Hỏi: Trong Phật giáo, để giải phóng con người
khỏi vịng sinh tử ln hồi thì con người cần phải đạt tới “Niết Bàn”, một trạng thái vượt qua khỏi cả trạng thái hạnh phúc và an bình. Pháp thiền
Tại và Hiện chỉ đưa con người đạt đến trạng thái hạnh phúc chứ khơng vượt hơn nữa. Thế thì pháp thiền này có lợi ích gì đối với những ai đang muốn đạt đến sự giác ngộ?
Đáp: Bất kể là ta ở trong trạng thái “thiền định” sâu
đến cỡ nào và bất kể những kiến thức về tâm linh, về thần thông hay về sự minh triết của ta rộng lớn đến chừng nào, nếu ta không thể vượt qua được cái ải căn bản nhất là sự đau khổ của con người thì chắc chắn ta sẽ khơng thể nào có khả năng đạt đến cái “giác ngộ” mà Đức Phật đã nhắc đến. Chính vì lý do này mà chúng tơi tập trung vào việc thuần hóa tâm trí và loại bỏ đau khổ. Nó là chướng ngại vật rất cơ bản nhưng to lớn đối với người đang trên đường tu tập. Chúng tôi cũng tin rằng một khi mà ta đã hồn thành được việc thuần hố tâm trí và loại bỏ đau khổ thì các kết quả tất yếu kế tiếp sẽ đến một cách tự nhiên. Hơn nữa, chân lý chỉ có thể được khám phá bằng cách tự chính mình chứng nghiệm. Quyển sách này khơng cố sức đưa ra “chân lý” mà chỉ là một phương tiện để giúp ta tự khám phá được cái “chân lý” của riêng ta. Một khi đã tập thuần thục pháp Tại và Hiện và có thể hòa nhập sự Tĩnh Lặng vào cuộc sống của ta thì có nghĩa là ta đã tự trang bị cho mình đầy đủ hành trang để tìm ra những con
đường đi khác mà thậm chí có thể cịn vượt xa hơn
cả pháp Tại và Hiện này. Lúc đó, rất có thể là điểm khởi hành của mình đã xa hơn nhiều người khác rồi.