Tử Biệt, Sinh Ly

Một phần của tài liệu pháp thiền tại và hiện (Trang 61 - 62)

Người đến là do duyên mà đến, người đi là do hết duyên mà đi. Một trong những trải nghiệm đau đớn nhất là khi người mình thương yêu bỏ ra đi khỏi cuộc đời mình. Một điều đau nữa là người ta khơng đáp lại tình cảm của mình. Nhưng chúng ta phải nhận biết rằng sự hiện hữu của tình thương u khơng tùy thuộc việc đối tượng có mặt hay khơng bên cạnh ta hoặc tình cảm người ấy đối với ta thế nào. Mình khơng hề yêu thương một người chỉ vì lý do họ ở gần bên cạnh hay vì họ thương mình. Vậy

thì sự họ vắng mặt hay khơng đáp ứng tình thương làm sao có thể ngăn chặn được tình u và niềm vui yêu thương trong ta? Niềm hỷ lạc của u thương khơng hề dính gì đến niềm đau của chia ly. Chúng ta cảm giác cái đau chia ly là vì ta ngộ nhận giữa nhu cầu và tình u – ta khơng đau khổ vì u; ta đau khổ vì ta cần. Trí của ta tiếp tục củng cố các nhu cầu và đòi hỏi thay vì cho phép chúng ta được trải nghiệm niềm hỷ lạc của yêu thương.

Sợi dây liên hệ giữa con người thật ra không bao giờ chấm dứt. Nó chỉ thay đổi ở hình thức mà thơi. Sự liên hệ không xem như đã hết khi một người rời khỏi cuộc đời mình. Nó chỉ đổi từ “vợ chồng” ra thành “không vợ chồng”, hay “bạn thân” ra thành “khơng thân”. Con người vĩnh viễn có liên hệ với mọi người chung quanh. Chúng ta không “mất” ai cả - họ luôn hiện hữu. Điều mà làm ta đau khổ là trí ta địi hỏi có một mối liên hệ đặc biệt nào

đó. Nó khơng thích sự thay đổi. Điều này áp dụng

cả cho tử biệt – chúng ta muốn người đó “cịn sống”, một trạng thể và một mối liên hệ như thế nào đó với chúng ta. Có lẽ ta sẽ bớt khổ nếu hiểu được rằng ta vẫn nằm trong mối liên hệ với người quá cố, nếu không qua tâm linh và linh hồn thì cũng qua những kỷ niệm và tình thương đã từng cùng nhau chia sẻ.

Một phần của tài liệu pháp thiền tại và hiện (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)