Hỏi: Khi tôi rời khỏi một ngôi chùa, tôi nghe một hành khất xin tiền tơi liền mở ngay ví lấy tiền. Rồi tơi nhìn người ấy và nhận thấy anh ta có vẻ trẻ và khỏe mạnh. Tơi ngạc nhiên và thắc mắc mình nên hay khơng nên cho tiền. Tại sao cho? Tại sao không? Nếu không cho có được khơng? Nếu cho, tơi có phải là giúp người khơng đúng khơng? Anh ta có chế nhạo tơi là người dễ bị gạt khơng? Trí tơi cứ mãi phân vân. Tôi phải làm sao đây?
Đáp: Mục tiêu chúng ta ở đây khơng phải là phân tích cái hay, dở của hành động từ thiện; mà là để hiểu và đơn giản hóa cái trí. Nếu như bạn thấy cần cho người khác thì cứ cho theo bản năng, không băn khoăn nữa. Nếu không muốn cho thì cứ bỏ tiền lại vào túi. Mình chỉ cần hiểu “tôi thấy và nghe lời van xin và tôi muốn cho”. Thế là xong! Chấm hết. Chúng ta ngăn chặn việc cái trí tự động phân tích, phán đốn, xem xét và phê bình. Ngồi ra, nếu bạn đã quyết định cho ai tiền thì khi tiền đã rời khỏi tay bạn là việc đã hoàn tất. Chấm hết. Bạn chẳng cần bận tâm là tiền đó có được dùng theo đúng ý của mình khơng. Có lẽ ta nên xem vấn đề mình cho hoặc cho vay mượn cũng cùng một cung cách ấy: khi cái gì đã rời khỏi tay mình — dù là tiền hay của cải – thì chúng khơng cịn là mối quan tâm của mình nữa.
Lẽ dĩ nhiên, khi bạn nghĩ rằng cần phải phân tích, phán xét, quan sát hay phê phán, bạn có thể cho phép trí mình thực hiện các việc ấy, nhưng hãy cố gắng làm điều đó với sự Tĩnh Lặng bên trong. Nếu bạn cho phép cái trí làm theo thói quen của nó hay làm một cách tự động thì cái trí đó chính là người chủ của bạn. Và khi trí đã làm chủ thì bạn sẽ buồn vui và hành động theo sự điều khiển của cái trí hỗn loạn đó.