Cuộc phiêu lưu tuyệt vời nhất

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 49 - 55)

Thời hồng kim của Hy Lạp khơng kéo dài được lâu. Người Hy Lạp chuyện gì cũng làm được, ngoại trừ sống hòa thuận với nhau. Nhất là người Athens và người Sparta ln bất hịa với nhau. Cho đến năm 430 trước Cơng ngun thì giữa hai thành chỉ có chiến tranh đằng đẵng. Lịch sử gọi cuộc chiến này là chiến tranh Peloponnesian. Người Sparta hành quân vào Athens, trên đường đi đập phá không thương tiếc khắp nơi. Họ nhổ bật gốc tất cả những cây ô-liu. Thật là vơ cùng bất hạnh cho người Athens vì cây ơ-liu phải qua nhiều năm mới có trái. Thế là người Athens nổi giận đùng đùng, mang quân tấn công các thuộc địa của người Sparta ở phía nam nước Ý, tại Syracuse thuộc Sicily. Cứ như thế cuộc tấn công này kéo theo trận trả đũa nọ. Rồi một trận dịch bệnh xảy ra tại Athens, Pericles chết đi và cuối cùng thành Athens thua trận, bức tường bao quanh thành bị phá. Cũng như nhiều cuộc chiến khác, không chỉ Athens mà cả vùng đất rộng lớn trở nên kiệt quệ sau chiến tranh, kẻ thắng cuộc cũng chẳng hơn gì. Đang lúc đó thì một bộ lạc nhỏ ở gần Delphi bị các thầy pháp ở Oracle xúi giục đem quân đến đập phá đền thờ Apollo. Tình hình càng thêm rối ren.

Sự hỗn loạn đó đã tạo điều kiện cho một bộ lạc ngoại bang khá gần gũi khác can thiệp vào Hy Lạp. Bộ lạc đó là người Macedonia - một dân tộc sống ở vùng núi phía Bắc Hy Lạp. Người Macedonia có liên hệ gốc gác với người Hy Lạp nhưng họ hoang dã và hiếu chiến hơn rất nhiều. Vua Philip của Macedonia là một người đầy mưu mơ. Ơng nói tiếng Hy Lạp trơi chảy và thơng hiểu phong tục tập quán của người Hy Lạp. Tham vọng của Philip là trở thành vua cả xứ Hy Lạp rộng lớn. Vụ đập phá đền thờ ở Delphi, xúc phạm tới tất cả những bộ lạc trung thành với tôn giáo Hy Lạp, trở thành cớ cho Philip dẫn quân can thiệp. Ở Athens lúc đó có một chính trị gia tỏ ra nghi ngờ động cơ của Philip. Đó là nhà diễn thuyết nổi tiếng Demosthenes, người từng nhiều lần lên tiếng cảnh báo Hội đồng về mưu mơ của Philip. Nhưng lúc đó Hy Lạp đã bị chia rẽ sâu sắc đến nỗi khơng thể có một sự phòng vệ nào cả.

Vậy là năm 338 trước Công nguyên tại Chaeronea, người Hy Lạp - dân tộc đã từng đánh bại đội quân Ba Tư hùng mạnh chưa đầy một trăm năm trước đó đành chịu thua vua Philip và xứ Macedonia nhỏ bé. Sự tự do của người Hy Lạp cũng chấm dứt từ đó - một sự tự do mà họ đã không biết tận hưởng đến nơi đến chốn. Nhưng vua Philip khơng hề có ý nơ dịch hay phá hoại Hy Lạp. Ơng đã có một kế hoạch khác: lập một đội quân hùng mạnh từ người Hy Lạp và Macedonia để chinh phục Ba Tư.

Vào thời chiến tranh Ba Tư một ý đồ như thế đúng là khơng tưởng. Nhưng tình thế đã thay đổi. Vua của người Ba Tư lúc này khơng cịn tham vọng và khôn ngoan như Darius hay đầy quyền uy như Xerxes. Từ lâu họ đã khơng thèm ngó ngàng gì đến việc trị vì đất nước mà chỉ quan tâm tới những món tiền do các tổng trấn từ những tỉnh xa cống nạp. Họ dùng tiền đó để xây nên những cung điện nguy nga tráng lệ và sống cuộc đời vương giả xa hoa. Họ ăn bằng đĩa vàng và thậm chí

đến cả nơ lệ - đàn ông lẫn đàn bà đều mặc áo choàng sang trọng. Họ say sưa với thức ăn ngon và rượu quý. Các tổng trấn cũng chẳng khá hơn gì. Vua Philip tính tốn rằng một vương quốc như vậy thì chẳng có gì khó để thu tóm. Nhưng ơng chưa kịp chiêu mộ đủ binh sĩ thì đã bị ám sát. Thái tử Alexander lúc đó lên ngơi và trở thành Alexander Đại đế, trị vì cả vùng Hy Lạp rộng lớn và xứ Macedonia khi mới vừa hai mươi tuổi. Người Hy Lạp thấy vậy thì nghĩ rằng sớm muộn gì cũng sẽ giành lại được tự do vì Alexander chắc hẳn vẫn cịn trẻ người non dạ. Nhưng Alexander khơng phải là một thanh niên bình thường. Thái tử từ lâu đã nóng lịng chờ đến ngày lên ngơi. Chuyện kể rằng, mỗi khi vua Philip chinh phục được một thành mới của Hy Lạp, thái tử lúc đó mặc dù cịn rất nhỏ nhưng đã ấm ức mà nói rằng: ‘Cha khơng để dành cho con thành nào để chinh phục khi con làm vua sao!’

Giờ thì vua Philip đã để lại cho Alexander tất cả cơ đồ. Một thành phố của Hy Lạp lúc đó vừa nhen nhóm nổi dậy đã bị đàn áp thẳng tay và người dân trong thành bị bán đi làm nô lệ, để làm gương cho các thành khác. Xong việc, Alexander triệu tập tất cả quan lại tướng lĩnh người Hy Lạp về thành Corinth để bàn chiến dịch đánh Ba Tư.

Alexander không chỉ là một chiến binh dũng cảm và tham vọng mà ơng cịn có tư chất khác thường. Nhà vua có vẻ ngồi thanh tú và là người cực kỳ thông minh và hiểu biết. Thầy dạy của ông cũng là người thầy nổi tiếng nhất của nhân loại: Aristotle, triết gia người Hy Lạp. Đến đây thì ta phải nói với em rằng, Aristotle không chỉ là thầy dạy Alexander mà nói theo một cách khác, cịn là thầy dạy của cả lồi người trong vòng 2000 năm. Trong suốt hai ngàn năm sau đó, mỗi khi bất đồng ý kiến người ta lại quay về tìm cách phân giải trong những lời dạy của Aristotle. Ông là trọng tài của mọi cuộc tranh cãi. Dường như điều gì Aristotle nói cũng đúng. Ơng là người thu thập tất cả những kiến thức của thời đó. Ơng viết về khoa học tự nhiên - trăng sao, loài vật và cây cối; viết về lịch sử và cách tổ chức một quốc gia - tức mơn chính trị sau này; viết về cách thức lý giải vấn đề - logic và cả cách sống sao cho đúng mực - đạo đức. Ơng cịn viết về thơ ca và vẻ đẹp của thơ ca. Chưa hết, ông viết ra cả những suy nghĩ của riêng mình về một vị thần lang thang vơ hình ở thượng giới.

Alexander đã học tất cả những điều đó từ Aristotle và ơng là một học trị xuất sắc. Mơn học yêu thích nhất của nhà vua là những câu chuyện kể về các vị anh hùng trong sử thi Homer - đây cũng là những tác phẩm gối đầu của nhà vua từ nhỏ. Nhưng Alexander không chỉ biết học từ sách vở. Ông cịn rất thích thể thao, nhất là cưỡi ngựa. Khơng ai cưỡi ngựa giỏi bằng Alexander. Vua cha Philip có lần mua cho ơng một con tuấn mã hung dữ, khơng ai thuần hóa được. Tên nó là Bucephalus. Bất cứ ai muốn cưỡi nó đều bị hất tung. Thái tử Alexander lúc đó hiểu ngay vì sao nó hung dữ như vậy. Hóa ra nó sợ chính cái bóng của mình. Vậy là thái tử quay đầu con tuấn mã về phía mặt trời để nó khơng nhìn thấy bóng của nó trên mặt đất nữa. Rồi Alexander vuốt ve nhẹ nhàng và nhảy lên lưng ngựa trong tiếng reo hị của cả triều đình. Từ đó về sau, Bucephalus trở thành con ngựa yêu thích nhất của thái tử, mà sau này là nhà vua.

Khi Alexander Đại Đế xuất hiện trước những tướng lĩnh người Hy Lạp ở Corinth, ơng được chào đón nồng nhiệt và mọi người khơng tiếc lời ngợi khen. Duy chỉ có một người khơng hào hứng gì. Đó là một nhân vật có phần kỳ lạ, triết gia Diogenes. Ơng có những suy nghĩ khơng khác mấy với Đức Phật. Diogenes cho rằng của cải và tất cả những thứ mà ta nghĩ là cần thiết trong cuộc sống chỉ là phù phiếm, chạy theo chúng, ta sẽ quên đi niềm vui sống giản dị. Vậy là ông cho đi tất cả của cải rồi đến ngồi gần như trần trụi trong một cái thùng đặt ở chợ Corinth, sống như một con

chó hoang. Rất tị mị về Diogenes nên Alexander tìm gặp cho bằng được. Nhà vua mặc áo giáp sáng loáng với chùm lơng chim oai vệ trên chóp mũ khẽ rung trong gió và tìm gặp Diogenes đang ngồi trong thùng rồi nói rằng ‘Ta rất thích nhà ngươi. Hãy cho biết nhà ngươi muốn gì, ta sẽ ban cho.’ Diogenes, vừa ngồi sưởi nắng thong thả, vừa đáp rằng ‘Thưa Ngài, quả là ta có một mong muốn nhỏ.’ ‘Nhà ngươi muốn gì nào?’ ‘Cái bóng của Ngài che hết chỗ ta ngồi, Ngài làm ơn dịch qua một chút để ta sưởi nắng.’ Chuyện kể lại rằng nghe Diogenes trả lời xong Alexander lấy làm thích thú và ngạc nhiên đến nỗi thốt lên rằng ‘Nếu khơng làm Alexander Đại đế thì ta muốn làm Diogenes.’

Một vị vua như Alexander chẳng khó gì lấy lòng quân Hy Lạp, như với quân Macedonia. Họ sẵn lịng chiến đấu vì ơng. Vậy là, Alexander Đại đế hành quân tới Ba Tư. Trước khi đi ông đem cho bạn bè hết thảy tài sản của mình. Họ sững sờ hỏi lại: ‘Ngài cho đi hết rồi thì Ngài cịn có gì?’ Lịch sử kể lại rằng Alexander đã trả lời: ‘Còn hi vọng.’ Và đúng như vậy thật em ạ. Đoàn quân của Alexander đến vùng Tiểu Á trước và đánh trận đầu tiên ở đó. Quân lính Ba Tư mặc dù đơng hơn nhiều nhưng lại thiếu đi một người lãnh đạo tài ba. Đánh nhau chưa bao lâu thì quân Ba Tư bỏ chạy trước những người lính Hy Lạp dũng cảm dưới sự chỉ huy của Alexander giữa mịt mù hỗn loạn.

Vùng Tiểu Á cũng chính là bối cảnh câu chuyện nút thắt Gordian nổi tiếng. Ở thành Gordium có một ngơi đền, bên trong cất giữ một cỗ chiến xa được buộc chặt bằng một kiểu nút thắt rất phức tạp. Truyền thuyết kể rằng người nào tháo được nút thắt đó sẽ trở thành bá chủ thế giới. Alexander khơng thèm phí thời gian ngồi nghiên cứu cách mở nút thắt, mà ta nghĩ là rối rắm khơng kém gì lúc em phải tháo dây giày bị rối và buộc lại khi sắp trễ học. Ông làm một việc mà hồi nhỏ thế nào ta cũng sẽ bị mẹ mắng: ông rút gươm ra và chặt bay nút thắt. Câu chuyện có hai ý nghĩa chính: một ngày nọ Alexander sẽ chinh phục cả thế giới như lời tiên tri cổ xưa và, ông sẽ làm điều đó bằng con đường đao kiếm. Và sự thật đúng là như vậy.

Bản đồ ở trang (114) và (115) mô tả lại con đường chinh phục thế giới của Alexander. Ơng đã có thể tiến thẳng đánh Ba Tư nhưng làm vậy sẽ dễ bị Phoenicia và Ai Cập tấn cơng từ phía sau. Vậy là ông chinh phục hai nơi này trước. Quân Ba Tư liền chặn đường tiến của Alexander ở thành Issus nhưng lại bị đánh bại thê thảm. Trên đường đi Alexander tàn phá cướp bóc khơng thương tiếc những cung điện nguy nga tráng lệ và thu giữ nhiều của cải quý giá. Ông cũng bắt giữ ln hồng hậu và chị em của nhà vua và đối xử hết sức lịch thiệp với họ. Năm đó là năm 333 trước Cơng ngun, một con số dễ nhớ phải không em?

Chinh phục Phoenicia không dễ như vậy. Alexander vây hãm thành Tyre trong bảy tháng ròng rã. Cuối cùng Phoenicia trở thành hoang tàn đổ nát. Ai Cập thì dễ dàng hơn nhiều. Người Ai Cập vốn khơng ưa gì người Ba Tư nên nhanh chóng ra hàng kẻ thù của Ba Tư. Nhưng Alexander không chỉ muốn vậy, ông quyết tâm trở thành vua thật sự của Ai Cập, giống như các pharaoh ngày trước vậy. Ơng vượt qua sa mạc đến ngơi đền thờ thần mặt trời và tại đó, thầy tế người Ai Cập tun bố ơng chính là Con của Mặt trời, là Pharaoh của Ai Cập. Trước khi rời Ai Cập để tiếp tục hành trình chinh phạt, ơng lập ra một thành phố bên bờ biển và đặt tên là Alexandria. Thành Alexandria vẫn còn đến ngày nay. Trong quá khứ đây từng là nơi phồn thịnh nhất thế giới một thời gian dài.

Đến lúc này Alexander mới bắt đầu tiến vào Ba Tư. Vua Ba Tư đã chiêu mộ một đội quân khổng lồ, sẵn sàng nghênh chiến với quân Hy Lạp tại Guagamela, gần Nineveh. Mặc khác vua Ba Tư cho

sứ giả đến gặp Alexander, ngỏ lời muốn chia nửa vương quốc và gả con gái nếu Alexander rút quân, không đánh Ba Tư nữa. Parmenios, một người bạn của Alexander lúc đó liền nói: ‘Nếu là Alexander ta sẽ chấp nhận lời đề nghị đó’. Đáp lại, Alexander bảo: ‘Nếu là Parmenios ta cũng sẽ làm như vậy’. Rõ ràng một nửa thế giới vẫn cịn chưa đủ với Alexander. Vậy là ơng đánh bại đội quân cuối cùng và hùng mạnh nhất của người Ba Tư. Vua Ba Tư bỏ chạy vào rừng và bị ám sát sau đó.

Alexander trừng phạt kẻ ám sát nhà vua. Bấy giờ ông đã trở thành vua của cả xứ Ba Tư rộng lớn. Hy Lạp, Ai Cập, Phoenicia, Palestine, Babylon, Assyria, Tiểu Á và Ba Tư đều nằm dưới quyền của Alexander Đại đế. Lệnh của ơng có thể truyền đi từ sơng Nile cho đến Samarkand.

Với ta và có thể với em chừng đó chắc cũng đủ rồi, nhưng Alexander vẫn chưa thỏa mãn. Ơng cịn muốn thống trị những miền đất xa xôi, chưa được khám phá. Ơng khao khát được nhìn thấy những dân tộc kỳ bí xa lạ, được đến quê hương của những món hàng quý hiếm từ phương Đông mà các thương nhân ở Ba Tư hay nhắc tới. Cũng như Dionysus trong huyền thoại Hy Lạp ông thèm được cưỡi ngựa tiến vào xứ của những người Ấn da ngăm ở phương Đơng. Ơng chỉ ở lại thủ đô Ba Tư cho đến năm 327 trước Công nguyên và bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới đầy hiểm nguy qua những con đường núi hoang sơ dẫn xuống thung lung sông Ấn và tiến vào Ấn Độ. Nhưng người Ấn khơng dễ bị khuất phục tí nào. Trong khi những tu sĩ người Ấn dùng bài giảng đạo để lên án kịch liệt những kẻ xâm lược đến từ phương Tây xa xơi thì trên chiến trường, những người lính Ấn Độ chiến đấu hết sức dũng cảm, cố bảo vệ từng thành phố trước sự hung hãn của quân xâm lược Hy Lạp.

Alexander cũng dũng cảm khơng kém gì những chiến binh đó, nhất là khi ơng đối mặt với vua Ấn Độ. Vua Porus dàn trận bên sông Ấn chờ sẵn Alexander với đông đảo quân lính và cả voi chiến. Khi đến nơi Alexander và quân lính phải lội qua sông mới lại gần được quân của vua Porus. Vậy mà lần này Alexander vẫn thắng trận, giữa cái nóng gay gắt của Ấn Độ. Vua Porus bị giải đến trước mặt Hoàng đế Hy Lạp. Alexander cất giọng hỏi ‘Nhà ngươi có muốn ta ban cho điều gì khơng?’ Porus trả lời ‘Ngươi chỉ cần đối xử với ta như với một nhà vua’. ‘Gì nữa khơng?’. ‘Thế thơi, ta chẳng cịn gì khác để nói cả’. Q ấn tượng trước phong thái của Porus, Alexander quyết định trả lại cho Porus cả vương quốc.

Alexander vẫn cịn muốn đi xa hơn nữa về phía Đơng để gặp cho được những dân tộc bí hiểm bên sơng Hằng. Nhưng binh lính của ơng đã q mỏi mệt. Họ khơng cịn muốn phiêu lưu tới chân trời góc bể nữa. Họ chỉ muốn về nhà. Hồng đế liền năn nỉ, van xin họ, thậm chí là cả đe dọa sẽ bỏ đi một mình. Ơng tự nhốt mình trong lều ba ngày liền. Vậy mà binh lính vẫn khơng chịu nhượng bộ. Cuối cùng Alexander buộc phải quay trở về, khơng cịn phiêu lưu nữa.

Tuy nhiên họ đồng ý quay về bằng con đường khác. Mặc dù như vậy sẽ khó khăn hơn vì nếu trở về đường cũ họ chỉ phải đi qua những vùng đất đã được chinh phục. Nhưng Alexander lại muốn thấy những miền đất mới và vẫn còn mơ tưởng đến những cuộc phiêu lưu mới. Vậy là họ đi theo sơng Ấn ra đến cửa biển. Tại đó một nửa qn lính lên tàu về nước. Alexander và những binh sĩ cịn lại thì tiếp tục hành trình gian nan qua sa mạc hẻo lánh. Alexander sống bình đẳng với binh lính của mình, khơng phân biệt đối xử trong chuyện ăn uống hay nghỉ ngơi. Khi vào trận ông ln ở vị trí tiên phong và nguy hiểm nhất.

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)