Đánh giá về chiến lược và môi trường kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần kết nối nhân lực worklink việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 65 - 69)

2.4.1. Những thành tựu đạt được

Thứ nhất, số lượng khách hàng của công ty được mở rộng vượt mục tiêu kế

hoạch đề ra. Sự mở rộng ở đây gồm cả về dối tượng khách hàng, độ phủ trên tồn quốc, … Đây sẽ là tiền đề để cơng ty có thể tiếp tục thực hiện các dự án chiến lược trong thời gian tới.

Thứ hai, sản phẩm dịch vụ ngày càng được hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn.

Công ty đã cho triển khai dịch vụ tuyển dụng trên website và đã đạt được những hiệu quả bước đầu. Quy trình tuyển dụng cũng được quy chuẩn hóa và hệ thống lại những sai phạm và thành cơng trước đó để đạt chất lượng hiệu quả nhất.

Thứ ba, chất lượng nhân sự ngày càng tăng lên. Công ty đã xây dựng được

một đội ngũ nhân sự chuyên phụ trách sales nhóm khách hàng ngồi các cơng ty vốn FDI Nhật Bản và chun tuyển các vị trí ngồi nhóm ngành sản xuất. Ngoài ra, việc liên tục đào tạo kỹ năng cho nhân viên cũng giúp cách làm việc của công ty ngày càng hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Thứ tư, quy mô công ty được mở rộng cả ở miền Bắc và miền Nam. Điều này

giúp tăng hình ảnh của cơng ty trong mắt cả khách hàng và ứng viên. Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và ứng viên một cách hiệu quả hơn.

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chiến lược kinh doanh của Worklink Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại. Cụ thể:

Thứ nhất, việc khai thác khách hàng: Việc khai thác khách hàng là các doanh

nghiệp FDI vốn Nhật ở khu vực nội thành Hà Nội vẫn chưa tốt. Trong khi lượng khách hàng là công ty Nhật ở nội thành rất nhiều và đều là những KH tiềm năng. Bên cạnh đó, dù lượng khách hàng tăng lên đáng kể nhưng độ phủ chưa cao. Cụ thể, ở khu vực miền Trung rất ít, gần như khơng có đơn đặt hàng từ khách hàng.

Thứ hai, việc triển khai các vị trí, ngành nghề tuyển dụng: Các vị trí tuyển dụng thường là các vị trí dưới 5 năm kinh nghiệm, trong khi các vị trí cấp cao – nguồn mang lại doanh thu đột biến cho cơng ty thì lại chưa được quan tâm đầu tư và chú trọng tương xứng. Bên cạnh đó, các vị trí đặc thù, khó tuyển cũng chưa có những biện pháp giải quyết để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Thứ ba, về kế hoạch nhân sự: Cơng ty chưa có nhân sự cứng về tiếng Nhật,

việc tư vấn, trao đổi với khách hàng và ứng viên sử dụng tiếng Nhật cịn gặp nhiều khó khăn. Việc triển khai cách thức làm việc nhân sự còn thường xảy ra sai sót do nhân sự chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức chun mơn cần thiết.

Thứ tư, hoạt động Marketing online và Website chưa được đầu tư đúng mức.

ghi lại các hoạt động và hành động của công ty một cách đơn giản nhất. Chưa có chính sách, chi phí để thực hiện Marketing truyền thơng.

Thứ năm, hệ thống làm việc chung của cơng ty cịn thô sơ, chưa được thống nhất và chun nghiệp. Chính vì vậy, thường xảy ra các lỗi liên quan đến bỏ qua thông tin hoặc các thông báo chậm trễ, gây mất thời gian và công sức.

Thứ sáu, website của cơng ty cịn thơ sơ, lượng hồ sơ ứng viên còn hạn chế, đạt chất lượng chưa cao, chưa thu hút được nhiều khách hàng và ứng viên tìm đến và sử dụng dịch vụ. Các gói dịch vụ cũng chưa thực sự hấp dẫn để đa dạng hóa lựa chọn của khách hàng.

Thứ bảy, cách thức triển khai tìm ứng viên của cơng ty cịn thụ động (chủ yếu

qua facebook), việc đăng kí các gói tìm kiếm ứng viên cịn hạn chế, … Chính vì vậy, việc tiếp cận với nhiều ứng viên, đặc biệt với ứng viên cấp cao và các vị trí ngồi sản xuất cịn gặp nhiều hạn chế.

2.4.3. Nguyên nhân

Ngoài do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, những tồn tại mà Worklink Việt Nam chưa đạt được còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cụ thể:

Thứ nhất, do khách hàng của Worklink Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp

vốn Nhật. Trong khi các doanh nghiệp này trước khi vào Việt Nam đều thơng qua một cơng ty có yếu tố Nhật Bản trước tuyển sẵn những vị trí “key”. Khơng chỉ vậy, họ cũng chỉ thường kí hợp đồng với 3 – 5 cơng ty headhunt một lúc. Nên việc khơng có nhân sự là người Nhật hoặc mang yếu tố Nhật khiến việc tiếp cận khách hàng của Worklink Việt Nam gặp khó khăn hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt với những công ty trong nội thành Hà Nội.

Thứ hai, do quy mơ cơng ty cịn nhỏ, đang trong q trình phát triển. Nên việc

mở rộng tập khách hàng một cách quá nhanh về vị trí khu vực (ở miền Trung) sẽ chưa đủ kinh phí. Cơng ty xác định tập trung ở 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trước.

Thứ ba, vì từ ban đầu xác định khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp Nhật,

nên việc triển khai các lĩnh vực ngành nghề khác, đối tượng khách hàng khác gặp nhiều khó khăn và chưa có kinh nghiệm. Kinh phí để triển khai và mở rộng các kênh này cũng chưa được công ty chú ý.

Thứ tư, nhân sự của cơng ty cịn non trẻ và thiếu nhân sự cứng về ngoại ngữ

cũng như nhân sự nước ngồi. Có thể thấy, các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Worklink Việt Nam đều có nhân sự nước ngồi, đây là tiền đề cần phải có để làm việc với khách hàng một cách dễ hàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, do thời gian qua công ty tập trung mở rộng quy mô nhân sự theo hướng trẻ hóa, bằng cách tuyển dụng và đào tạo mới. Chính vì vậy, tốn khá nhiều thời gian cho việc đào tạo, kiến thức hiểu biết về ngành nghề của nhân sự còn hạn chế. Đặc biệt với những vị trí đặc thù gần như khơng thể làm được. Càng gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận và triển khai đối với các ứng viên cấp cao.

Thứ năm, do cách thức triển khai chạy job, tìm kiếm ứng viên và khách hàng

của nhân viên. Worklink cho phép làm việc độc lập và đề cao trách nhiệm cá nhân để đạt được kết quả doanh thu cho cơng ty. Chính vì vậy, mọi người có xu hướng tìm kiếm ứng viên theo điểm mạnh của mình. Việc các vị trí đặc thù, cấp cao và khó tìm ứng viên khơng có hồ sơ thường xuyên xảy ra khi khơng có headhunt chạy và quan tâm các job này.

Thứ sáu, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh và bước đầu chỉ chạy theo doanh

thu khiến cơng ty chưa có những sự quan tâm nhất định tới việc quảng bá hình ảnh và đầu tư vào marketing, website. Hệ thống làm việc chưa thống nhất và chuyên nghiệp cũng vậy, kinh phí để triển khai và duy trì các nền tảng này khá lớn, chính vì vậy cơng ty chưa quyết định thực hiện.

Thứ bảy, do lượng database của Worklink Việt Nam khá lớn, nhưng chưa được tải lên hệ thống website. Chi phí đầu tư và hồn thiện một website khá lớn và tốn nhiều thời gian, công sức. Nên đến thời điểm hiện tại, công ty mới chỉ thực hiện bước đầu và mới chỉ ở dạng kế hoạch, chưa triển khai cụ thể.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT NỐI NHÂN LỰC WORKLINK VIỆT

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần kết nối nhân lực worklink việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 65 - 69)