Lm Lặng, Lắng Nghe, Không Phản Ứng

Một phần của tài liệu pháp thiền tại và hiện (Trang 109 - 111)

Hỏi: Nghệ thuật biết lắng nghe, im lặng và tâm bình an thật sự là gì? Chúng ta thực hiện các nghệ thuật này ra sao?

Đáp: Cả ba nghệ thuật này thật ra đều là những biểu

hiện khác nhau của cùng một phương pháp và mục tiêu: đó là sự Tĩnh Lặng. Chúng tương quan nên khi thưc tập cái nào thì cũng sẽ đều dẫn đến hai trạng thái kia và sẽ đưa ta đến cái đích điểm Tĩnh Lặng.

Nghệ thuật khơng phản ứng: Thường thì chúng ta phản ứng tự nhiên theo sự cảm nhận của giác quan và cái trí. Cịn hành động khơng phản

ứng ở đây là nói đến một chọn lựa có chủ ý: chọn

sự “khơng hành động” hay “hành động”. Vì lẽ, phản ứng là thói quen lâu đời của trí, chúng ta cần chú ý khi nó xảy ra. Ý nghĩ sẽ đánh thức cảm xúc nổi lên

và cảm xúc sẽ phát khởi thành hành động. Mỗi khi cái trí sắp sửa thể hiện ý nghĩ và cảm xúc trong tư thế phản ứng thì chúng ta vào Tĩnh Lặng ngay để dung hịa thói quen cố hữu này.

Nghệ thuật im lặng là khả năng giữ im lặng

ngoài mặt lẫn trong lịng. Sự im lặng chân thật khơng phải là làm thinh và nhịn khơng nói mà là khi cái trí dừng hẳn sự thúc giục cần nói. Điều này có nghĩa là trí ta làm việc trong tình trạng khơng lời; nó khơng nắm giữ một ý kiến hay một ý niệm nào cả và khơng có cả nhu cầu nói chuyện. Nhưng lúc nào thì cần im lặng? Đó là lúc mà lời nói có thể gây đau khổ hay khơng mang lại hịa bình và hạnh phúc cho người khác. Chúng ta cũng nên im lặng ngay cả khi chúng ta tin rằng điều định nói ra quả thật là “nên nói” hoặc vì ta thấy nó “đúng” và “cần thiết”. Niềm tin này chỉ là ý riêng cá nhân ta mà thôi, không chắc là đã đúng đối với người đối diện. Chúng ta còn phải đánh giá các lý do làm ta muốn nói: người ta có u cầu mình khuyến cáo gì khơng? Hay là ta có nhu cầu khuyến cáo hay thuyết giảng người khác? Cách an toàn và hữu ích nhất là im lặng và thực hiện nghệ thuật lắng nghe trong Tĩnh Lặng với một tấm lòng cởi mở.

Nghệ thuật lắng nghe là nghe người khác một

cách chăm chú và trong trạng thái Tĩnh Lặng: nghe với một cái trí mở rộng mà khơng tranh luận, phản

ứng, phân tích, đi đến kết luận hay tìm giải pháp.

Trong khi chăm chú nghe, chúng ta lặng lẽ chúc phúc bình an cho người đang nói. Chúng ta sẽ lắng nghe lời họ nói ra, nghe cả những thông điệp không lời và nghe luôn cái im lặng phía sau những thơng

điệp ấy. Chúng ta tiếp cận với người khác và lắng nghe như thế thì lịng từ tâm, bao dung và sự Tĩnh Lặng trong ta sẽ tự nhiên lan tỏa đến và dung hòa những cảm xúc tiêu cực bên trong người đang nói.

Nghệ thuật tạo cảm nhận bình an: Có người

tin rằng các nguyên tắc điều hành của vũ trụ có tính vẹn tồn và hồn thiện cố hữu và con người là một phần của sự hoàn thiện ấy. Với cái nhìn tồn cảnh vũ trụ rộng lớn, mọi sự việc bày ra trước mắt chúng ta cũng là toàn thiện một cách cố hữu: con người, sự kiện và mọi thứ tốt, xấu hay lưng chừng đều phải là

như vậy trong thời điểm đó! Khơng thể khác hơn được. Với cái nhìn này, ta sẽ có khả năng chấp nhận người khác và mọi tình huống theo sự hiển nhiên của vạn vật. Nếu cái trí nhìn cuộc sống dưới giác độ đó, thì ta sẽ thật sự có được bình an. Đối với thế giới nội tâm của ta cũng vậy. Khi chúng ta nhìn vào bên trong: ta nhận thấy điều gì đó cần thay đổi thì chúng ta sẽ thay đổi và những gì ta khơng thể thay đổi, ta chấp nhận chúng một cách bình an.

Một phần của tài liệu pháp thiền tại và hiện (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)