Chiến lược tăng trưởng tập trung

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần kết nối nhân lực worklink việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 33 - 36)

2.2. Thực trạng chiến lược của công ty cổ phần kết nối nhân lực Worklink Việt

2.2.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung

Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên quan trọng và có sự cạnh tranh gay gắt. Thị trường lao động rộng lớn vô cùng bởi sự đa dạng của ngành nghề, khách hàng và cả ứng viên. Chính vì vậy, cơng ty Worklink Việt Nam lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu và hướng đến thị trường mục tiêu đó. Cụ thể, cơng ty tập trung chủ yếu vào các khách hàng là các công ty FDI vốn Nhật Bản, và cung cấp các dịch vụ tuyển dụng nhân sự đối với khối ngành trong công ty sản xuất tại các khu công nghiệp.

2.2.1.1. Mục tiêu chiến lược

- Tăng số lượng khách hàng có vốn FDI Nhật Bản mỗi năm từ 20 – 30% - Tăng doanh thu của công ty mỗi năm 10%

2.2.1.2. Các giải pháp đã triển khai

- Mở thêm văn phịng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh (2019)

- Làm việc với cơ quan quản lý chức năng, ban quản lý của các khu công nghiệp để nắm được thông tin và giới thiệu dịch vụ tới các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng.

- Xây dựng, mở rộng thêm database ứng viên về tiếng Nhật - Tăng số lượng nhân sự và đội ngũ sales khách hàng

- Đào tạo thêm cho nhân viên và đội ngũ sales kiến thức về các khối ngành trong công ty Nhật, cách tiếp cận và sales khách hàng, …

2.2.1.3. Kết quả đạt được

Thứ nhất, khối lượng khách hàng tăng lên theo hàng năm, đặc biệt là khách hàng có vốn FDI Nhật Bản.

Bảng 2.3. Khách hàng của Worklink Việt Nam theo nguồn vốn FDI (2018 – 2019)

DN có vốn đầu tư 2018 2019 2020 Chênh lệch (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 19/18 20/19 Nhật Bản 121 80,13 183 80,26 220 75,86 51,24 20,22 Trung Quốc 12 7,95 18 7,89 28 9,66 50,00 55,56 Hàn Quốc 7 4,64 11 4,82 14 4,83 57,14 27,27 Khác 11 7,28 16 7,02 28 9,66 45,45 75,00 Tổng 151 100 228 100 290 100 50,99 27,19

(Nguồn: Phịng kinh doanh cơng ty Worklink Việt Nam)

Từ bảng 2.2, ta có thể thấy khối lượng khách hàng của Worklink Việt Nam tăng qua các năm và đạt được kế hoạch đã đề ra. Về cơ bản, giai đoạn 2018 – 2020, Worklink Việt Nam đã thực hiện đúng chiến lược đề ra khi tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là các cơng ty FDI có vốn Nhật, tỷ lệ của các cơng ty Nhật so với phần cịn lại ln chiếm trên 75%.

Nhờ tập trung khai thác tốt điểm mạnh, công ty cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tăng khối lượng khách hàng. Cụ thể, giai đoạn 2018- 2019, lượng khách hàng tăng 77 khách hàng (tương ứng tăng 50,99%). Trong đó, khối lượng các doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản tăng đến 51,24%, vượt gấp đôi so với kế hoạch mục tiêu đã đề ra (tăng khối lượng khách hàng là doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản lên từ 20-30%). Cho thấy, các bước đi của

Worklink Việt Nam giai đoạn này hoàn toàn đúng khi quyết định mở rộng thêm văn phịng đại diện ở Hồ Chí Minh và mở rộng quy mơ nhân sự. Bước sang giai đoạn 2019-2020, con số mục tiêu này vẫn được hoàn thành khi khối lượng khách hàng là doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản tăng 37 khách hàng (tương ứng tăng 20,22%).

Thứ hai, doanh thu của công ty về cơ bản tăng, tuy nhiên, chưa đạt được kế hoạch đã đề ra:

Bảng 2.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cơng ty Worklink Việt Nam (2018 – 2020) Đơn vị tính: nghìn VNĐ Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 34329502 37741700 11030250 3412198 9.94% -26711450 -70.77% Chi phí 34159801 37504474 11775673 3344673 9.79% -25728801 -68.60% Lợi luận 169701 237226 -745423 67525 39.79% -982649 -414.22%

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty từ năm 2018 - 2020)

So sánh kết quả 2020 với 2019:

Tổng doanh thu: Tổng doanh thu năm 2020 giảm 26,71 tỷ (tương ứng giảm đến 70,77%) so với năm 2019.

Chi phí: Tổng chi phí năm 2020 giảm 25,73 tỷ (tương ứng giảm 68,60%) so

với năm 2019.

Lợi nhuận: Lợi nhuận của công ty so với cùng kỳ năm trước giảm 982 triệu (tương ứng giảm đến 414%).

Có thể thấy, tình hình kinh doanh của Worklink Việt Nam năm 2020 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, phải nhìn nhận trong bối cảnh khi mà nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngồi buộc phải đóng cửa, cơng ty vẫn có thể tiếp tục

duy trì. Khơng chỉ vậy, doanh thu và chi phí giữ tỷ lệ tương đương cho thấy công ty vẫn đang làm tốt cơng tác kiểm sốt chi phí của mình.

So sánh kết quả 2019 với 2018:

Tổng doanh thu: Tổng doanh thu năm 2019 tăng 3,6 tỷ (tương ứng tăng

9,94%) so với năm 2018. Điều này chứng tỏ năm 2018 cơng ty đã tìm được nhiều khách hàng mới do việc mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chi phí: Tổng chi phí năm 2019 tăng 3,3 tỷ (tương ứng tăng 9,79%) so với năm 2018. Có thể thấy ở giai đoạn này chi phí tăng cao, tỉ lệ tăng xấp xỉ tỉ lệ tăng của doanh thu. Tuy nhiên, việc tăng chi phí là do giai đoạn này công ty đang thực hiện triển khai về mở rộng văn phòng kinh doanh, tuyển thêm nhân sự, …

Lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2019 tăng 67,5 triệu đồng (tương ứng tăng

37,79%) so với năm 2018. Từ đây có thể thấy việc triển khai các chiến lược, hoạt động kinh doanh đã đạt được những tín hiệu cụ thể.

Về cơ bản, hoạt động kinh doanh của cơng ty đã có những bước chuyển mình tốt, tuy nhiên cịn chưa đạt kế hoạch mà cơng ty đề ra ban đầu.

2.2.1.4. Tồn tại của chiến lược

Thứ nhất, việc khai thác khách hàng là các doanh nghiệp FDI vốn Nhật ở khu

vực nội thành Hà Nội vẫn chưa tốt. Dù trụ sở chính đặt ở nội thành Hà Nội, tuy nhiên tỷ lệ khách hàng của Worklink tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp khu vực ngoại thành hoặc tỉnh lân cận. Trong khi lượng khách hàng là công ty Nhật ở nội thành rất nhiều và đều là những khách hàng tiềm năng.

Thứ hai,việc tư vấn, trao đổi với khách hàng và ứng viên sử dụng tiếng Nhật

còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi đạt hiệu quả chưa cao do Worklink chưa có nhân sự cứng về tiếng Nhật.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần kết nối nhân lực worklink việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 33 - 36)