Trong vòng một trăm năm kể từ khi Frederick Barbarossa chết đi (1190) đến khi Rudolf I nhà Habsburg qua đời (1291) châu Âu thay đổi không ngừng. Như ta đã kể với em từ thời Barbarossa ở châu Âu đã có những thành phố phồn thịnh, chủ yếu tập trung ở Ý. Nơi đó dân thành thị sống rất tự chủ, họ dám đứng lên cầm cả vũ khí để chống lại hồng đế. Trong khi đó Đức vẫn là mảnh đất của các hiệp sĩ, tu sĩ và nông dân. Nhưng trong một trăm năm đó Đức thay đổi nhanh chóng đến khơng ngờ. Những cuộc thập tự chinh đi về phía đơng cũng đem nhiều người Đức đi khỏi quê hương để buôn bán ở những nước xa xôi. Họ khơng cịn chỉ biết đổi bị lấy cừu, hoặc đổi cốc sừng lấy vải lanh nữa bởi vì họ đã bắt đầu sử dụng tiền. Và cứ nơi nào có tiền thì nơi đó mọc lên chợ búa, mua bán đủ loại hàng hóa. Nhưng khơng phải nơi nào cũng họp chợ được. Thông thường người ta dựng lên chợ ở những địa điểm cố định, có tường thành và những ngọn tháp bao quanh, thường là gần một lâu đài nào đó. Bất kỳ ai dựng hàng quán để mua bán như dân thành thị thì được xem như khơng cịn là nơng nô và phụ thuộc vào chúa đất nữa. Người ta vẫn thường nói với nhau rằng ‘khơng khí phố thị mang đến hơi thở tự do’ bởi dân thành thị thời đó khơng phải tn lệnh ai cả, trừ mỗi đức vua.
Nhưng em cũng đừng nghĩ là cuộc sống ở thành thị vào Thời trung cổ giống như ngày nay. Phần lớn các thành đều khá nhỏ, bên trong là cả một mê cung chằng chịt đường hẻm và nhà cửa chật hẹp với những đầu hồi cao và nhọn. Đó chính là nơi ở của các thương gia và những người thợ thủ cơng cùng gia đình của họ, chen chúc trong một khoảng khơng gian nhỏ bé.
Ngày đó thương gia đi mua bán ở xa thường dẫn theo một đoàn vệ sĩ. Đó là do các hiệp sĩ lúc đó đã quên mất tinh thần hiệp sĩ ngày trước và hành xử hơi giống kẻ cướp. Họ thường ngồi trên lâu đài, đợi các thương gia đi qua để trấn lột. Nhưng những thương gia lúc đó đời nào chịu để yên. Họ có tiền và sẵn sàng th lính tráng làm vệ sĩ. Vậy là lại có thêm những cuộc đối đầu mới giữa một bên là dân thành thị một bên là hiệp sĩ kiêm kẻ cướp. Thơng thường thì dân thành thị thắng.
Những người thợ chẳng hạn như thợ may, thợ đóng giày, người bán vải, thợ làm bánh, thợ làm khóa, thợ sơn, thợ mộc, thợ xẻ đá và thợ xây đều lập ra các phường nghề của mình. Khơng phải ai cũng được vào phường và phường có những luật lệ nghiêm khắc khơng thua gì luật của hiệp sĩ. Lấy ví dụ như phường thợ may. Một người muốn nhập phường ban đầu phải đi học nghề với một thợ may khác. Rồi sau đó phải đi làm cơng ở những nơi xa để mở mang kiến thức, biết được thêm nhiều kỹ thuật. Những người thợ học việc trẻ thời đó thường phải đi bộ và di chuyển qua nhiều thành phố vài năm rồi mới trở về quê nhà hoặc ở lại một thành phố khác để được hành nghề chính thức. Thành thị thời đó rất nhỏ nên chỉ cần một số ít thợ may. Nhờ có phường nghề như vậy mà số lượng thợ may luôn được giữ ở mức hợp lý và tránh được cảnh thợ nhiều hơn việc. Một người thợ học việc trước khi được phép hành nghề phải chứng tỏ tay nghề của mình,
thường bằng cách làm ra một sản phẩm nào đó thật hồn hảo, ví dụ may một chiếc áo khốc thật đẹp. Chỉ khi đó thì anh ta mới được tun bố là đã thành thợ thực sự và được phép vào phường nghề.
Mỗi phường nghề như vậy lại có những luật lệ và truyền thống, có cả cờ phướn và khẩu hiệu riêng, như các dịng hiệp sĩ vậy. Khơng phải người thợ nào cũng làm theo khẩu hiệu, nhưng ít nhất thì họ đều biết đến nó. Các thành viên của phường nghề phải biết giúp đỡ lẫn nhau, không được tranh giành khách hàng và không được buôn gian bán lận. Một người thợ thực thụ cịn phải tơn trọng những người học việc và lúc nào cũng phải cố gắng hết mình để giữ gìn thanh danh cho nghề và thành phố nơi mình ở. Nói cách khác, nếu hiệp sĩ được xem là chiến binh của Chúa thì những người thợ cũng là những người phụng sự Chúa.
Trong khi những hiệp sĩ lên đường theo các cuộc thập tự chinh để giành lại mộ của Chúa Jesus thì các thương gia và thợ thủ cơng cũng không tiếc tiền của và sức lực đổ vào xây dựng nhà thờ. Người ta lúc đó ln muốn xây một nhà thờ thật to lớn, đẹp đẽ và hoành tráng hơn mọi nhà thờ ở các thành láng giềng. Cả thành phố lúc đó có cùng một ước muốn và ai ai cũng mong được góp sức vào cơng trình to lớn này. Người thợ xây giỏi nhất được giao thực hiện bản vẽ, người thợ xẻ đá chịu trách nhiệm cắt những khối đá lớn và tạc tượng, những họa sĩ thì thực hiện các bức tranh đặt lên bàn thờ Chúa và những hình vẽ nhiều màu lấp lánh đẹp mắt trên cửa sổ. Điều quan trọng nhất là cơng trình nhà thờ thực sự là cơng trình của cả một thành phố, một món q chung dâng lên Chúa. Em chỉ cần đến thăm một nhà thờ như vậy thôi cũng sẽ thấy được điều này. Nhà thờ khơng hề giống tí nào với những pháo đài sừng sững ở Đức vào thời Barbarossa. Nhà thờ thường có mái vịm cao vút, những hàng cột thanh mảnh và những tháp chuông cân xứng. Nhà thờ lúc nào cũng đủ chỗ cho tất cả mọi người trong thành phố đến nghe giảng đạo. Bấy giờ nhà thờ có những luật lệ mới. Các tu sĩ khơng phải cày cuốc và chép sách cả ngày nữa. Thay vào đó họ đi lang thang khắp nơi như những người hành khất để kêu gọi mọi người ăn năn sám hối và giảng giải Kinh Thánh. Người người đổ vào nhà thờ nghe các tu sĩ giảng để rồi tất cả bật khóc sám hối và hứa sẽ sửa đổi cách sống của mình theo như lời Chúa Jesus dạy. Nhưng cũng như các thập tự quân nhân danh lòng mộ đạo để gây ra cuộc thảm sát tàn khốc ở Jerusalem, nhiều giáo dân sau khi nghe các bài giảng đạo thay vì hối lỗi và tìm cách sửa đổi mình lại đi quay sang thù ghét những người không cùng tôn giáo. Người Do Thái lúc đó trở thành nạn nhân chính của họ. Càng mộ đạo bao nhiêu họ càng tấn công người Do Thái bấy nhiêu. Người Do Thái là dân tộc duy nhất ở châu Âu cịn sót lại từ Thời Cổ đại. Những dân tộc khác như Babylon, Ai Cập, Phoenicia, Hy Lạp, La Mã, Gaul và Goth đều đã biến mất hoặc hòa nhập vào các dân tộc khác.
Chỉ có mỗi người Do Thái, mặc dù liên tục bị mất đất và phải chịu bao khủng bố đọa đầy, vẫn còn là một dân tộc nguyên vẹn như ngày xưa. Sau hai ngàn năm họ vẫn kiên trì chờ đợi Đấng Cứu thế của mình. Người Do Thái lúc đó bị cấm tậu đất đai. Họ thậm chí khơng được làm nơng dân chứ chưa nói gì đến trở thành hiệp sĩ. Họ cũng không được hành nghề thủ công nào cả. Cuối cùng họ chỉ mỗi một nghề là buôn bán. Nhưng vẫn chưa hết, họ chỉ được phép sống ở một khu đã định sẵn trong thành phố và chỉ được mặc một số thứ áo quần nhất định. Càng lúc người Do Thái càng bị ghét bỏ. Họ liên tục bị tấn công và trấn lột. Họ khơng có quyền lực gì để tự bảo vệ mình, trừ khi một vị vua hay linh mục nào chịu đứng về phía họ - mà rất hiếm khi có ai chịu lên tiếng bảo vệ họ.
Thời đó cuộc sống đối với người Do Thái thật khơng dễ dàng gì. Nhưng cịn tồi tệ hơn nếu em là một người đọc Kinh Thánh thật kỹ và hoài nghi những lời dạy trong đó. Những người như vậy bị gọi là những người theo dị giáo và họ cũng bị đày đọa khơng thua gì người Do Thái. Bất cứ người nào bị cho là theo dị giáo đều bị thiêu sống ngoài trời, giống như ngày xưa Nero đã từng khủng bố giáo dân Cơ Đốc. Hết thành này đến thành khác bị bới tung lên để tìm cho bằng được những kẻ dị giáo. Nhiều vùng trở nên tan hoang sau những cuộc lùng sục như thế. Lại thêm những cuộc thập tự chinh chống dị giáo, thay vì chống Hồi giáo như trước đây. Điều ối ăm là những người làm việc đó lại cũng là những người vừa xây nên nhà thờ hoành tráng đẹp đẽ, với các ngọn tháp chót vót, cổng vịm trạm trổ tinh xảo, những ơ cửa sổ kính màu lấp lánh như những viên ngọc trong đêm tối và hàng ngàn tác phẩm điêu khắc mơ tả hình ảnh tuyệt vời của nước Chúa.
Các thành phố và nhà thờ xuất hiện ở Pháp sớm hơn ở Đức. Pháp lúc đó giàu có hơn và có lịch sử tương đối ít nhiễu loạn hơn. Khơng những thế các vua Pháp đã sớm tìm ra được một giải pháp dành cho Tầng lớp thứ ba. Khoảng năm 1300 trở đi các vua Pháp ít khi ban đất cho quý tộc mà giữ lại rồi trả tiền cho dân thành thị để thay họ coi sóc đất đai (cũng như cách Frederick II đã làm ở Sicily). Nhờ vậy mà hoàng gia Pháp ngày càng có nhiều đất đai. Cũng có nghĩa là có nhiều nơng nơ, lính tráng và quyền lực. Cho đến năm 1300 vua Pháp được xem như bậc đế vương có quyền lực nhất vì lúc đó vua Đức là Rudolf nhà Habsburg mới chỉ bắt đầu gây dựng thế lực bằng cách ban đất đai cho người thân. Người Pháp lúc đó cịn cai trị cả miền nam nước Ý. Chẳng bao lâu thế lực của người Pháp mạnh lên đến nỗi họ buộc Giáo hoàng phải rời Rome đến sống ở Pháp để dễ kiểm sốt hơn. Ở Pháp Giáo hồng sống trong một cung điện lộng lẫy tại Avignon, bao quanh là các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Nhưng nói cho cùng Giáo hồng lúc đó cũng khơng khác gì bị cầm tù. Em cịn nhớ chuyện người Do Thái bị lưu đày đến Babylon từ năm 597 đến 538 trước Công nguyên không? Giai đoạn từ năm 1305 đến 1376 theo đó cũng được đặt tên là Thời lưu đày Babylon của các Giáo hoàng.
Nhưng các vua Pháp vẫn chưa thỏa mãn. Như ta đã kể với em rằng nhà Norman từ Pháp đến chinh phục Anh quốc vào năm 1066 và trở thành tổ tiên của hoàng gia Anh cho đến ngày nay. Vì thế vua Pháp lúc đó xem Anh quốc như một phần của nước Pháp và theo đó có quyền cai trị dân Anh. Tuy nhiên bấy giờ hồng gia Pháp lại khơng tìm được một người kế vị. Các vua Anh thì cho rằng vì Anh quốc vừa là bà con thân thuộc vừa là nước chư hầu của các vua Pháp nên họ phải được quyền cai trị cả nước Pháp. Cuộc tranh cãi giữa hai bên ngày càng căng thẳng và kết quả là cuộc chiến kéo dài hơn trăm năm bắt đầu từ năm 1337. Ban đầu chỉ là một cuộc tỉ thí giữa các hiệp sĩ hai nước. Rồi chẳng lâu sau cuộc tỉ thí trở thành một cuộc chiến tranh thực sự với hàng loạt lính tráng được trả tiền để đi đánh nhau. Cuộc chiến giữa Anh và Pháp lúc đó chỉ đơn giản là một cuộc tranh giành đất đai giữa những người Anh và người Pháp, khơng hề có ý nghĩa tinh thần sâu xa nào. Người Anh chiếm được nhiều đất hơn và làm chủ nhiều vùng ở Pháp, một phần cũng vì các vua Pháp trị vì lúc gần cuối cuộc chiến tỏ ra hết sức bất tài.
Nhưng dân Pháp không hề muốn rơi vào cảnh bị người nước ngồi thống trị. Và ngay lúc đó một phép màu xảy ra. Một thiếu nữ chăn cừu mười bảy tuổi tên là Jeanne d’Arc tự nhận mình đã được Thiên Chúa trao cho sứ mệnh quan trọng. Cô mặc áo giáp, cầm quân đánh đuổi quân Anh ra khỏi đất Pháp. Khi đó cơ nói rằng ‘Chỉ đến khi người Anh trở về nước Anh thì mới có hịa bình’. Nhưng người Anh tìm cách trả thù. Họ bắt giữ Jeanne d’Arc và kết tội cô là phù thủy rồi đem đi thiêu sống vào năm 1431. Việc người Anh kết tội Jeanne d’Arc là phù thủy chẳng có gì
đáng ngạc nhiên, vì quả thật khó tin khi một thiếu nữ nơng dân khơng được học hành, chỉ có lịng dũng cảm và niềm tin mãnh liệt lại có thể xoay chuyển được tình thế thất bại của quân Pháp suốt gần một thế kỷ. Và Jeanne d’Arc làm điều này chỉ trong vòng hai năm, giúp đưa vị vua Pháp mới lên ngôi.
Cuộc chiến trăm năm giữa Anh và Pháp cũng là một thời kỳ có những thay đổi thú vị. Các thành phố khơng ngừng được mở rộng. Các hiệp sĩ kiêu hùng khơng cịn ngụ trong những lâu đài hẻo lánh nữa mà tham gia việc triều đình. Cuộc sống thời đó ở xứ Flanders và Brabant (tức là nước Bỉ ngày nay), và nhất là Ý thật đầy màu sắc. Đây đó là những thành phố giàu có nơi bn bán vải vóc q giá như lụa và gấm, khơng thiếu tiện nghi sang trọng nào cả. Các hiệp sĩ và những nhà quý tộc thường dự những buổi yến tiệc linh đình trong trang phục lộng lẫy được may thêu thật cơng phu.
Đơi lúc ta ước gì được tận mắt chứng kiến cảnh họ khiêu vũ với những người đẹp, đứng thành vịng trịn, khi thì trong những sảnh lớn hồnh tráng, khi thì ở vườn hoa trong tiếng nhạc du dương của đàn luýt và đàn viôn. Trang phục của các quý bà quý cô thời đó lộng lẫy và trau chuốt hơn cả nam giới. Họ đội những chiếc khăn trùm đầu dài và có đỉnh nhọn, giống kiểu ngọn tháp nhà thờ, kết vào đó là tấm mạng che mặt. Họ đi giày mũi nhọn và khoác áo choàng lấp lánh chỉ vàng. Trơng họ khơng khác gì những con búp bê thật tinh xảo. Họ khơng cịn phải sống trong những pháo đài ám khói nữa. Bấy giờ lâu đài đã trở nên rộng rãi và thống đạt hơn rất nhiều. Các lâu đài lúc đó khơng chỉ có những ngọn tháp canh, những bức tường có lỗ châu mai mà cịn có hàng ngàn cửa sổ, những căn phịng treo thảm thêu rực rỡ nơi có những cuộc chuyện trị lịch lãm và un bác. Mỗi khi nhà quý tộc dẫn phu nhân của mình vào sảnh đại tiệc, ơng ta sẽ chỉ nắm nhẹ bàn tay q bà bằng hai ngón tay, các ngón cịn lại phải duỗi ra hết mức cho đúng phép tắc. Thời đó đã có nhiều người biết chữ. Cả thương gia, nghệ nhân, lẫn hiệp sĩ đều thích viết những bài thơ thật tinh tế để tặng cho người trong mộng.
Các tu sĩ cũng không phải là những người duy nhất nắm giữ kiến thức nữa. Sau năm 1200 hàng ngàn sinh viên từ nhiều nước xa xôi đổ về Đại học Paris nổi tiếng, nơi họ đọc và tranh cãi hăng say về những quan điểm của Aristotle, những điểm giống và khác với Kinh Thánh.
Lối sống này dần dần lan truyền sang Đức, đầu tiên là đến triều đình của hồng đế Đức. Triều đình của người Đức lúc đó lại đặt ở Prague. Sau khi Rudolf nhà Habsburg qua đời các gia đình vua chúa khác được đưa lên kế vị, kể từ năm 1310 là hồng tộc Luxembourg đóng ở Prague. Nhưng điều này cũng có nghĩa là hồng đế Đức khơng hề cai trị một vùng nào thuộc lãnh thổ nước Đức. Quyền lực một lần nữa lại bị phân tán và nằm trong tay các hoàng thân lãnh chúa các vùng như Bavaria, Swabia, Wrttemberg và Áo. Hoàng đế Đức đơn giản chỉ là lãnh chúa mạnh nhất mà thôi.
Vua Charles IV đóng ở Prague là người trị vì xứ Bohemia, mảnh đất của nhà Luxembourg từ năm 1347. Charles IV là một vị vua anh minh và yêu chuộng cái đẹp. Các hiệp sĩ trong triều của Charles IV q phái lịch lãm khơng kém gì những hiệp sĩ xứ Flanders và những bức tranh trong