Bá chủ của thế giới phương Tây

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 62 - 70)

Tham vọng của người La Mã không giống với Alexander Đại đế chút nào. Họ không hề muốn đi chinh phục nhiều nơi để lập nên một đế quốc rộng lớn, nơi người người sống bình đẳng với nhau. Ngược lại, tất cả những nơi người La Mã chiếm đóng đều do người La Mã cai trị, có quân đội và quan lại từ Rome đến. Những kẻ cai trị này coi thường người dân bản xứ, bất kể họ là người Phoenicia, Do Thái hay Hy Lạp - những dân tộc có nền văn minh lâu đời. Với người La Mã, dân bản xứ chỉ có ích mỗi một việc: đóng thuế. Thuế má thời đó rất nặng nề, và khơng những thế họ còn phải cung cấp cả lương thực cho Rome.

Chỉ khi đã đóng thuế và cống nạp đầy đủ họ mới được yên thân. Khi đó họ được phép thờ cúng theo tơn giáo truyền thống, nói ngơn ngữ địa phương và sử dụng những cơng trình của người La Mã xây dựng chẳng hạn như hệ thống đường sá. Người La Mã đã xây nên những con đường ngay ngắn, từ Rome xuyên qua đồng bằng và núi đèo xa xôi đến những vùng hẻo lánh nhất trên đế chế rộng lớn. Người La Mã mở những con đường này không phải để phục vụ cho dân bản xứ. Họ dùng đường sá để đưa tin và chuyển quân nhanh chóng đến mọi ngõ ngách. Phải nói người La Mã là những kỹ sư thật tài giỏi.

Một trong những cơng trình ấn tượng nhất của họ là hệ thống dẫn nước. Nước sạch theo đó chảy về từ những vùng núi non xa xôi, xuống thung lũng và đến tận các thành thị đủ để cung cấp cho những vòi phun và những nhà tắm công cộng. Nhờ vậy mà quan lại người La Mã mặc dù sống xa nhà nhưng có đầy đủ tiện nghi như đang ở Rome.

Dân thành Rome sống ở nước ngồi ln được đảm bảo địa vị của mình, và lúc nào cũng sống theo luật La Mã. Ở bất cứ nơi đâu trên đế chế La Mã rộng lớn, đã là dân thành Rome thì người đó chỉ đến gặp quan địa phương và tun bố ‘Tơi là cơng dân thành Rome!’ Câu nói đó như một câu thần chú vậy. Nếu trước đó người này khơng được ai để ý đến, thì sau khi nói ra câu này, mọi người xung quanh sẽ ngay lập tức trở nên lễ độ và răm rắp nghe lời.

Thời đó bá chủ thực sự của thế giới là những người lính La Mã. Họ giữ vững cả đế chế, đàn áp những cuộc nổi dậy và trừng phạt thẳng tay bất cứ ai dám chống đối. Họ dũng cảm, đầy kinh nghiệm và tham vọng. Qua hàng thập kỷ, họ dần dần chinh phục những miền đất mới - về phía bắc, rồi phía nam và đi sang cả phương đông.

Bất cứ nơi đâu hễ những hàng quân thẳng tắp chậm rãi tiến tới, uy nghi trong giáp trụ, trang bị đầy đủ khiên giáo, cung tên và ná bắn đá thì người nơi đó đều biết trước rằng không thể nào chống cự được. Chiến tranh với người La Mã như một thú vui vậy. Sau mỗi lần chiến thắng họ lại trở về Rome, đi đầu là một vị tướng, dắt theo tù binh và mang theo của cải cướp bóc được. Rồi trong tiếng kèn trumpet họ diễu qua đám đơng hị reo, qua những khải hồn môn. Họ đội trên đầu nhiều hình vẽ để phơ trương chiến thắng. Vị tướng của họ đứng trên cỗ chiến xa, đầu

đội vịng nguyệt quế và khốc tấm áo chồng linh thiêng giống như chiếc áo thần Jupiter mặc trong điện thờ vậy. Như một thần Jupiter thứ hai, vị tướng này sẽ bước lên những bậc thang đến điện Capitol. Tại điện thờ trên nóc thành phố, vị tướng sẽ nghiêm trang dâng lễ vật tạ ơn thần Jupiter. Trong lúc đó, dưới mặt đất, tướng của kẻ thù bị hành hình.

Vị tướng nào lập được nhiều chiến công, mang về nhiều phần thưởng cho binh sĩ cũng như đất đai để họ làm kế sinh nhai khi về già thì sẽ được qn lính ngưỡng mộ như một người cha vậy. Khi đó họ sẵn lịng chiến đấu hết mình. Khơng chỉ những nơi xa xơi mà cịn ngay trên chính quê hương của họ. Họ nghĩ rằng những vị tướng giỏi không chỉ dẹp được loạn trên chiến trường mà còn giữ được trật tự ở quê nhà, vốn cũng khơng hồn tồn thanh bình. Rome lúc này đã là một thành phố rộng lớn với nhiều người nghèo khổ, khơng có cả tiền của lẫn việc làm. Nếu khơng có lương thực chở đến từ những vùng khác thì khó tránh khỏi nạn đói.

Hai anh em nhà Gracchi sống vào khoảng năm 130 trước Công nguyên (tức là mười sáu năm sau khi Carthage bị phá hủy) nghĩ ra cách vận động những người nghèo đói chuyển đến châu Phi để lập nghiệp. Nhưng kế hoạch cịn dang dở thì họ đã bị sát hại trong những vụ tranh chấp chính trị.

Cũng như cách quân lính răm rắp tuân theo các vị tướng, dân thành Rome tuyệt đối phục tùng bất cứ người nào mạnh tay ban phát lương thực cho dân chúng và tổ chức những hội hè đình đám. Dân thành Rome phải nói là rất đam mê hội hè. Nhưng hội hè của họ không giống với người Hy Lạp tí nào. Họ khơng tổ chức thi đấu thể thao cho những công dân xuất sắc hay hát hò ca ngợi thần linh. Với họ những lễ hội như vậy thật nực cười. Họ khơng hình dung ra được một người La Mã oai vệ, nghiêm trang lại có thể hát hị trước đám đơng hay cởi áo để thi ném lao. Những chuyện như vậy chỉ đáng cho tù binh làm. Vậy là tù binh của người La Mã bị bắt đấu vật với nhau, đấu với thú dữ hay dàn trận chia phe đánh nhau để làm trị giải trí cho đám đơng. Khán giả của những trận đấu như thế có khi lên đến hàng chục ngàn người. Thú tiêu khiển này lắm lúc trở nên căng thẳng và đầy máu me, nhưng có vậy thì mới hấp dẫn được người La Mã. Nhất là khi những tử tù bị buộc phải đấu với sư tử, gấu, hổ và thậm chí là cả voi nữa.

Bất kỳ ai đứng ra tổ chức những trận đấu như thế và ban phát lương thực rộng rãi thì sẽ lấy lịng được đám đơng, và muốn làm gì cũng được. Vậy nên những người giàu có thời đó ra sức tìm kiếm quyền lực theo kiểu này. Thường nếu có hai phe tranh chấp quyền lực, một bên sẽ có sự hậu thuẫn của quân đội và giới quý tộc, một bên được người bình dân và nơng dân ủng hộ. Hai phe cứ vậy giằng co rất lâu, thay phiên lấn át nhau.

Cuộc tranh chấp giữa Marius và Sulla thời đó là một ví dụ tiêu biểu. Marius đem quân đi chinh phục châu Phi được vài năm thì nghe tin Rome lâm nguy, liền dẫn quân về cứu viện. Năm 113 trước Công nguyên, những kẻ xâm lược man rợ từ phương bắc tràn xuống tấn công nước Ý (cũng giống như lúc quân Dorian tấn công Hy Lạp hay Gaul tấn công Rome bảy trăm năm sau đó). Những kẻ xâm lược này là người Cimbri và Teutones, cũng là tổ tiên xa xưa của người Đức ngày nay. Họ tấn công quyết liệt đến nỗi quân La Mã buộc phải trốn chạy. Nhưng vừa lúc đó thì Marius xuất hiện, ngay lập tức chặn đứng và tiêu diệt được quân xâm lược.

Quân đội La Mã canh giữ dọc biên giới của đế quốc La Mã rộng lớn. Họ còn xây tường thành chạy dài từ sơng Rhine đến sơng Danube.

Sau đó Marius trở thành người nổi tiếng nhất ở Rome. Nhưng trong lúc đó thì Sulla cũng đi chinh phạt châu Phi và chiến thắng trở về. Hai bên ganh đua quyền lực với nhau. Marius cho giết sạch bạn bè của Sulla. Đáp lại Sulla liền lập ra một danh sách những người ủng hộ Marius và tiêu diệt khơng cịn ai. Sau đó, Sulla tặng tất cả của cải cho chính quyền và trở thành người nắm quyền lực ở Rome cho đến năm 79 trước Công nguyên.

Trong lúc rối ren đó, Rome cũng thay đổi rất nhiều. Những người nơng dân đã bỏ đi nơi khác. Một số người giàu có mua lại những trang trại nhỏ và mang nơ lệ đến làm việc cho họ. Dần dần người La Mã quen với chuyện giao hết việc cho nô lệ cáng đáng. Từ những người làm công trong hầm mỏ tới thầy giáo của con em các gia đình q tộc đều là nơ lệ, tù nhân chiến tranh hoặc con cháu của họ. Nơ lệ thì khơng có quyền lợi gì cả. Chủ của họ nếu muốn có thể bán họ đi để đánh nhau với thú dữ trên khán đài - tức là trở thành ‘võ sĩ giác đấu’. Có một lần các võ sĩ giác đấu cùng nhau nổi dậy chống lại những người chủ. Cuộc nổi dậy này do Spartacus - một nô lệ khởi xướng, nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nô lệ ở nhiều vùng khác nhau. Họ đã chiến đấu quyết liệt, tưởng như khơng cịn gì để mất. Nhưng người La Mã đã mạnh tay đàn áp cuộc nổi dậy này. Và những nô lệ nổi dậy đã phải trả một cái giá thật đắt. Lúc ấy là năm 71 trước Cơng ngun.

Lại nói chuyện những vị tướng được người La Mã ưu ái. Nổi bật nhất trong đó là Gaius Julius Caesar. Ơng biết cách lấy lịng đám đơng, và cũng biết cách kêu gọi được nhiều tiền của để tổ chức những cuộc hội hè đình đám và ban phát lương thực hào phóng. Nhưng khơng chỉ có vậy,

Caesar thực sự là một vị tướng có tài, một trong những tướng lĩnh giỏi nhất của mọi thời đại. Hôm trước ông dẫn qn đi chiến đấu thì ngay vài hơm sau, ơng đã viết thư về Rome, trong thư chỉ có ba từ tiếng Latin là:veni, vidi, vici - có nghĩa là ‘Ta đến, ta thấy, ta chinh phục’. Caesar nhanh đến như vậy đó!

Ơng chiếm được Pháp - thời đó gọi là xứ Gaul và biến nó thành một tỉnh của Rome. Chiến tích này khơng tầm thường chút nào vì những dân tộc sống ở Gaul vốn nổi tiếng dũng cảm và hiếu chiến khác thường, khơng dễ gì bị khuất phục. Cuộc chinh phạt này tốn đến bảy năm từ năm 58 đến năm 51 trước Cơng ngun. Caesar cịn đánh tan quân của người Helvetii (tức là Thụy Sĩ ngày nay), người Gaul và người Đức. Ơng từng hai lần vượt qua sơng Rhine tiến vào nước Đức, và cũng hai lần vượt biển đến Anh quốc ngày nay, lúc đó người La Mã gọi là Britannia. Những chuyến đi này nhằm để dằn mặt những bộ lạc láng giềng, làm cho họ khiếp sợ trước oai nghiêm của Rome. Mặc dù người Gaul cố chống trả quyết liệt qua nhiều năm, Caesar vẫn tiếp tục tấn công và sau khi chinh phục được một vùng đất mới, ông để cho một số binh sĩ ở lại ngay đó để nắm quyền cai trị. Khi Gaul trở thành một tỉnh của người La Mã thì dân bản xứ dần dần cũng nói tiếng Latin, giống như những gì đã xảy ra ở Tây Ban Nha trước đó. Vì vậy mà tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha ngày nay đều có nguồn gốc từ tiếng nói của người La Mã và xếp vào hàng các nhóm ngơn ngữ Latin.

Sau khi chiếm được Gaul, Caesar chuyển hướng quân đội sang nước Ý. Lúc đó thì ơng đã là người quyền lực nhất thế giới. Những tướng lĩnh trước kia là đồng minh của Caesar lần lượt bị ông tấn công và tiêu diệt. Sau đó ơng quyến rũ Cleopatra, vị nữ hồng tuyệt đẹp của Ai Cập. Nhờ đó mà Ai Cập trở thành một phần của đế chế La Mã. Rồi Caesar bắt tay vào sắp xếp lại mọi thứ. Caesar là một người thơng minh và có đầu óc tổ chức xuất sắc. Ví dụ ơng có thể cùng một lúc đọc cho người hầu chép lại hai lá thư mà không hề bị lẫn lộn. Thật là phi thường phải không em! Nhưng Caesar không chỉ sắp xếp lại cả đế chế La Mã. Ơng cịn sắp xếp lại cả thời gian nữa. Ơng đã làm việc đó như thế nào, em biết khơng? Ơng sửa đổi lại cách tính lịch, khá gần với lịch của chúng ta ngày nay với một năm 12 tháng và năm nhuận. Lịch này được đặt theo tên ông, gọi là lịch Julian. Và trong đó có một tháng cũng đặt theo tên ơng ln. Em có biết tháng bảy trong tiếng Anh là gì khơng? Là July, từ tên của Julius Caesar mà ra đó em à. Vậy là tháng bảy - July được đặt theo tên của một vị tướng đầu hói, mặt gầy và hay đội vịng hoa kết bằng vàng trên đầu - một vị tướng với trí tuệ phi thường và ý chí sắt đá ẩn trong một cơ thể gầy gò ốm yếu. Caesar lúc đó, như ta kể với em, là người có nhiều quyền lực nhất trên thế giới. Đáng ra ông đã trở thành vua của cả đế chế La Mã và có lẽ nếu được thì ơng cũng khơng từ chối vị trí đó. Nhưng người La Mã lại đem lịng ganh ghét đố kị. Ngay cả người thân nhất với Caesar là Brutus cũng khơng muốn phục tùng ơng. Chính vì sợ Caesar trở thành bá chủ, người La Mã âm mưu giết hại ông. Trong một cuộc họp Quốc hội họ đồng loạt rút dao ra và bao quanh Caesar. Caesar chống cự quyết liệt. Chuyện kể lại rằng khi nhận ra một trong những kẻ tấn cơng mình lại chính là Brutus, Caesar liền thốt lên rằng: ‘Đến cả con trai của ta, Brutus ư?” và thôi không chống cự nữa. Năm đó là năm 44 trước Cơng nguyên.

Tháng tám - August nối sau tháng bảy - July. Caesar Octavianus Augustus là con nuôi của Caesar. Qua nhiều năm chiến đấu với nhiều đối thủ trên cả đất liền và biển khơi, cuối cùng Augustus cũng trở thành người thống trị duy nhất của Đế chế La Mã vào năm 31 trước Công ngun. Ơng chính thức trở thành Hồng đế La Mã đầu tiên.

Cũng như Caesar, tên của Augustus được lấy đặt cho một tháng trong năm, tức là tháng tám - August trong tiếng Anh. Augustus hồn tồn xứng đáng được điều đó. Mặc dù khơng nổi bật như Caesar, Augustus lại là một người hết mực công bằng và thận trọng. Ơng ln biết tự kiềm chế bản thân mọi nơi mọi lúc và nhờ đó, ơng thu phục được nhiều người. Chuyện kể lại rằng Augustus không bao giờ ra một quyết định hay mệnh lệnh nào khi ông giận dữ. Mỗi khi cảm thấy bắt đầu nổi giận ơng buộc mình chậm rãi đọc hết bảng chữ cái trong đầu. Thường khi đọc gần xong thì ơng cũng bình tĩnh trở lại. Em thấy đó, Augustus thật là điềm đạm và nhờ đó mà ơng cai trị được cả đế chế một cách cơng bằng và khơn ngoan. Ơng khơng phải là một chiến binh, và cũng khơng thích thú gì những cuộc đấu võ đài. Ơng sống cuộc sống bình dị và u thích nghệ thuật điêu khắc và thơ ca. Ở những lĩnh vực đó người La Mã kém xa người Hy Lạp. Biết vậy nên Augustus cho người tạc lại y hệt những tác phẩm điêu khắc đẹp nhất của người Hy Lạp để đặt trong cung điện và vườn hoa. Những nhà thơ người La Mã thời đó - cũng là những nhà thơ La Mã nổi tiếng nhất trong lịch sử - cũng lấy thơ của người Hy Lạp làm kiểu mẫu. Thời của Augustus người ta cho rằng những gì đẹp nhất đều đến từ Hy Lạp. Tương tự như vậy, ai muốn được xem là cao quý thì phải nói được tiếng Hy Lạp, đọc những nhà thơ Hy Lạp cổ xưa và sưu tầm những tác phẩm nghệ thuật của người Hy Lạp. Nhờ có Augustus mà di sản của người Hy Lạp còn lại cho đến ngày nay với chúng ta. Nghĩ lại, thật là may mắn phải khơng em?

16. Tin mừng

Augustus trị vì từ năm 31 trước Cơng ngun tới năm 14 sau Công ngun. Năm thứ nhất Cơng ngun được tính là năm Chúa Jesus ra đời, như ta đã kể với em. Như vậy có nghĩa là Jesus ra đời dưới thời của Augustus. Quê hương của Jesus là Palestine, lúc đó là một tỉnh của Rome. Em có thể tìm đọc về cuộc đời và giáo lý của Jesus trong Kinh thánh. Jesus dạy rằng khơng có sự

Một phần của tài liệu Chuyen nho trong the gioi lon e h gombri (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)