Cơ cấu quan hệ pháp luật hành chính

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 37 - 38)

- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ (nguyên tắc tổ chức kĩ

14. Cơ cấu quan hệ pháp luật hành chính

Cũng giống như mọi quan hệ pháp luật khác, quan hệ PLHC bao gồm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung quan hệ.

a) Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính

Là các bên tham gia vào quan hệ có năng lực chủ thể, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân.

Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ phải có năng lực chủ thể, bao gồm: năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.

+ Năng lực pháp luật hành chính là khả năng mà Nhà nước thừa nhận cho

các cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân có quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính. Đối với cá nhân, năng lực pháp luật hành chính là khả năng cá nhân được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ trong quản lý hành chính nhà nƣớc do pháp luật hành chính quy định.

+ Năng lực hành vi hành chính là khả năng của các cơ quan nhà nước, tổ

chức và cá nhân được Nhà nước thừa nhận bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể. Đối với cá nhân, cá nhân chỉ được coi là có năng lực hành vi nếu trước hết họ là người bình thường về sức khỏe (Khơng mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi), tiếp đến là họ đạt được đến một độ tuổi nhất định. Tuy nhiên , năng lực hành vi hành chính của các cá nhân là khác nhau, tuỳ thuộc và các quan hệ pháp luật hành chính nhất định.

Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức , năng lực chủ thể được xác định từ thời điểm cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc thừa nhận hợp pháp. Năng lực hành

vi của cơ quan, tổ chức được thể hiện thông qua năng lực của người đứng đầu, người đại diện.

b) Khách thể quan hệ pháp luật hành chính

Khách thể mà quan hệ pháp luật hành chính hướng tới là những quan hệ hành chính phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành. Do vậy, khách thể của quy phạm pháp luật hành chính được xác định là trật tự quản lý hành chính nhà nước.

c) Nội dung quan hệ pháp luật hành chính

Nội dung quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính.

+ Quyền chủ thể là khả năng của các chủ thể được xử sự theo cách thức

nhất định mà pháp luật hành chính cho phép, bao gồm: được làm, phải làm hoặc có thể khơng làm những cơng việc, những hành vi mà pháp luật hành chính cho phép.

+ Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quan hệ pháp luật hành chính thơng thường là bắt buộc phải làm các công việc, thực hiện các hành vi mà pháp luật hành chính yêu cầu.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)