Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: Quy phạm pháp luật hành chính, sự xuất hiện của chủ thể tương ứng là cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và sự kiện pháp lý

1.Sự tồn tại của quy phạm pháp luật hành chính:

Quy phạm pháp luật hành chính: là những quy tắc , xử sự mang tính bắt buộc do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước theo mục tiêu và định hướng cụ thể. Đây được xem là điều kiện tiên quyết có tính chất làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính. Bởi:

+ Một quan hệ xã hội muốn trở thành quan hệ pháp luật thì trước tiên nó phải được quy phạm phạm luật điều chỉnh.

+ Trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, một quan hệ xã hội muốn trở thành một quan hệ pháp luật hành chính thì trước hết, nó phải được sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính. Nói cách khác,quy phạm pháp luật hành chính tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, cho q trình thực thi cơng vụ của cán bộ , công chức nhà nước , là cơ sở để xem xét đánh giá về tính hợp pháp trong quá trình hoạt động của các chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. Bên cạnh đó cịn là cơ chế để đảm bảo các quyền và lợi ích của cơng dân

trong q trình tham gia vào hoạt động chấp hành trong quản lý hành chính nhà nước.

+ Quy phạm pháp luật hành chính là phương tiện tác động lên nhận thức - hành vi của đối tượng quản lý bằng cách đặt ra những chuẩn mực, giới hạn của hành vi xử sự, đặt ra các quy định ngăn cấm, cho phép, trao quyền... Nội dung của quy phạm xác định rõ phạm vi của sự điều chỉnh, tác động. Mỗi quy phạm pháp luật có ba bộ phận cơ bản: bộ phận giả định, bộ phận quy định và bộ phận chế tài.

+ Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi nhiều phương thức, dựa trên những công cụ, phương tiện khác nhau, đặc biệt là việc tạo ra các quy phạm pháp luật hành chính là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước, là căn cứ pháp lý để các chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc giải quyết các cơng việc cụ thể trong q trình thực hiện chức năng chấp hành và điều hành. Qua đó có thể thấy rằng: quan hệ pháp luật hành chính có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

2.Sự xuất hiện của chủ thể cụ thể, tương ứng với chủ thể mà quy phạm pháp luật hành chính đặt ra.

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính , gồm chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.

+ Chủ thể quản lý hay còn gọi là chủ thể bắt buộc, chủ thể mang thẩm quyền, mang quyền lực nhà nước. Đó là các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan, tổ chức , cá nhân có thẩm quyền hay được uỷ quyền quản lý hành chính.

+ Đối tượng quản lý thông thường là các cá nhân, tổ chức khác không mang quyền lực nhà nước, tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính khi có sự vi phạm pháp luật hành chính hay có những hành vi nhằm thực hiện quyền và lợi ích của chính mình.

Tuy nhiên, khơng phải bất cứ cơ quan quản lý hành chính, tổ chức, cá nhân nào cũng có thể là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Muốn thế,trước hết chủ thể phải có đủ năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.

+ Năng lực pháp luật hành chính là khả năng mà Nhà nước thừa nhận cho

các cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân có quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính. Đối với cá nhân, năng lực pháp luật hành chính là khả năng cá nhân đƣợc hƣởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ trong quản lý hành chính nhà nƣớc do pháp luật hành chính quy định.

+ Năng lực hành vi hành chính là khả năng của các cơ quan nhà nước, tổ

hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.

Đối với cá nhân, cá nhân chỉ được coi là có năng lực hành vi nếu trước hết họ là người bình thường về sức khỏe (Khơng mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi), tiếp đến là họ đạt đƣợc đến một độ tuổi nhất định. Tuy nhiên , năng lực hành vi hành chính của các cá nhân là khác nhau, tuỳ thuộc và các quan hệ pháp luật hành chính nhất định.

Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức , năng lực chủ thể được xác định từ thời điểm cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc thừa nhận hợp pháp. Năng lực hành vi của cơ quan, tổ chức được thể hiện thông qua năng lực của người đứng đầu, người đại diện.

3.Sự xuất hiện của sự kiện pháp lý hành chính: (quan trọng nhất)

Sự kiện pháp lý hành chính là những sự kiện thực tế trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước mà sự xuất hiện hay mất đi của nó được pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Để có quan hệ pháp luật hành chính nảy sinh trong thực tế, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trở thành xử sự thực tế thì cần phải có các sự kiện pháp lý hành chính. Sự kiện pháp lý hành chính bao gồm: sự kiện thể hiện ý chí (hành vi) và sự kiện phi ý chí (sự biến).

Sự kiện thể hiện ý chí (hành vi) là những sự kiện xảy ra phụ thuộc vào nhận

thức và sự điều khiển hành vi con người (hành động hoặc không hành động). Hành vi của con người được coi là sự kiện pháp lý bao gồm hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.

+ Hành vi hợp pháp là hành vi phù hợp với quy định của pháp luật hành chính.

+Hành vi bất hợp pháp là hành vi trái với quy định của pháp luật hành chính.Những hành vi hành chính bất hợp pháp sẽ là căn cứ làm

phát sinh quan hệ pháp luật hành chính về xử lý vi phạm hành chính.

Sự kiện phi ý chí (sự biến) là những sự kiện pháp lý xảy ra không phụ thuộc

vào ý chí của con người như thiên tai, dịch bệnh... Từ những sự kiện trên mà các chủ thể pháp luật hành chính cần phải tác động hoặc điều chỉnh vì lợi ích cơng hoặc để đảm bảo trật tự quản lý thì khi đó mới phát sinh , thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

Các quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh, thay đổi, chấm dứt khi có một sự kiện pháp lý hành chính độc lập. Điển hình là những quan hệ pháp luật hành chính phát sinh do sáng kiến, ý chí của tổ chức, cá nhân.

pháp lý hành chính (sự kiện pháp lý phức tạp)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)