- Theo Burns, Kotter, và Kouzes & Posner: người lãnh đạo cần phải có tầm nhìn xa về mọi việc và từ đó sắp xếp các
2.2.1.2.Vai trò của CEO
2.2.2.2. Vai trò của năng lực lãnh đạo của CEO
Với cương vị là người quản trị điều hành cấp cao trong doanh nghiệp, CEO nhất thiết phải là người có năng lực quản trị để ”làm đúng việc”. Song nếu đơn thuần chỉ có năng lực quản trị, CEO có thể chỉ điều hành doanh nghiệp hoạt động tốt trong trạng thái môi trường kinh doanh ổn định, ít thay đổi. Khi mơi trường kinh doanh năng động và thay đổi, năng lực quản trị ấy sẽ có thể lại là lực cản CEO hướng tới tầm nhìn và dự đốn tương lai giúp doanh nghiệp khơng chỉ ổn định mà còn vươn xa, thậm chí là trường tồn. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động của thế kỷ 21. Những biến động do con người gây nên như thảm họa phóng xạ hạt nhân tại Nhật bản, chiến tranh tại Trung Đông, ô nhiểm tràn dầu tại Mỹ, sự suy thối của kinh thế giới, tốc độ thay đổi chóng mặt của cơng nghệ và thế giới internet, tồn cầu hóa và sự cạnh tranh khốc liệt của thế giới phẳng, thảm họa động đất, sóng thần…. Trong một nền kinh tế ngày càng biến động, sự thay đổi của môi trường kinh doanh xảy ra với tần suất cao hơn, buộc CEO phải ln phải dự đốn và thực hiện những thay đổi cần thiết để vẫn có thể đáp ứng được mong đợi của các bên hữu quan. Quản trị sự thay đổi vì thế đang trở nên một trong những đề tài nóng bỏng nhất của doanh nghiệp trong thế kỷ 21. Một số CEO xuất sắc có thể thích ứng và lãnh đạo doanh nghiệp thành cơng trong quản trị chuyển đổi, tuy nhiên khơng phải CEO nào cũng có thể dễ dàng thích ứng với những biến động và thay đổi… Vì vậy, năng lãnh đạo dẫn dắt thay đổi của CEO luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu cho vị trí lãnh đạo thành cơng. Sự phá sản và suy thoái của hàng loạt các tập đồn lớn trong cơn suy thối kinh tế vừa qua mang tên GM, Ford, JAL…và hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam giải thể trong năm 2012, đầu năm 2013 là một minh chứng cho sự yếu kém của năng lực dẫn dắt chuyển đổi của lãnh đạo. Trong môi trường đầy kinh doanh biến động, quản trị tốt sự phức tạp không đủ cho việc đảm bảo thành cơng mà vai trị lãnh đạo trong dẫn dắt chuyển đổi tổ chức là
một trong những yếu tố sống còn. Một cuộc khảo sát của World Economic Forum đươc hực hiện năm 2002 đã khẳng định năng lực lãnh đạo của các CEO trong bối cảnh tồn cầu hóa và cịn nhận diện những nhân tố quan trọng đối với năng lực lãnh đạo: xây dựng tầm nhìn, quản trị rủi ro…[8]
Từ những phân tích trên có thể đúc kết vai trò của năng lực lãnh đạo của CEO như sau:
Thứ nhất, CEO có năng lực lãnh đạo sẽ có tầm nhìn chiến lược, nhìn xa
trơng rộng - khả năng này giúp doanh nghiệp lựa chọn và thay đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với xu thế.
Thứ hai, CEO có năng lực lãnh đạo sẽ có khả năng “làm những việc đúng”.
(Bennis: leaders are pepople who do right things). Với cương vị CEO, những việc đúng ở đây là việc điều hành quản lý doanh nghiệp phù hợp với các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp .
Thứ ba, CEO có năng lực lãnh đạo sẽ có khả năng khởi xướng sự thay đổi, khả năng truyền cảm hứng và nhiệt huyết cho nhân viên, lơi cuốn tồn thể nhân viên phấn đấu hết mình vì mục tiêu của tổ chức.
Thứ tư, CEO có năng lực lãnh đạo sẽ có khả năng tập hợp được đơng đảo những người tin yêu xung quanh mình nhằm tạo thành một “khối kết dính” cùng nhau thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu của tổ chức.
Hiện trên thế giới xuất hiện thuật ngữ “Nhà quản trị lãnh đạo” (leadership manager) để chỉ những người có năng lực lãnh đạo ở cương vị quản trị. Theo đó, nếu doanh nghiệp có nhà quản trị lãnh đạo thì đây sẽ là tài sản lớn của của doanh nghiệp. Để khơng chỉ quản trị mà cịn có khả năng gây ảnh hưởng và truyền nhiệt huyết tới người khác khiến họ cống hiến hết khả năng của mình thực sự là đặc tính cần thiết và tuyệt vời của nhà quản trị.
Cũng cần nhìn nhận rằng: việc đảm nhận cả hai vai trò quản trị và lãnh đạo đồng thời ở một cá nhân là rất khó vì đó thực sự là hai cơng việc khác nhau như đã phân tích ở trên. Nếu tách biệt ra, công việc của nhà quản trị là chịu trách nhiệm về
nhiệm vụ phải làm, luôn kiểm tra kiểm soát và nhấn mạnh vào các nguyên tắc, quy trình cũng như việc ra quyết định. Trong khi đó, nhà lãnh đạo như là thành viên của nhóm cùng sắn tay và thúc đẩy phối hợp với mọi người để đạt được mục tiêu chung. Tuy nhiên, khi kết nối hai vai trò này - khi trở thành nhà quản trị lãnh đạo, nhà quản trị sẽ truyền nhiệt huyết và thúc đẩy nhân viên vượt qua khó khăn, gia tăng hiệu suất và khiến công việc được hoàn thành tốt hơn; đồng thời những nhân viên thuộc quyền cảm nhận được mình là thành viên của nhóm hơn là vai trị của thuộc cấp và có khuynh hướng tuân thủ các nguyên tắc và chỉ dẫn của nhà quản trị hơn. Trở thành nhà quản trị lãnh đạo, cá nhân có thể tạo mơi trường làm việc ở đó mọi người cảm nhận được sự cơng bằng- cơ hội cho tất cả mọi người. Trong bối cảnh của sự phát triển bùng nổ về khoa học công nghệ, môi trường làm việc đầy phức tạp, đầy áp lực thậm chí cả những ”stress” trong cơng việc thì việc nhà quản trị sử dụng năng lực lãnh đạo của mình để lãnh đạo nhân viên thuộc quyền hơn là những chỉ thị, mệnh lệnh hoặc dùng phong cách ”ông chủ” để ra lệnh cho nhân viên sẽ khiến cho nhân viên làm việc và cống hiến hết mình hơn. Vì vậy, nhà quản trị lãnh đạo không chỉ là một thuật ngữ mới mà cịn là cơng cụ để nhà quản trị thúc đẩy nhân viên trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Nếu tổ chức có được người CEO vừa là người quản trị tài giỏi – làm tổ chức ổn định, vừa là nhà lãnh đạo tài ba – luôn dẫn dắt tổ chức đổi mới hiệu quả thì đó thực sự là nguồn tài sản lớn. Tác giả cho rằng, với cương vị quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp, để có thể ”chèo lái” doanh nghiệp tốt hơn, người CEO cần phải nhận thức và quan tâm tới vấn đề này.