3.2. Phân tích ma trận SWOT của công ty
3.2.5. Ma trận SWOT
Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Worklink Việt Nam, ta có thể thiết lập ma trận SWOT của công ty như sau:
Bảng 3.1. Ma trận SWOT Điểm mạnh (S) 1. Đã có thương hiệu 2. Đội ngũ nhân sự 3. Database tiếng Nhật lớn 4. Chính sách CSKH và ứng viên tốt Điểm yếu (W) 1. Chất lượng dịch vụ 2. Thị trường mục tiêu nhỏ 3. Tiềm lực tài chính 4. Marketing 5. Chính sách thu hút và giữ chân nhân lực
Cơ hội (O)
1. Chính trị ổn định, nhiều nhà đầu tư
2. Nhu cầu thị trường tăng 3. Tiếp nhận đối tác chiến
lược – Nhật
4. Khoa học công nghệ phát triển
Kết hợp SO
- Kết hợp S13O1234:
Chiến lược phát triển thị trường
Kết hợp WO
-Kết hợp W14O124:
Chiến lược phát triển sản phẩm
Thách thức (T)
1. Mức độ cạnh tranh 2. Yêu cầu khách hàng 3. Xu hướng nhân sự
4. Ứng viên và doanh nghiệp sử dụng nhiều công ty tuyển dụng một lúc
5. Sản phẩm dịch vụ đa dạng
Kết hợp ST
Kết hợp S1234T135: Chiến lược thâm nhập thị trường
Kết hợp WT
-Kết hợp W124T145: Chiến lược chi phí thấp -Kết hợp W345T25
Chiến lược “người cải biến”
Hình thành chiến lược qua phân tích SWOT:
❖ Chiến lược mở rộng thị trường (S1, S3, O1, O2, O3, O4): Tận dụng thế mạnh về thị trường sẵn có, sự tín nhiệm của khách hàng và nguồn data hồ sơ ứng viên rộng lớn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản để nâng cao thị phần bằng việc nâng cao hoạt động marketing mạnh mẽ hơn, nhằm nắm bắt lấy các cơ hội về nhu cầu tuyển dụng nhân sự và xu hướng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam của các doanh nghiệp FDI trong thời gian tới. Từ đó, lơi kéo được nhiều khách hàng ở mọi miền trên tổ quốc và nhiều đối tượng khách hàng hơn, bao gồm các doanh nghiệp ngoài Nhật và hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
❖ Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S2, S3, S4, T1, T3, T5): Dựa trên những điểm mạnh sẵn có của cơng ty về khách hàng, hình ảnh và thị phần, tiếp tục phát huy điểm mạnh và giữ vừng tập khách hàng cũ khi mức độ cạnh tranh ngày một cao. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường để mở rộng số lượng khách hàng mới trên cơ sở vẫn tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng vốn Nhật.
❖ Chiến lược phát triển sản phẩm (W1, W2, O1, O2, O4): Mở rộng đối tượng khách hàng, lĩnh vực ngành nghề tuyển dụng, khu vực tuyển dụng và đối tượng ứng viên tiềm năng để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có, đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ khác dựa trên nguồn khách hàng và thị trường sẵn có của cơng ty để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng hóa và khắt khe từ khách hàng. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đối với đối thủ khi công nghệ thông tin ngày một phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ.
❖ Chiến lược chi phí thấp (W1, W4, T1, T4, T5): Tiếp tục phát triển trên cơ sở lấy thị trường sẵn có làm trọng tâm. Do mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng cao, mức độ đa dạng về sản phẩm, dịch vụ với nhiều hình thức và mức chi phí hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, cơng ty cần xây dựng chiến lược về giá hấp dẫn hơn đối thủ cạnh tranh để giành thêm thị phần, bù đắp các điểm yếu về chất lượng, về marketing của doanh nghiệp.
❖ Chiến lược “người cải biến” (W3, W4, W5, T2, T5): Nguồn lực tài chính hạn chế khiến việc phát triển sản phẩm, đặc biệt về công nghệ của công ty gặp khơng ít khó khăn, nhất là khi nhiều doanh nghiệp dẫn đầu đã phát triển quá thành công. Việc tận dụng các sản phẩm dẫn đầu của các doanh nghiệp dẫn đầu rồi đem cải biến chúng và phát triển sẽ là chiến lược hiệu quả giai đoạn này.
Để có thể đi đến phương án lựa chọn chiến lược cụ thể cho công ty Worklink Việt Nam sau khi đã phân tích ma trận SWOT, cơng ty có thể triển khai tiếp mơ hình IE, mơ hình QSPM như đã trình bày ở chương 1. Tuy nhiên, để xây dựng chiến lược hoàn chỉnh, cơng ty cần phải phân tích chun sâu hơn nữa, cũng như cần có sự tư vấn từ các chuyên gia hay sự hợp tác từ các nhân viên làm cơng tác chiến lược. Vì vậy, trong khn khổ đề tài tác giả chỉ dừng lại ở việc đưa ra một số giải pháp để thực hiện chiến lược tổng thể của cơng ty và khơng đi sâu phân tích các ma trận trên. Trong đó, các chiến lược cơng ty có thể ưu tiên lựa chọn là:
(1) Chiến lược thâm nhập thị trường (2) Chiến lược phát triển thị trường (3) Chiến lược phát triển sản phẩm