- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ (nguyên tắc tổ chức kĩ
7. Khái niệm, đặc điểm quy phạm pháp luật hành chính
QPPLHC là 1 dạng cụ thể của QPPL, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình QLHCNN. Gồm chủ thể có thẩm quyền QLHCNN và cơ quan, cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Cá nhân, CQNN ban hành cụ thể là: Quốc hội => Luật, nghị quyết
Ủy ban thưởng vụ quốc hội => pháp lệnh, nghị quyết CTN => Lệnh, quyết định
Chính phủ => Nghị định
THủ tướng chính phũ => quyết định Bộ, cơ quan ngang bộ => thông tư Hội đồng nd các cấp => nghị quyết Ủy ban nd các cấp => quyết định.
Nội dung điều chỉnh: các QHXH phát sinh trong quá trình QLHCNN
➔ Thẩm quyền của các chủ thể như UBND các cấp, bộ trưởng
➔ Địa vị pháp lý của các chủ thể như quyền và nghĩa vụ của chủ tịch UBND cấp huyện và cá nhân
➔ Thủ tục hành chính cần thiết cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ HCNN như thủ tục cấp giấy đăng ký kết hôn, thủ tục khiếu nại tố cáo
➔ Các biện pháp khen thưởng và cưỡng chế đối với các đối tượng QLHCNN như cảnh cáo, phạt tiền, giấy khen bằng khen,...
Đặc điểm:
Giống như các quy phạm pháp luật khác, quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà nước. Những quy phạm này xác định hành vi của các đối tượng có liên quan: được làm gì, khơng được làm gì và làm như thế nào. Các quy tắc xử sự này được ban hành theo thủ tục, trình tự chặt chẽ theo pháp luật. Khi có một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể tương ứng phát sinh, quy tắc xử sự chung trên sẽ là căn cứ để ra văn bản áp dụng. Tuy vậy, dù có hay chưa có văn bản áp dụng, quy phạm pháp luật trên vẫn tồn tại và không mất đi giá trị pháp lý trừ khi hết hiệu lực.
➔ Áp dụng nhiều lần
quy phạm pháp luật HC được thực hiện nhiều lần trong thực tế đời sống, được áp dụng khi có sự kiện pháp lý xảy ra; được tất cả thành viên xã hội hoặc cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan thực hiện nhiều lần cho tới khi nó bị đình chỉ hoặc bị sửa đổi hoặc bị bãi bỏ một phần hay toàn bộ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ: Anh C điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm. Hành vi của anh C là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và sẽ bị phạt tiền căn cứ theo luật giao thông
➔ Nội dung điều chỉnh là các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực QLHCNN ➔ QPPLHC được ban hành bởi cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền
theo trình tự thủ tục do luật định
Ví dụ: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Uớy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6/7/1995 quy định một cách chung nhất về vấn đề xử lý vi phạm hành chính. Dựa trên những quy định chung này, Chính phủ ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hành chính quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực khác nhau, đó là các Nghị định số 87, 88/CP ngày 12/12/1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa-xã hội; Nghị định số 01/CP ngày 3/1/1996 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại v.v...
➔ QPPLHC có số lượng nhiều và phạm vi điều chỉnh rất rộng. Cuất phát từ những lý do sau:
- Lĩnh vực điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính là rất đa dạng tồn diện trong hoạt động QLHCNN
- do việc điều chỉnh quan hệ pháp luật hành chính thường xuyên thay đổi theo thực tế khách quan của lĩnh vực hành chính nên địi hỏi sự điều chỉnh kịp thời đảm bảo tính liên tục trong hoạt động hành chính nhà nước. do đó đó QPPLHC thường xuyên sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới tạo nên số lượng QPPLHC rất lớn
8. Vai trị của quy phạm pháp luật hành chính
- Quy phạm pháp luật hành chính là phương tiện tác động lên nhận thức - hành vi của đối tượng quản lý. QPPLHC đặt ra chuẩn mực, giới hạn của hành vi xử sự, đặt ra các quy định ngăn cấm, cho phép, trao quyền... để giáo dục, để mọi người tự giác thực hiện. Mặt khác, quy phạm pháp luật hành chính dự kiến các chế tài có thể áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trách nhiệm của các chủ thể tham gia quy phạm pháp luật hành chính.
- QPPLHC tạo thành nền tảng pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước cũng như cho q trình thực thi cơng vụ của cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước. Đó cũng là cơ sở để xem xét, đánh giá về tính hợp pháp trong q trình hoạt động của các chủ thể này. Quy phạm pháp luật hành chính là phương tiện quan trọng nhất để cơ quan hành. chính nhà nước, cán bộ, cơng chức nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hình thức và phương pháp quản lý phù hợp.
Quản lý nhà nước là một loại hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo và cũng là hoạt động đa dạng, phức tạp diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ hành chính của mọi tổ chức, cá nhân. Quy phạm pháp luật hành chính đã góp phần vào việc đảm bảo cho hoạt động đó
diễn ra bình thường, nhịp nhàng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể quản lý nhà nước. Đối với đời sống xã hội, quy phạm pháp luật hành chính đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì trật tự quản lý nhà nước, góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước.
- Đối với cá nhân, quy phạm pháp luật hành chính cũng chính là cơ sở pháp lý để tham gia vào quản lý nhà nước với những hình thức ngày càng phong phú, như trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân hoặc thông qua các tổ chức xã hội với tư cách là thành viên của tổ chức đó; hoặc tham gia các phong trào quần chúng ở cơ sở... Quy phạm pháp luật hành chính định ra những cơ chế để đảm bảo cho các quyền tự do dân chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước được thực hiện tốt trên thực tế.
Từ những phân tích trên, có thể kết luận rằng: hệ thống quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở để giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan nhà nước khác; giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau; giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, cá nhân; đồng thời góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân.
9. Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính
- giả định là những hồn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật HC sẽ tác động đối với những chủ thể nhất định.
Xuất phát từ đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước là hoạt động đa dạng, phức tạp, phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và là hoạt động mang tính chủ động sáng tạo, nên trong nhiều trường hợp, bộ phận giả định chỉ mang tính xác định tương đối. Nếu quy định cụ thể, chi tiết về các chủ thể, điều kiện, hồn cảnh thì đó sẽ là yếu tố làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo trong cơng tác quản lý điều hành.
Ví dụ: "Trường hợp vi phạm hành chính về an tồn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khốn; sở hữu trí tuệ; đo
lường; sản xuất, bn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì..." (Khoản 1 Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).
- Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật HC nêu lên những quy tắc xử sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải tuân theo khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ra trong phần giả định của QPPLHC
Quy định là bộ phận đặc trưng nhất thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc tác động đến nhận thức, hành vi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính. Nếu thiếu bộ phận quy định thì các tổ chức, cá nhân khơng thể hình dung được mình phải xử sự như thế nào mới phù hợp với ý chí của Nhà nước. Đặc trưng của nội dung quy phạm pháp luật hành chính là tính mệnh lệnh, điều này thể hiện rõ nét trong quy định của quy phạm pháp luật hành chính.
Ví dụ: "Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính..." (Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
- chế tài là những hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu do không thực hiện đúng phần quy định của quy phạm pháp luật hành chính.
Trong đa số các trường hợp, chế tài quy phạm pháp luật hành chính mang tính xác định tương đối, tức là quy phạm pháp luật hành chính đặt ra giới hạn tối thiểu và tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Trong một số ít trường hợp, chế tài quy phạm pháp luật hành chính mang tính xác định. Đó là trường hợp vi phạm hành chính, theo quy định, chỉ bị áp dụng hình thức xử lý xác định.
10. Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính
- Về khơng gian là nói đến phạm vi lãnh thổ mà văn bản đó tác động tới.
Nguyên tắc chung quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành thì có hiệu lực trong phạm vi tồn quốc, quy phạm
pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành có hiệu lực trong phạm vi địa phương trên cơ sở địa giới hành chính. Hiệu lực về khơng gian của quy phạm pháp luật hành chính có thể được xác định trong từng văn bản cụ thể, giới hạn phạm vi hiệu lực áp dụng riêng cho văn bản đó.
- về thời gian: Là thời điểm phát sinh thời điểm bị đình chỉ thi hành và thời điểm
chấm dứt hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính hiệu lực của văn bản thường quy định ở chương cuối cùng của Văn bản đó.
Việc quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản in phải đảm bảo đủ thời gian để cơng chúng có điều kiện tiếp cận văn bản các đối tượng khi hàng có điều kiện chuẩn bị thi hành văn bản. hiệu lực của văn bản sẽ được quy định tại luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 và luật ban hành văn bản của HĐND, UNND năm 2004.
Trong trường hợp quy phạm pháp luật hành chính bị đình chỉ thi hành thì quy phạm pháp luật hành chính đó sẽ ngừng hiệu lực thi hành sau đó văn bản tiếp tục có hiệu lực Nếu khơng bị hủy bỏ hoặc hết hiệu lực khi bị hủy bỏ bỏ. trong Thời Gian Ngừng hiệu lực không áp dụng các quy phạm pháp luật đã bị đình chỉ thi hành để giải quyết các quan hệ xã hội nằm trong phạm vi điều chỉnh của văn bản đó. việc chấm dứt hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính hiện nay tuân theo quy định tại điều 81 luật ban hành VBQPPL năm 2008 và Điều 53 luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004.
- về đối tượng áp dụng là phạm vi các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có
trách nhiệm thi hành văn bản đó.
Có những văn bản trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực đối với mọi đối tượng kể cả cá nhân và tổ chức, với công dân Việt Nam và cả người nước ngồi (ví dụ quy định về quản lý hành chính trong lĩnh vực an tồn giao thơng đường bộ, an ninh trật tự, an tồn xã hội, y tế, mơi trường...). Cũng có những quy định chỉ áp dụng đối với một nhóm đối tượng nhất định như Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức; Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt
Nam... Thông thường, các văn bản quy phạm pháp luật hành chính sẽ ghi rõ đối tượng tác động điều chỉnh ở những điều đầu tiên của văn bản.
11. Hệ thống hóa nguồn của luật hành chính
Tình hình trên dẫn đến thực tế thường gặp phải là các văn bản nguồn của luật hành chính chồng chéo nhau, mâu thuẫn, hoặc nhiều vấn đề không được điều chỉnh. Điều này cản trở sự thi hành, áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính, gây ra những hạn chế khơng nhỏ trong việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật trong quản lý nhà nước. Vì vậy, việc hệ thống hóa các quy định của luật hành chính là việc vơ cùng cấp thiết. Hệ thống hóa được thực hiện theo hai cách chính: tập hợp hóa và pháp điển hố.
Tập hợp hóa
Ở nước ta, “Cơng báo” là ấn phẩm chính thức cơng bố tất cả các cơ quan nhà nước cấp trung ương, ra theo định kỳ phù hợp với thời gian ban hành văn bản. Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, văn bản của trung ương (ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp) phải được đăng công báo. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp hặc thuộc bí mật nhà nước,
các văn bản của trung ương nếu khơng được đăng cơng báo thì khơng có hiệu lực thi hành (Điều 78, Luật ban hành văn bản QPPL 2008). Ở địa phương, hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mỗi tỉnh cũng có ấn phẩm riêng chính thức để cơng bố theo định kỳ các văn bản của mình. Riêng văn bản cấp huyện, xã thì phải được cơng khai niêm yết.
Tuy nhiên, ấn phẩm “cơng báo” là hình thức cơng bố chính thức văn bản pháp luật, không phải là kết quả công tác tập hợp hóa. Hiện tại, cơng tác tập hợp hố nguồn của luật hành chính nếu có là những tập sách: “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng”, “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch”; “Xử lý vi phạm hành chính”... Dù đã có xuất bản đa
dạng và có một số sách khá cơng phu, song đây là sự tập hợp hố khơng chính thức. Từ đó cho thấy, cơng tác tập hợp hố vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Pháp điển hóa
Pháp điển hóa đóng vai trị thiết yếu trong việc xây dựng và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật. Pháp điển hóa tạo ra tiền đề để đảm bảo pháp chế, thi hành và áp dụng đúng đắn pháp luật, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khoa học pháp lý.
Đối với ngành luật hành chính, pháp điển hóa gặp khó khăn lớn do số lượng quy phạm của nó rất nhiều, các quan hệ xã hội thuộc ngành, lĩnh vực mà nó điều chỉnh rất đa dạng. Mặt khác, quản lý nhà nước là một hoạt động luôn phải được cập nhật theo những nhiệm vụ mà nó thực hiện theo từng thời kỳ.
Vì vậy, các quy phạm luật hành chính phải ln thay đổi, phát triển và hồn thiện. Với lý do đó, trên thực tế, ta chỉ có thể thấy việc pháp điển hóa được tiến hành đối với từng vấn đề, từng loại chế định hoặc từng lĩnh vực. Ví dụ, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, Luật giao thơng đường bộ vv.
Nhìn chung, đối với ngành luật hành chính, cơng tác pháp điển hóa ở nước ta cịn chậm, chưa đồng bộ. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đã có bộ luật về