đai của họ. Họ khơng thích thú gì chuyện đi đây đó, cũng khơng thèm lập ra thuộc địa nào cả. Họ u mảnh đất q hương mình và ln muốn làm cho nó giàu đẹp hơn. Họ sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì mảnh đất đó. Ngồi mảnh đất q hương ra, cịn có một điều khác mà người La Mã hết sức coi trọng: luật pháp. Khoan nói tới tính cơng bằng của luật pháp, mà ở đây chỉ đơn giản là những điều luật được qui định từ trước. Luật của người La Mã được khắc vào mười hai tấm bia bằng đồng đặt giữa chợ. Luật được viết rõ ràng ngắn gọn và lạnh lùng, người dân chỉ cần theo đó mà hành xử. Khơng có ngoại lệ, khơng có sự thương hại hay chiếu cố gì cả. Với họ, luật lệ do ơng cha từ xưa truyền lại luôn luôn đúng.

Có rất nhiều những mẩu chuyện thú vị về tình yêu quê hương của người La Mã cũng như lòng trung thành với luật pháp của họ. Trong đó có những người cha không một chút áy náy khi kết tội tử hình con trai của chính mình, có những anh hùng khơng ngại hi sinh thân mình để cứu lấy những người anh em trên chiến trường.

Đương nhiên đó chỉ là những câu chuyện kể, khơng phải chi tiết nào cũng là sự thật. Nhưng qua đó ta càng thấy rõ được tính cách của người La Mã: nghiêm khắc đến mức thơ bạo mỗi khi có việc gì liên quan đến quê hương hay luật pháp của họ. Khơng gì có thể lay chuyển được người La Mã. Họ khơng bao giờ bỏ cuộc. Cho dù có khó khăn như khi thành phố của họ bị bộ lạc Gaul từ phương Bắc thu tóm và đốt sạch vào năm 390 trước Công nguyên. Họ xây lại thành, củng cố cho mạnh hơn và dần dần lấy lại được chủ quyền ở những thành nhỏ chung quanh.

Vào thời Alexander Đại đế, những cuộc chiến nhỏ giữa các thành khơng cịn thu hút người La Mã nữa, họ muốn chinh phục cả bán đảo rộng lớn. Không như cuộc chinh phạt hoành tráng của Alexander, họ chọn cách đánh theo từng giai đoạn, thu tóm từng thành, từng vùng đất với lịng quyết tâm và ý chí bền bỉ của mình. Thành Rome lúc đó rất giàu mạnh nên những thành chung quanh đều muốn làm đồng minh. Người La Mã khơng ngại gì chuyện có nhiều đồng minh, miễn là họ phải tuân theo lệnh của Rome. Nhưng lỡ có xung đột gì xảy ra, họ dám chống lại Rome thì lập tức sẽ nổ ra chiến tranh và thường thì Rome thắng.

Một cuộc chiến như vậy đã xảy ra giữa Rome với một thành nhỏ ở phía nam nước Ý bấy giờ. Thành nhỏ cầu cứu viện binh từ Pyrrhus - hoàng tử Hy Lạp. Pyrrhus cưỡi voi mang quân đến và đánh tan quân La Mã. Nhưng cái giá phải trả thật là đắt: Pyrrhus mất đi nhiều binh sĩ đến nỗi chuyện kể lại rằng ông đã phải thốt lên: ‘Chỉ cần thắng một trận như thế này nữa thì ta sẽ mất tất cả!’ Đây cũng là nguồn gốc của từ ‘Chiến thắng kiểu Pyrrhus’, trong tiếng Anh là ‘Pyrrhic victory’ thường được dùng để mơ tả một chiến thắng khó nhọc, nhiều mất mát.

Pyrrhus cho rút quân nhanh chóng, nghiễm nhiên người La Mã trở thành chủ của cả miền Nam nước Ý. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Họ muốn chinh phục cả đảo Sicily, nơi có đất đai màu mỡ,

mùa màng tươi tốt, chẳng những thế cịn có nhiều thuộc địa giàu có của người Hy Lạp. Nhưng Sicily lúc đó khơng cịn nằm dưới quyền của người Hy Lạp nữa. Thống trị hòn đảo bấy giờ là người Phoenicia.

Như ta đã kể với em ở các chương trước, cũng như người Hy Lạp, người Phoenicia đi đến nhiều nơi, dựng nên các trạm buôn bán và các thành phố mới. Những thành này chủ yếu ở phía nam Tây Ban Nha và dọc bờ biển Bắc Phi. Carthage là một trong những thành ở Bắc Phi, đối diện với Sicily. Carthage là thành phố giàu có và hùng mạnh nhất trong vòng hàng trăm dặm chung quanh đó, người La Mã cịn gọi những người Phoenicia ở đây là ‘Punics.’ Thành này có những đội tàu đi bn bán qua nhiều vùng đất xa xôi, nhưng họ lại chủ yếu nhận lương thực từ Sicily láng giềng.

Vì thế mà người Carthage trở thành đối thủ đáng gờm đầu tiên của người La Mã. Không như người La Mã, người Carthage không hề hiếu chiến, nhưng họ lại sẵn sàng trả tiền thuê lính chiến đấu. Khi chiến tranh bắt đầu ở Sicily, quân của Carthage đánh bại người La Mã ở những trận đầu tiên - dù gì thì với người La Mã chuyện đóng tàu, đi biển và thủy chiến vẫn còn xa lạ. Họ hầu như chẳng biết gì so với người Hy Lạp. Nhưng cho đến một ngày, một chiếc tàu của Carthage mắc cạn ở Ý. Người La Mã liền dựa theo mẫu đó để nhanh chóng đóng một đội tàu y hệt như vậy chỉ trong vịng có hai tháng. Họ vét sạch tiền của, nhưng nhờ có đội tàu mới này mà họ đánh bại được người Carthage, sau đó tiến vào Sicily. Lúc đó là năm 241 trước Cơng ngun.

Trong khi tranh giành vùng đất Sicily, Carthage và Rome đã khiến Hannibal phải mang quân lên dãy núi Alps.

Nhưng cuộc chiến giữa Rome và Carthage chỉ mới bắt đầu. Người Carthage tự nhủ, bọn La Mã đã lấy Sicily, ta phải nhanh chóng mà tóm lấy Tây Ban Nha. Lúc đó ở Tây Ban Nha chỉ có vài bộ lạc hoang dã, khơng có người La Mã nào. Nhưng người La Mã đâu chịu để yên. Thủ lĩnh quân đội của Carthage ở Tây Ban Nha có một người con trai tên là Hannibal, là một thanh niên phi thường. Lớn lên giữa binh sĩ, Hannibal hiểu biết rất nhiều về chiến tranh. Với ơng, đói khát, giá lạnh, nắng nóng, những cuộc hành qn rịng rã đêm ngày khơng có gì lạ. Ơng can đảm, ngoan cường và là một thủ lĩnh đầy tài năng. Ơng có thể dùng mưu mẹo để đánh lừa quân địch, xoay chuyển tình thế trong giây lát với một tâm thế vô cùng vững vàng. Hannibal đúng là một vị tướng hiếm có: người có thể bày binh bố trận như người ta chơi cờ, và biết tính tốn từng nước đi.

Nhưng trên hết Hannibal là một người Carthage chân chính. Từ lâu ơng đã chán ghét chuyện người La Mã suốt ngày tìm cách áp bức quê hương của mình. Chuyện họ dám can thiệp đến Tây Ban Nha đúng là giọt nước làm tràn ly. Nghe tin ông liền đem quân tiến về Ý. Đội quân của Hannibal rất đơng và có cả voi chiến. Để đến được nước Ý đoàn quân của Hannibal phải vượt qua miền nam nước Pháp, băng qua những dịng sơng và những dãy núi, thẳng về phía dãy Alps. Rất có thể lúc đó ơng đã dùng con đèo qua sườn núi Cenis. Ta đã từng đến đó một lần theo một con đường rộng uốn lượn. Nhưng thật khó tưởng tượng làm sao cả một đội quân lớn như vậy vượt qua được những dãy núi hoang dã lúc đó, khi mà chưa có đường sá gì hết.

Em tưởng tượng xem, bao quanh họ lúc đó là những khe núi hẹp, những vách đá dựng đứng và những mỏm đá trơn trợt - đừng nói là đem theo bốn mươi con voi, nếu là ta chỉ cần có một con voi ở đó ta cũng thấy đáng sợ lắm rồi. Chưa nói đến chuyện lúc bấy giờ đã là tháng Chín và tuyết bắt đầu rơi trên đỉnh núi. Nhưng Hannibal đã tìm ra được một con đường qua núi cho cả đồn qn của mình và cuối cùng đến được nước Ý. Đến nơi họ bị quân La Mã chặn đánh trong một trận chiến khốc liệt nhưng dưới sự lãnh đạo của Hannibal, người Carthage thắng ngay trận đầu tiên. Sau đó khi đêm xuống đội quân thứ hai của người La Mã bất ngờ tấn cơng trại của lính Carthage. Nhưng Hannibal đã được báo trước và ông liền nghĩ một kế thật thông minh. Ơng cho lính buộc đuốc vào sừng trâu rồi lùa nguyên một đàn trâu xuống núi nơi doanh trại đang bị tấn cơng. Trong bóng đêm qn La Mã nhìn thấy những ngọn đuốc sáng và lầm tưởng là đàn trâu chính là quân Hannibal, liền hối hả đuổi theo. Nhiều khi ta ước gì được du hành ngược thời gian để nhìn tận mắt bộ mặt của quân La Mã lúc họ tưởng mình đã bắt kịp quân địch để rồi chưng hửng khi phát hiện ra đó chỉ là một đàn trâu. Chắc hẳn lúc đó họ phải giận sơi lên được!

Người La Mã lúc đó có một vị tướng rất tài giỏi tên là Quintus Fabius Maximus. Ơng này ln tìm cách tránh phải đối đầu với Hannibal trên chiến trường. Quintus tin rằng trên một đất nước xa lạ, kiểu gì rồi Hannibal cũng sẽ mất bình tĩnh và sơ suất. Nhưng người La Mã lại khơng thích phải chờ đợi gì cả, họ cười nhạo mưu kế của Quintus, gọi ơng là ‘Cunctator’, có nghĩa là kẻ chần chừ, do dự. Vậy là không thèm nghe theo Quintus, người La Mã tấn công quân của Hannibal tại Cannae. Ở đó, họ bị bại trận thê thảm: bốn mươi ngàn lính La Mã tử trận. Trận đánh này diễn ra vào năm 217 trước Công nguyên và được xem là thất bại đẫm máu nhất của người La Mã. Sau chiến thắng này, Hannibal vẫn chưa tiến vào Rome. Lúc nào cũng cẩn thận tính tốn nên ơng đã dừng bước, chờ tiếp viện từ q nhà. Khơng ngờ tính tốn này lại trở thành một sai lầm nghiêm trọng. Carthage không gởi thêm qn tiếp viện nào. Trong khi đó thì binh sĩ nổi loạn, cướp bóc và đập phá những thành phố chung quanh trên đất Ý. Mặc dù người La Mã khơng cịn dám chủ động tấn cơng Hannibal nữa, họ vẫn kêu gọi qn lính đánh trả. Từng người La Mã đã đứng lên chống đỡ, từ những cậu bé đến những nô lệ. Mỗi người đàn ông trên đất Ý lúc đó đều trở thành một chiến sĩ, và họ khơng phải là lính đánh thuê như quân của Hannibal. Họ là người La Mã. Em biết người La Mã như thế nào rồi đó. Họ từng đánh người Carthage ở Sicily và ở Tây Ban Nha. Quân của họ đánh đâu thắng đó, miễn là đừng đụng đầu với Hannibal.

Sau mười bốn năm ở Ý, Hannibal cuối cùng quyết định trở về châu Phi, nơi những người đồng bào của ông đang cần ông. Người La Mã, dưới sự chỉ huy của tướng Scipio đã đem quân chặn ở cổng vào Carthage. Hannibal đã bại trận ở nơi này. Năm 202 trước Công nguyên ghi dấu việc người La Mã chiến thắng ở Carthage. Người Carthage bị buộc phải đốt hết đội tàu chiến và nộp cho Rome rất nhiều tiền phạt. Hannibal bỏ trốn, sau đó tự uống thuốc độc chết để không phải rơi vào tay kẻ thù. Sau chiến thắng vang dội này người La Mã càng mạnh bạo hơn. Họ đem quân

chinh phục Hy Lạp, lúc đó vẫn dưới quyền thống trị của người Macedonia và vẫn trong tình trạng hỗn loạn và bị chia rẽ. Từ cuộc chinh phục đó người La Mã mang về những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất từ Corinth, sau khi đã đốt trụi thành phố này.

Rome cũng bành trướng về phía Bắc, vùng đất của người Gaul - chính là dân tộc trước đó hai trăm năm từng tấn công họ. Người La Mã chinh phục vùng đất mà ngày nay là miền bắc nước Ý. Vậy mà vẫn chưa đủ. Carthage vẫn chưa bị hoàn toàn thu tóm. Quả là một chuyện trêu ngươi với người La Mã, nhất là Cato. Cato là một nhà quý tộc rất công bằng và trọng danh dự nhưng cũng khét tiếng hà khắc. Chuyện kể rằng mỗi khi hội đồng thành phố họp, bất kể mọi người đang bàn chuyện gì, Cato cũng kết thúc bằng cách tuyên bố: ‘Gì thì gì, Carthage phải bị xóa sổ’. Và cuối cùng thì chuyện đó cũng xảy ra. Người La Mã viện ra một cớ để tấn công Carthage.

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)