Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 72 - 73)

Câu 25 Hình thức quản lý hành chính nhà nước

31. Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính

a) Mặt khách quan của vi phạm hành chính

Hành vi có thể biểu hiện dưới hình thức hành động, ví dụ: hành vi làm hàng giả, kinh doanh trấi phép, đi xe máy vào đường cấm.., hoặc dưới hình thức khơng hành động như: đi xe mơ tơ khơng có bằng lái; khơng có phương tiện phịng cháy, chữa cháy tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Chi cần có hành động hoặc khơng hành động nêu trên cũng có thể truy cứu trách nhiệm hành chính, bất luận là hành vi đố đã gây ra hậu quả hay chưa. Nhưng nếu vi phạm hành chính đã gây ra hậu quả, cân xác định mối liên hệ nhân - qua giữa hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi. Ngoài ra, khi xem xết mặt khách quan của vi phạm hành chính trong những vụ việc cụ thế cần tính đến một số yếu tơ như thoi gian, địa điếm, hồn cảnh, phương diện vi phạm.

b) Mặt chủ quan cua vi phạm hành chính

Mặt chủ quan của vi phạm hành chính thể hiện ở yếu tố lỗi của người vi phạm. Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của vi phạm hành chính. Có hai hinh thúc lỗi là: lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Động cơ mục đích vi phạm là yêu tố cũng được tính đến khi xem xét mặt chủ quan của nhiều vi phạm hành chính để quyết định các hình thức và mức xử phạt cụ thể

c ) Chủ thể của vi phạm hành chính

- Đối với cá nhân: cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm cơng dân Việt Nam và người nước ngoài (trừ những người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và lãnh sự) mà thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải. Những người này phải có năng lực chủ thể trách nhiệm hành chính .Năng lực chủ thể được nhiều hành chính thể hiện khả năng nhận thức của con người với hành vi vi phạm .

Vì thế 2 yêu tố để xác định năng lực chủ thể đối với cá nhân là đã đủ tuổi theo quy định của pháp luật có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi .Từ đó

xác định tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hành vi là từ 14 tuổi trở lên .Điều năm luật xử lý vi phạm hành chính năm hai khơng 12 xác định đối tượng bị xử lý hành chính là cá nhân bao gồm: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố Ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính

Người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác trừ trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thể hiện liên quan đến quốc phịng an ninh thì người xử phạt hoặc đề nghị cơ quan đơn vị quân đội nhân dân cơng an nhân dân có thẩm quyền xử lý.

Mặt khác điều 90 của luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định các cá nhân từ đủ 12 tuổi trở lên tùy theo tính chất mức độ hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như: giáo dục tại xã phường thị trấn ,đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc ,đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Đối với tổ chức: pháp luật hành chính coi tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính gồm cơ quan nhà nước tổ chức xã hội đơn vị kinh tế cơ quan tổ chức nước ngồi nếu vi phạm hành chính trong việc trong phạm vi lãnh thổ vùng tiếp giáp lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên đảo bay quốc tịch Việt Nam tàu biển mình có quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác

d)khách thể của vi phạm hành chính

Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước được bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hành chính bằng các biện pháp trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 72 - 73)