Chúng ta cảm thấy buồn và đau đớn khi một ai đó đánh giá sai hoặc khơng tốt về chúng ta. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải hiểu ba việc sau: 1. Thứ nhất: Chúng ta đau buồn bởi trong trí ta
muốn thay đổi quan điểm của người khác đang nghĩ về chúng ta và chúng ta đau khổ vì cái trí có nhu cầu tranh cãi, biện minh.
2. Thứ hai, phải biết rằng khi phê bình, ai cũng phải dựa trên những hiểu biết, tiêu chuẩn và nhân sinh quan sẵn có của riêng họ. Vì vậy, họ khơng có khả năng nghĩ khác hơn đâu.
3. Thứ ba, không cần thiết phải thay đổi ý của họ. Vì vậy ta không cần phải biện minh”.
Khi nào hiểu ba việc trên xong, ta phải tìm vào Tĩnh Lặng mới mong hóa giải được cảm xúc đau
lịng kia. Biết tại sao khơng? Tại vì cái hiểu ban đầu là cái hiểu bằng trí thơi, chỉ khi nào ta hiểu được bằng tâm thì cái hiểu đó mới thật sự là hiểu.
Cũng nên hiểu thêm rằng lời phê bình bên ngồi khơng trói buộc và làm khổ mình nhiều bằng sự tự kết tội khắt khe bên trong cái trí mình. Nó có thể đem những yếu kém hay lỗi lầm trong quá khứ ra để dằn vặt mình cả đời. Chúng ta cần tha thứ bản thân mình và tiếp tục với cuộc đời để có thể sống trong sự yên bình. Một khi chúng ta hiểu mối liên hệ giữa sự phê bình và cái trí, chúng ta có thể sử dụng pháp thiền Tại và Hiện để hóa giải cảm xúc. Có từ bi với bản thân rồi, ta mới có thể có được từ bi với người khác.
Sự hiểu biết được ghi nhận bằng trí nhưng sự tự trải nghiệm và cái biết thực sự thì cần được thực hiện bằng trái tim — một nơi mà hồn tồn khơng có lời nói.