III. HÀNH ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA CEO (DO)
4.2.Thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam
4.2.1.2. Về kiến thức chung về lãnh đạo của đội ngũ CEO
Trong nghiên cứu của mình, để tránh dàn trải nội dung, tác giả không thực hiện khảo sát sâu về kiến thức lãnh đạo đối với CEO và cũng không khảo sát nội dung này đối với người “sát sườn”. Việc đánh giá kiến thức lãnh đạo của CEO từ phía những người “sát sườn” cũng sẽ gặp khó khăn vì hai lý do sau: lãnh đạo chưa thực sự được hiểu đúng ở Việt Nam, khó đo lường và đánh giá kiến thức đối với người khác, và thông thường kiến thức dễ được bộc lộ qua hành vi và cách ứng xử của mỗi người. Vì vậy, tác giả chỉ khảo sát kiến thức chung về lãnh đạo của CEO và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước để có được bức tranh đầy đủ về năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam.
Các nhận định kiến thức chung về lãnh đạo được đưa vào bảng hỏi yêu cầu đội ngũ CEO tự đánh giá kiến thức chung về lãnh đạo của mình nhằm mục đích chủ yếu là xem họ có hiểu đúng về lãnh đạo hay khơng. Các câu 1, 2, 5 là những nhận định không chuẩn xác về lãnh đạo, dễ bị đánh đồng và hiểu nhầm sang công việc của người quản trị; còn câu 3 và 4 là nhận định đúng về lãnh đạo. Thông tin thu thập được tổng hợp trong bảng 4.9 cho thấy số CEO đồng ý với tất cả nhận định này chiếm tỷ lệ áp đảo. Điều đó chứng tỏ đội ngũ CEO chưa thật sự hiểu đúng về lãnh đạo, điều này sẽ cản trở các CEO trong việc tiếp cận và trau dồi các kiến thức lãnh đạo chuyên sâu. Đặc biệt câu hỏi số 5 với nhận định “lãnh đạo và quản trị là một” thì tỷ lệ CEO chọn mức độ “bình thường” nhiều nhất càng chứng tỏ CEO Việt Nam chưa nhận thức được rõ ràng về bản chất của hoạt động lãnh đạo.
Bảng 4.9: Tổng hợp nhận định kiến thức chung về lãnh đạo của đội ngũ CEO Nhận định kiến thức chung về lãnh đạo Tỷ lệ CEO lựa chọn nhận định (%) Hoàn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1. Lãnh đạo là sự chỉ đạo của
cấp trên đối với cấp dưới 2.0 8.6 18.7 51.0 19.7
2. Lãnh đạo là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh
0.0 2.0 23.2 56.6 18.2
3. Lãnh đạo là tạo ra việc làm và tìm người phù hợp để làm tốt công việc đó thơng qua động viên, khuyến khích
0.0 1.5 15.7 63.1 19.7
4. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội nhằm tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm thực hiện tốt nhất công việc của tổ chức trên cơ sở các nguồn lực nhất định
0.6 1.0 19.2 54.5 24.7
5. Lãnh đạo và quản trị là một
6.1 31.3 35.9 20.7 6.0
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát ở Hà Nội
Theo Trần thị Vân Hoa (2011): mặc dù hầu hết các CEO Việt Nam có kiến thức chun mơn tốt nhưng họ lại rất thiếu những kiến thức lãnh đạo như dự báo, định hướng chiến lược kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực cũng như cách thức tác động hiệu quả để khai thác nguồn lực con người và quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Cùng với sự thay đổi hết sức nhanh chóng của mơi trường kinh doanh thì khối lượng kiến thức về lĩnh vực này phải thường xuyên được hoàn thiện và cập nhật. Đây là những mảng kiến thức yếu nhất của các CEO Việt Nam. Hầu hết kiến thức lãnh đạo của CEO đều được đánh giá ở mức dưới 3.5 điểm (thang điểm 5). Đánh giá về thực trạng của các kiến thức cũng có những quan điểm không đồng nhất giữa CEO và những người “sát sườn”. Điển hình là các mảng kiến thức về chiến lược kinh doanh, quản trị rủi ro và văn hóa doanh nghiệp.
Biểu đồ 4.3: Thực trạng kiến thức lãnh đạo của đội ngũ CEO - Nguồn: [4]
Theo Đặng Ngọc Sự (2012): kiến thức chung về lãnh đạo của lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (bao gồm đội ngũ CEO) chưa tốt, sự khiếm khuyết về kiến thức lãnh đạo của đội ngũ này còn thể hiện ở những hiểu biết không chuẩn xác về bản chất hoạt động lãnh đạo cũng như lãnh đạo hiệu quả.
Từ những phân tích trên có thể thấy, kiến thức chung về lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam còn nhiều hạn chế và điều này sẽ ảnh hưởng tới năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam.