III. HÀNH ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA CEO (DO)
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CEO VIỆT NAM
4.1.1. Tình hình chung về đội ngũ CEO Việt Nam
Những năm qua, cùng với sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, Việt Nam đã chứng kiến sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt. Trong đó, nổi lên với nhiều tên tuổi, thương hiệu mạnh như Viettel, VNPT, FPT, Vinamilk, Techcombank... Sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp này có sự đóng góp rất lớn và quan trọng của các CEO. Các CEO Việt Nam có điểm mạnh nổi bật là : thông minh, sáng tạo, nhanh nhạy, cần cù chịu khó, thích ứng nhanh với thời cuộc, dám nghĩ, dám làm, lạc quan và năng động... Song bên cạnh đó, họ cịn bộc lộ các yếu điểm như: thiếu tính đồn kết và tính kỷ luật, trình độ lãnh đạo và điều hành thấp...[7].
Cho đến hơm nay có thể nói sau gần 30 năm đổi mới, chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những khó khăn và thách thức lớn như hiện nay – môi trường kinh doanh trong nước, khu vực và quốc tế đầy biến động; khủng hoảng trên diện rộng liên quan đến nhiều quốc gia, khu vực. Các CEO là những người đứng mũi chịu sào sẽ phải chịu trách nhiệm lớn nhất điều hành con tàu doanh nghiệp ra khơi, gánh nặng này đang đặt trên vai các CEO. Liệu rằng đội ngũ CEO Việt Nam có đủ năng lực để lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp thành công hay không ? Tác giả cho rằng trước hết chúng ta cần nhìn nhận tình hình chung về đội ngũ CEO Việt Nam ở những khía cạnh sau:
Về quan niệm nghề nghiệp
Nếu như ở Việt Nam, CEO thường được nhìn nhận nặng về chức hơn về nghề, thì trên thế giới, CEO được đánh giá ngược lại. CEO được xếp vào nhóm nghề nghiệp địi hỏi tính chun nghiệp cao bên cạnh các nghề như bác sĩ, luật sư,
… Mặt khác, CEO được đánh giá là một nghề nghiệp đặc thù với rất nhiều khó khăn, thách thức, áp lực…, song cũng là một nghề “đức cao vọng trọng” trong xã hội, nghề lãnh đạo và quản lý các nghề khác (trong cùng một công ty).Trong phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhà điều hành phải làm quá nhiều việc nhưng hầu hết lại không phải việc theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Một điều kiện mang tính đặc thù là đại đa số doanh nghiệp Việt Nam đang ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có sự tách biệt rõ ràng về quyền sở hữu và quyền quản lý nên chủ doanh nghiệp vừa là người sở hữu vừa là người quản trị, điều hành.Vì vậy, ngồi kiêm nhiệm nhiều chức năng và phải ơm đồm q nhiều việc, họ cũng chưa có điều kiện, thời gian để trang bị kiến thức đầy đủ về lĩnh vực này. Mặt khác, để trở thành một nhà quản trị, điều hành giỏi, ngoài chuyện được học hành, đào tạo bài bản, cịn có những yêu cầu thuộc về tố chất bẩm sinh. Do đó, khơng phải bất kỳ ai cũng có thể trở nên chun nghiệp được trong vai trị của một CEO.
Về vai trò quản lý điều hành
Do đặc thù của nền kinh tế Việt nam mới chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường, vai trò và chức năng CEO và chủ tịch hội đồng quản trị trong một công ty đôi khi không được tách bạch rõ ràng. Chủ tịch hội đồng quản trị thông thường kiêm luôn giám đốc (tổng giám đốc) của công ty, và CEO cũng thường phụ thuộc rất lớn vào chủ tịch hội đồng quản trị khi ra các quyết định điều hành. Điều này phản ánh khá rõ trong khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đi lên từ hộ sản xuất, gia đình kinh doanh.
Về tố chất lãnh đạo điều hành
Các tố chất về sự hợp tác, sự nhạy cảm với các nhu cầu của đối tác và sự nhạy cảm với các cơ hội kinh doanh trên thị trường của CEO còn ở mức thấp. Đây là các tố chất hạn chế sự thành công của các CEO Việt Nam. Mặc dù có rất nhiều bài báo gần đây cho rằng có những CEO của Việt Nam đã khẳng định được năng lực và vị thế của mình khơng chỉ trong các công ty trong nước mà cịn rất thành
cơng trong các cơng ty nước ngồi. Tuy nhiên, số đó chưa phải là nhiều. Nhìn chung, CEO Việt Nam rất cần cù, chịu khó, ln là tấm gương cho nhân viên trong doanh nghiệp đặc biệt là CEO ở trong các doanh nghiệp cổ phần. Nền kinh tế Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường, có nhiều lĩnh vực vẫn hoạt động độc quyền nên phong cách quản lý của các CEO theo định hướng khách hàng chưa có nhiều điều kiện phát triển để có thể hình thành tố chất cho các CEO, chính vì vậy sự nhạy cảm với mong đợi của đối tác hay nhu cầu của khách hàng, cũng như nhạy cảm với các cơ hội kinh doanh cịn ở mức độ khiêm tốn. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy ở các bậc học của Việt Nam trong nhiều năm qua đã tạo cho các CEO ý thức “nhồi nhét kiến thức” trong khi các kỹ năng mềm ít được dạy và rèn luyện nên ít có điều kiện phát huy để hình thành tố chất của họ[5].
Về trình độ kinh nghiệm
Cuộc điều tra khảo sát được thực hiện với 63.760 DN tại 30 tỉnh, thành phía bắc do Bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho thấy: 54.5% CEO có trình độ từ cao đẳng đại học trở lên. 45.5% CEO còn lại có trình độ học vấn dưới cấp ba. Tuy nhiên, số có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên cũng chỉ khoảng trên dưới 30% được đào tạo về quản trị kinh doanh và có kiến thức kinh tế, còn lại là từ những lĩnh vực khác.Trong đó chỉ có 3.7% CEO có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Biểu đồ 4.1: trình độ học vấn của đội ngũ CEO Việt Nam theo tỷ lệ. ( Nguồn: Khảo sát của Bộ KH-ĐT)[7]
Với trình độ thấp như trên, trong xu thế hội nhập sâu như hiện nay cùng môi trường kinh doanh dựa trên nền tảng tri thức và sự thay đổi chóng mặt của cơng nghệ thì đây quả là lực cản tri thức quá lớn để CEO ”bơi ra biển lớn”.
Về đào tạo và bồi dưỡng
Hầu hết các CEO được đào tạo tốt về chuyên môn nhưng chưa được đào tạo và rèn luyện tốt về kỹ năng mềm và tố chất lãnh đạo một phần do hệ thống giáo dục của Việt Nam. Cụ thể: Việt Nam chưa có một chương trình đào tạo chuẩn cấp bằng về nghề CEO, đại đa số các chương trình vẫn mang tính ngắn hạn, giải quyết tình thế và đáp ứng các thị hiếu của CEO mà chưa có tầm nhìn dài hạn; chương trình giáo dục các cấp của Việt Nam chưa chú trọng đến việc đào tạo và rèn luyện năng lực cảm nhận của học sinh mà chủ yếu nặng về đào tạo văn hoá; các dự án đào tạo phát triển doanh nhân của các Tỉnh, Thành phố vẫn được thực hiện coi nhẹ chất lượng, chủ yếu là làm để có hoạt động hoặc giải ngân nên giá trị đem lại cho các doanh nghiệp khơng cao, khơng đóng góp nhiều vào việc cải thiện năng lực lãnh đạo cho đội ngũ CEO Việt Nam; mơi trường giáo dục của các gia đình Việt Nam cũng tạo ra những thói quen khơng phù hợp với một nhà quản lý điều hành doanh nghiệp đặc biệt là sự bao cấp của cha mẹ từ việc học hành đến sinh hoạt. Một số CEO trẻ được đào tạo bài bản về quản lý nhưng môi trường thực hành thực sự chuyên nghiệp ít, cơ hội áp dụng các kiến thức được học không nhiều do phải làm việc dưới sự lãnh đạo của các nhà lãnh đạo truyền thống của Việt Nam trong thời gian dài nên lúc khởi sự và tự lãnh đạo doanh nghiệp mình thì dễ lãnh đạo theo bản năng và chưa coi trọng đúng mức việc rèn luyện tố chất và năng lực của người lãnh đạo chuyên nghiệp [5].
Về tuyển chọn và bổ nhiệm
Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng đội ngũ CEO giỏi. Điều này thể hiện qua thị trường lao động cao cấp, nhu cầu thuê CEO đang ngày càng tăng cao, đặc biệt ở các cơng ty nước ngồi, tập đoàn đa quốc gia, nhưng để tìm được một CEO giỏi là
người Việt không đơn giản. Theo ông Chiến - Giám đốc Công ty Cổ phần - Dịch vụ và tư vấn phát triển nguồn nhân lực BCC: một CEO chuyên nghiệp phải được đào tạo bài bản, chẳng hạn có bằng cấp MBA hoặc các chứng chỉ chuyên ngành về quản lý... , có bề dày kinh nghiệm, am hiểu các lĩnh vực mà công ty kinh doanh, biết hoạch định kế hoạch và xây dựng được bộ máy điều hành có tầm nhìn xa và dự báo các vấn đề mang tính tổng thể... Với những địi hỏi này thì CEO người Việt vẫn cịn thua xa CEO người nước ngoài. Ở nhiều nước trên thế giới, việc thuê mướn CEO đã trở nên phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp và CEO đã được coi là chức danh hành nghề chuyên nghiệp. Trong khi đó, tại Việt Nam, mơ hình quản lý của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo kiểu gia đình, người đứng đầu vừa là chủ vừa là CEO. Quyền sở hữu chủ và quyền điều hành không được tách rời khiến doanh nghiệp hoạt động không năng động. Ở các doanh nghiệp Nhà nước, CEO chỉ được coi là công chức được bổ nhiệm nên vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của CEO không được đề cao. Trong một báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc loại bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành; mở rộng diện cổ phần hóa, kể cả tổng cơng ty Nhà nước, tạo động lực và cơ chế năng động, tuyển chọn hoặc thuê CEO ở doanh nghiệp Nhà nước... để giúp các doanh nghiệp phát triển lên tầm cao mới, nâng tầm quản lý. Nhưng theo lý giải của các chuyên gia, trong tình hình hiện tại, rất khó để triển khai cơ chế thuê CEO. Một CEO hiện nay có mức lương bình quân thấp nhất 1.000 USD/tháng và mức bình quân từ 5.000 USD/tháng trở lên. Cơ chế trả lương theo thang bảng lương Nhà nước hiện hành sẽ khó để các doanh nghiệp thực hiện việc thuê mướn CEO như ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vốn trả lương theo năng lực. Hiện Việt Nam chưa tiêu chuẩn hóa đội ngũ CEO, đặc biệt là trình độ đào tạo nên việc tuyển trọn và bổ nhiệm CEO khơng căn cứ vào tình trạng đào tạo, khả năng thích nghi với thực tiễn mà căn cứ vào phẩm chất chính trị, mối quan hệ, tư cách đạo đức…dẫn tới việc tuyển chọn bổ nhiệm CEO cịn mang tính chủ quan, chưa thật công tâm, chưa thật hợp lý, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Ngồi ra, kinh nghiệm cũng là một vấn đề quan trọng đối với CEO trẻ. Họ là
những người có năng lực, năng động sáng tạo, ham học hỏi nhưng chưa có những trải nghiệm thực tế trên thương trường nên khó được tuyển chọn, đề bạt. [7]