Mà ta được tận mắt chứng kiến: nhìn lạ

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 181 - 189)

Học lịch sử từ sách vở khác với học từ những gì được tận mắt chứng kiến. Vì thế mà ở chương trước ta so sánh việc nghe kể chuyện lịch sử với việc ngồi trên máy bay nhìn xuống dịng sơng thời gian. Chúng ta chỉ thấy được một vài chi tiết dọc theo hai bờ sông. Nhưng khi nhìn gần lại, tập trung vào từng con sóng thì dịng sơng khác hẳn. Một số thứ trở nên rõ ràng hơn trong khi lại có những điều dường như không thể nhận ra được.

Ở chương 39 ta đã kể em nghe về sự kinh hoàng của Thế chiến thứ nhất 1914 - 1918. Khi chiến tranh kết thúc thì ta chỉ mới chín tuổi. Vì vậy mà khi viết chương này ta vẫn phải dựa vào rất nhiều sách vở.

Với chương cuối cùng ta muốn kể em nghe câu chuyện lịch sử mà ta đã từng tận mắt chứng kiến. Càng suy nghĩ về nó, ta lại càng thấy ngỡ ngàng. Thế giới đã đổi khác thật nhiều từ năm 1918. Có quá nhiều thay đổi phức tạp diễn ra mà nhiều lúc chúng ta lại không nghĩ đến.

Khi ta cịn là một cậu bé thì vẫn chưa có ti-vi, chưa có máy vi tính, chưa có những chuyến du hành vũ trụ hay năng lượng ngun tử. Và vì thế mà đơi khi chúng ta lại quên đi thay đổi quan trọng nhất, chính là việc con người đã trở nên thật đông đúc so với ngày xưa. Khi Thế chiến thứ nhất kết thúc thì hành tinh của chúng ta có khoảng hai tỉ người. Đến khi ta viết những dòng cuối này thì con số đó đã tăng lên hơn gấp đơi. Những con số lớn như vậy thật khó hình dung.

Nếu ta vẽ một đường vòng quanh trái đất theo xích đạo thì tổng cộng độ dài đó là bốn mươi triệu mét. Thông thường khi đứng xếp hàng mua vé xem phim thì cứ hai người là một mét. Như vậy muốn vịng hết xích đạo thì phải có đến tám mươi triệu người cùng xếp hàng kiên nhẫn. Lúc ta cịn bé thì hàng người đó quấn vịng quanh xích đạo được 22 lần. Khi ta đang viết những dòng này, với dân số bốn tỉ rưỡi thì hàng người của chúng ta đã quấn quanh trái đất đến 50 lần! Khi dân số tăng nhanh như vậy, trái đất của chúng ta trở nên ngày một nhỏ bé. Nhờ có khoa học kỹ thuật mà khoảng cách giữa các vùng trở nên gần hơn. Đây cũng là phần lịch sử mà ta được trải nghiệm. Mỗi khi đứng ở sân bay, nhìn lên bảng thơng báo với những chuyến bay đi Delhi, New York, Hồng Kông hay Sydney và ngắm những dòng người hối hả khởi hành ta lại nhớ đến thời tuổi trẻ của mình. Khi đó, người ta thường hay chỉ vào người này người kia rồi nói rằng: ‘Anh chàng này đã từng đi Mỹ rồi đó!’ hay ‘Cơ kia từng đi Ấn Độ!’

Ngày nay hành trình đến hầu hết mọi nơi trên thế giới đều có thể tính bằng giờ đồng hồ. Thậm chí nếu chúng ta chỉ ở một chỗ thì những nơi đó vẫn gần hơn nhiều so với thời của ta. Bởi mỗi khi có một sự kiện quan trọng xảy ra ở bất kỳ đâu trên thế giới, ngay hôm sau chúng ta đều được biết nhờ có báo chí, radio hay tin tức trên tivi.

Những cư dân của Mexico cổ đại khơng hề biết gì về thành Jerusalem bị tàn phá và có lẽ người Trung Hoa thời trước cũng chưa nghe nói đến tác hại của Cuộc chiến ba mươi năm. Nhưng cho đến Thế chiến thứ nhất thì mọi thứ đã thay đổi. Nội bản thân tên gọi ‘Thế chiến’ cũng đã nói lên được điều đó vì rất nhiều quốc gia trên thế giới đã bị cuốn vào cuộc chiến.

Nhưng điều đó cũng khơng có nghĩa là tin tức nào chúng ta nghe được cũng đúng như sự thật cả. Ta đã học được một điều quan trọng, đó là khơng phải điều gì ta đọc được cũng đáng tin. Ta sẽ ví dụ cho em thấy. Từng sống qua Thế chiến thứ nhất nên ta nghĩ rằng ta biết rõ mọi thứ lúc đó. Vì thế mà chương ‘Phân chia thế giới’ chưa thật khách quan như ta muốn. Vai trò của tổng thống Mỹ Wilson khơng như ta hình dung. Ta đã mơ tả việc Wilson hứa hẹn một nền hịa bình thật cơng bằng với người Đức và người Áo nhưng dường như khơng giữ được lời hứa. Lúc đó ta tin chắc rằng những gì mình biết là đúng, vì tất cả mọi người khi đó đều nghĩ vậy. Nhưng đáng ra ta phải kiểm tra lại các dữ liệu nhiều lần trước khi viết như một nhà sử học cẩn thận.

Trên thực tế tổng thổng Wilson lúc đó đã đưa ra một thỏa thuận hịa bình từ đầu năm 1918. Nhưng phe Liên minh vẫn cịn ni hi vọng chiến thắng và vì thế họ khơng đối hồi gì đến lời đề nghị này. Chỉ cho đến khi cuộc chiến kéo dài thêm mười tháng nữa và thiệt hại tiếp tục chồng chất họ mới bắt đầu đổi ý. Và có lẽ khi đó thì mọi thứ đã q muộn.

Thật là một sự hiểu lầm tai hại mà ngay lúc đó người ta khơng thể nào hình dung được những hệ lụy kinh khủng về sau. Lúc đó phe bại trận cho rằng họ đã nhận được một kết cục bất công, hậu quả của một sự lừa dối trắng trợn. Tâm lý chung này nhanh chóng bị những kẻ tham vọng lợi dụng, biến nó thành một ý chí trả thù có phần cuồng tín. Tới đây chắc em cũng đốn được ta đang nói đến Adolf Hitler.

Hitler từng là một người lính trong Thế chiến thứ nhất và ơng ta ln tin rằng chính sự lừa dối của Wilson đã khiến cho quân đội Đức thất bại. Nhưng ông ta không chỉ đổ lỗi cho Wilson. Trong mắt ơng ta, chính những lời tun truyền của đối thủ đã thuyết phục người dân Đức và Áo bỏ mặc những người lính ở chiến trường và dẫn đến thất bại cuối cùng. Vì thế Hitler quyết tâm đánh bại kẻ thù trên mặt trận tuyên truyền. Ông ta là một nhà diễn thuyết xuất sắc và thu hút được những đám đơng khổng lồ. Ơng ta biết rõ rằng cách hiệu quả nhất để huy động quần chúng là đưa cho họ một kẻ giơ đầu chịu báng, một đối tượng mà họ có thể vin vào để kết tội gây ra những khổ đau cho mình. Hitler chọn người Do Thái vào vai đó.

Ta cũng từng nhiều lần nhắc đến số phận của dân tộc cổ xưa này. Ta đã mô tả cách họ tự nguyện sống tách ra khỏi những người chung quanh, nỗi mất mát quê hương họ khi Jerusalem bị phá hủy và những cuộc khủng bố mà họ phải chịu đựng trong suốt Thời Trung Cổ. Mặc dù ta sinh ra và lớn lên trong một gia đình Do Thái, ngay lúc đó ta cũng khơng thể nào nghĩ đến việc một ngày đó chính ta lại phải chứng kiến những chuyện kinh hoàng như vậy được tái diễn.

Ở đây ta phải nói với em rằng câu chuyện của ta cịn có thêm một lỗi nữa - nhưng có lẽ là một lỗi có thể biện minh được. Ở chương 33, ta đã nói rằng ‘một thời đại mới’ mở ra vì con người khơng cịn chấp nhận sự tàn bạo của những thời kỳ trước đó. Những ý tưởng của Phong trào

Khai sáng vào thế kỷ XVIII đã được phổ biến rộng rãi đến nỗi ai cũng nghĩ chẳng cịn gì để bàn cãi nữa. Khi viết chương đó chính ta cũng khơng thể nào hình dung được rồi có một ngày con người lại một lần nữa đày đọa người khác chỉ vì khác biệt tơn giáo, hay lại dùng tra tấn để ép cung hay tước đoạt quyền con người của đồng loại.

Nhưng vẫn có những chuyện ta khơng ngờ được xảy ra. Thật là một bước lùi đau đớn, đến độ khó hiểu khi lý giải cho cả người lớn chứ khơng riêng gì trẻ con. Trẻ con thường mở to đôi mắt để nhìn và rất thiếu kiên nhẫn. Chỉ cần thầy giáo mặc một thứ gì khơng hợp thời chúng sẽ bắt đầu cười nhạo. Khi đã khơng cịn sự tơn trọng thì mọi thứ trở nên tồi tệ. Và nếu một học sinh nào đó trơng khác biệt với chúng, chẳng hạn màu da, màu tóc hay cách ăn nói đi đứng thì cũng sẽ dễ trở thành nạn nhân cho những trị đùa qi ác. Đương nhiên khơng phải đứa trẻ con nào cũng vô tâm đến vậy. Nhưng không ai muốn bị lạc lõng. Thế là hầu hết đám đơng tham gia vào trị chơi độc ác này, cho đến khi chúng khơng nhận ra được mình đang làm gì.

Tiếc thay người lớn cũng khơng khá hơn là bao.

Đặc biệt là khi họ khơng có gì để làm hay đang phải chịu đựng đau khổ, hoặc đôi lúc chỉ là nghĩ mình đang đau khổ. Họ rủ rê nhau, những người tự cho là đồng cảnh ngộ cùng kéo xuống đường, diễu hành rầm rộ và ra rả lặp lại những khẩu hiệu trống rỗng mà họ nghĩ là đầy ý nghĩa. Chính ta từng chứng kiến một người ủng hộ Hitler đánh đập tàn nhẫn các sinh viên người Do Thái ở Đại học Vienna. Khi ta cịn đang hồn tất cuốn sách này thì Hitler đã chiếm giữ được quyền lực ở Đức. Sự sụp đổ của chính phủ Áo lúc đó chỉ cịn là vấn đề thời gian và ta may mắn được mời sang nước Anh kịp thời, ngay trước khi quân đội Hitler tiến vào Áo tháng ba năm 1938. Sau đó ở Áo cũng giống như ở Đức người ta không thể chào hỏi nhau thông thường mà phải hô to khẩu hiệu ‘Heil Hitler!’ nếu muốn được yên thân.

Chẳng lâu sau với những người theo Hitler thì khơng có tội nào lớn hơn sự thiếu trung thành với lãnh tụ - Fhrer như cách gọi thời đó. Và như thế cũng có nghĩa là phẩm hạnh duy nhất chính là sự phục tùng tuyệt đối. Để có được chiến thắng mọi mệnh lệnh phải được tuân theo, bất chấp cả nhân đạo. Đương nhiên những việc tương tự cũng đã từng xảy ra trong lịch sử, và ta đã kể lại nhiều câu chuyện như vậy trong cuốn sách này, chẳng hạn như đoạn nói về những tín đồ đầu tiên của Muhammad. Chính các tu sĩ Dịng Tên cũng coi việc phục tùng là trên hết. Ta cũng từng nhắc đến chiến thắng của những người cộng sản Nga dưới sự lãnh đạo của Lenin. Sau đó nhiều người trong số họ không thể chấp nhận sự đối đầu nào cả. Họ quyết tâm theo đuổi bằng được mục đích cuối cùng của mình, bất chấp tất cả. Cuối cùng, hàng triệu người mất mạng.

Trong những năm sau Thế chiến thứ nhất sự tơn trọng lẫn nhau hồn tồn biến mất ở Đức, Ý và cả Nhật Bản. Các chính khách ở những nước này tuyên bố với dân chúng rằng họ đã bị lừa đảo trong cuộc phân chia thế giới và vì thế họ phải địi lại quyền lực của mình. Người Ý được nhắc nhở về nguồn gốc tổ tiên La Mã xa xơi, người Nhật Bản thì được nghe lại những câu chuyện về các hiệp sĩ đạo và người Đức thì kể cho nhau chuyện về những bộ lạc Giéc-manh cổ xưa, về Charlemagne và Frederick Đại đế. Dần dần họ tin rằng con người khơng hề bình đẳng về nhân phẩm, mà có dân tộc siêu việt và dân tộc tầm thường, cũng như những giống chó săn giỏi vậy. Họ tin rằng họ chính là những dân tộc siêu việt và vì thế phải có quyền thống trị các dân tộc khác.

Ta may mắn biết được một nhà sư thông thái. Trong một bài giảng, nhà sư nói rằng giá mà ơng có thể hiểu được tại sao nếu một người đứng lên tuyên bố mình là người thơng minh nhất,

mạnh mẽ nhất, dũng cảm nhất hay tài năng nhất trên thế giới thì ngay lập tức sẽ bị cười nhạo; nhưng nếu thay vì dùng chữ ‘tơi’, anh ta lại nói rằng ‘chúng ta là những người thông minh nhất, mạnh mẽ nhất, dũng cảm nhất và tài năng nhất thế giới’ thì ngay lập tức được tán dương nhiệt liệt và trở thành một người yêu nước.

Hành động đó chẳng có gì là u nước cả. Bởi đơn giản một người hồn tồn có thể u nước mình mà khơng cần phải hạ nhục các dân tộc khác. Nhưng vẫn có nhiều người bị hút vào màn kịch vơ nghĩa này và thế giới lại đứng trước một mối nguy lớn.

Bấy giờ ở Đức xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh thất nghiệp leo thang, chiến tranh đem lại một giải pháp đơn giản. Những người thất nghiệp đăng lính hoặc đi làm trong những nhà máy sản xuất vũ khí. Và thế là khơng ai phải nghĩ đến những hiệp ước đáng ghét ở Versailles và St. Germain nữa. Khơng chỉ có vậy, đối với Đức lúc đó, những nước dân chủ phương Tây - Pháp, Anh và Mỹ sau nhiều năm hịa bình ắt hẳn đã trở nên có phần mềm yếu và khó tự bảo vệ được mình. Khơng ai muốn chiến tranh cả và tất cả mọi nỗ lực tưởng đã được thực hiện để tránh việc Hitler tìm được lý do gây chiến. Nhưng đáng buồn thay nguyên cớ khơng phải là thứ q khó tìm và nếu cần thiết thì những sự ‘tình cờ’ hồn tồn có thể được dàn xếp.

Vậy là trong ngày đầu tiên của tháng Chín năm 1939 quân đội Đức tiến vào Ba Lan, đánh dấu sự khởi đầu của Thế chiến thứ hai. Lúc đó ta đã dọn đến Anh quốc. Ta chứng kiến được nỗi buồn sâu sắc và cả sự quyết tâm sắt đá của những con người một lần nữa phải lên đường đi đánh kẻ thù. Lần này khơng có một bài ca cổ vũ tưng bừng nào, cũng khơng có viễn cảnh khải hồn tươi sáng. Những người lính chỉ làm nhiệm vụ của họ, bởi sự điên rồ này cần phải được chấm dứt. Cơng việc của ta lúc đó là nghe các chương trình phát thanh của Đức và dịch sang tiếng Anh. Nhờ đó ta biết được người dân Đức được nghe những thơng tin gì và bị giấu giếm những gì. Từ năm 1939 đến năm 1945 ta ở trong một tình cảnh khá kỳ lạ, là chứng kiến cuộc chiến từ cả hai phía. Ở nước Anh ta thấy được sự quyết tâm nhưng cũng cả những khó khăn ở hậu phương, nỗi lo sợ cho tính mạng của những người lính ở tiền phương, rồi cả những trận bom và sự lo lắng theo từng diễn biến của cuộc chiến. Nhưng trên đài phát thanh Đức thì chỉ tồn là những tiếng reo hò chiến thắng và những lời lăng mạ kẻ thù. Hitler tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của việc tuyên truyền và dường như những thành công của quân Đức trong hai năm đầu đã chứng tỏ được niềm tin đó. Ba Lan, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan và Bỉ, Pháp, nhiều vùng của Nga và bán đảo Balkan đều bị chiếm đóng. Chỉ cịn nước Anh, hòn đảo nhỏ đứng cạnh châu Âu lục địa là chưa rơi vào tay quân Đức. Những hi vọng kháng cự dường như cũng quá mong manh bởi giữa những tiếng kèn trống phô trương, đài phát thanh của Đức không ngừng đưa tin số tàu tiếp viện của quân Anh đã bị tàu ngầm của họ đánh chìm.

Nhưng ngay lúc đó, khơng cần tun bố gì cả, tháng Mười Hai năm 1941 quân Nhật tấn công và gần như hủy diệt hoàn toàn hạm đội Mỹ đang neo đậu tại Trân Châu Cảng. Hitler liền tuyên chiến với người Mỹ. Mùa thu năm 1942 quân Đức bại trận ở Bắc Phi. Tháng Giêng năm 1943 bên ngoài thành Stalingrad họ lại tiếp tục bị người Nga đánh bại. Khơng qn Đức lúc đó - Luftwaffe trở nên bất lực trước những cuộc rải bom của quân Đồng Minh xuống những thành phố Đức.

Những diễn biến liên tiếp này cho thấy chiến thắng khơng dễ dàng có được chỉ bằng những lời hô hào. Khi Winston Churchill trở thành Thủ tướng Anh quốc, ở một thời điểm khá u ám, ông chỉ nói rằng: ‘Tơi khơng thể hứa hẹn gì ngồi máu, mồ hơi và nước mắt’.

Chính vì ơng đã nói thật ngay lúc khó khăn nhất nên sau này người Anh hết lịng tin tưởng khi ơng đưa ra một tia hi vọng. Ta khơng hiểu những thính giả của đài phát thanh ở Đức nghĩ gì trước những lời hơ hào và hứa hẹn được lặp đi lặp lại mỗi ngày mà ta từng nghe.

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 181 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)