- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ (nguyên tắc tổ chức kĩ
11. Hệ thống hóa nguồn của luật hành chính
Tình hình trên dẫn đến thực tế thường gặp phải là các văn bản nguồn của luật hành chính chồng chéo nhau, mâu thuẫn, hoặc nhiều vấn đề không được điều chỉnh. Điều này cản trở sự thi hành, áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính, gây ra những hạn chế khơng nhỏ trong việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật trong quản lý nhà nước. Vì vậy, việc hệ thống hóa các quy định của luật hành chính là việc vơ cùng cấp thiết. Hệ thống hóa được thực hiện theo hai cách chính: tập hợp hóa và pháp điển hố.
Tập hợp hóa
Ở nước ta, “Cơng báo” là ấn phẩm chính thức cơng bố tất cả các cơ quan nhà nước cấp trung ương, ra theo định kỳ phù hợp với thời gian ban hành văn bản. Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, văn bản của trung ương (ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp) phải được đăng công báo. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp hặc thuộc bí mật nhà nước,
các văn bản của trung ương nếu khơng được đăng cơng báo thì khơng có hiệu lực thi hành (Điều 78, Luật ban hành văn bản QPPL 2008). Ở địa phương, hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mỗi tỉnh cũng có ấn phẩm riêng chính thức để cơng bố theo định kỳ các văn bản của mình. Riêng văn bản cấp huyện, xã thì phải được cơng khai niêm yết.
Tuy nhiên, ấn phẩm “cơng báo” là hình thức cơng bố chính thức văn bản pháp luật, khơng phải là kết quả cơng tác tập hợp hóa. Hiện tại, cơng tác tập hợp hố nguồn của luật hành chính nếu có là những tập sách: “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng”, “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch”; “Xử lý vi phạm hành chính”... Dù đã có xuất bản đa
dạng và có một số sách khá cơng phu, song đây là sự tập hợp hố khơng chính thức. Từ đó cho thấy, cơng tác tập hợp hoá vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Pháp điển hóa
Pháp điển hóa đóng vai trị thiết yếu trong việc xây dựng và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật. Pháp điển hóa tạo ra tiền đề để đảm bảo pháp chế, thi hành và áp dụng đúng đắn pháp luật, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khoa học pháp lý.
Đối với ngành luật hành chính, pháp điển hóa gặp khó khăn lớn do số lượng quy phạm của nó rất nhiều, các quan hệ xã hội thuộc ngành, lĩnh vực mà nó điều chỉnh rất đa dạng. Mặt khác, quản lý nhà nước là một hoạt động luôn phải được cập nhật theo những nhiệm vụ mà nó thực hiện theo từng thời kỳ.
Vì vậy, các quy phạm luật hành chính phải ln thay đổi, phát triển và hoàn thiện. Với lý do đó, trên thực tế, ta chỉ có thể thấy việc pháp điển hóa được tiến hành đối với từng vấn đề, từng loại chế định hoặc từng lĩnh vực. Ví dụ, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, Luật giao thơng đường bộ vv.
Nhìn chung, đối với ngành luật hành chính, cơng tác pháp điển hóa ở nước ta cịn chậm, chưa đồng bộ. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đã có bộ luật về trách nhiệm hành chính, bộ luật về thủ tục hành chính.
Ví dụ: Luật Hành chính Hà lan (Awb- General Administrative Law Act) được pháp điển hoá từ năm 1994 và được sửa đổi, bổ sung năm 1998. Trong đó, có một số nội dung có tính chất ngun tắc như: thẩm quyền hành chính nhà nước, phân cấp, phân quyền, tản quyền...; thủ tục hành chính, chế định cưỡng chế; quyền được phản kháng quyết định hành chính và được bảo vệ bằng các chế định pháp lý. Trong đó, có một điểm nổi bật đáng bàn luận là Tồ hành chính (Council of State) là cơ quan độc lập với cơ quan quản lý nhà nước (độc lập với nội các, Chính phủ) và trên thực tế giải quyết được hầu hết các khiếu kiện của nhân dân và có tác động tích cực trong quản lý hành chính nhà nước.