Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ (nguyên tắc tổ chức kĩ

9. Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính

- giả định là những hồn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật HC sẽ tác động đối với những chủ thể nhất định.

Xuất phát từ đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước là hoạt động đa dạng, phức tạp, phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và là hoạt động mang tính chủ động sáng tạo, nên trong nhiều trường hợp, bộ phận giả định chỉ mang tính xác định tương đối. Nếu quy định cụ thể, chi tiết về các chủ thể, điều kiện, hồn cảnh thì đó sẽ là yếu tố làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo trong cơng tác quản lý điều hành.

Ví dụ: "Trường hợp vi phạm hành chính về an tồn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khốn; sở hữu trí tuệ; đo

lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì..." (Khoản 1 Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

- Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật HC nêu lên những quy tắc xử sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải tuân theo khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ra trong phần giả định của QPPLHC

Quy định là bộ phận đặc trưng nhất thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc tác động đến nhận thức, hành vi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính. Nếu thiếu bộ phận quy định thì các tổ chức, cá nhân khơng thể hình dung được mình phải xử sự như thế nào mới phù hợp với ý chí của Nhà nước. Đặc trưng của nội dung quy phạm pháp luật hành chính là tính mệnh lệnh, điều này thể hiện rõ nét trong quy định của quy phạm pháp luật hành chính.

Ví dụ: "Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra

quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính..." (Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

- chế tài là những hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu do không thực hiện đúng phần quy định của quy phạm pháp luật hành chính.

Trong đa số các trường hợp, chế tài quy phạm pháp luật hành chính mang tính xác định tương đối, tức là quy phạm pháp luật hành chính đặt ra giới hạn tối thiểu và tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Trong một số ít trường hợp, chế tài quy phạm pháp luật hành chính mang tính xác định. Đó là trường hợp vi phạm hành chính, theo quy định, chỉ bị áp dụng hình thức xử lý xác định.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)