Ma trận QSPM

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần kết nối nhân lực worklink việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 25 - 38)

Các yếu tố chính

Mức độ quan trọng

Các chiến lược có thể lựa chọn Cơ sở đánh giá điểm hấp dẫn

Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3 Bên trong

Bên ngoài Tổng điểm

Ma trận QSPM xác định thứ tự ưu tiên cho các chiến lược bằng cách tận dụng hay cải thiện các yếu tố chủ yếu của mơi trường bên trong và bên ngồi doanh nghiệp. Cách thức sử dụng ma trận QSPM như sau:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/đe dọa từ bên ngoài và các điểm mạnh/điểm yếu từ bên trong của doanh nghiệp. Các thơng tin này có thể lấy từ ma trận EFE và IFE. Bước 2: Cho điểm mức độ quan trọng của từng yếu tố bên trong, bên ngoài. Bước 3: Liệt kê các chiến lược doanh nghiệp đã hình thành trong giai đoạn phân tích chiến lược. Các chiến lược này cũng có thể được xem xét theo nhóm.

Bước 4: Xác định điểm hấp dẫn đối với từng chiến lược (hoặc từng nhóm chiến lược. Căn cứ xác định điểm hấp dẫn dựa trên ý kiến chủ quan của người đánh giá sau khi phân tích bên trong, bên ngồi doanh nghiệp. Số điểm hấp dẫn như sau: 1 là chiến lược đó khơng hấp dẫn; 2 là chiến lược đó ít hấp dẫn; 3 là chiến lược đó khá hấp dẫn; 4 là chiến lược đó rất hấp dẫn.

Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn theo hàng bằng cách nhân điểm mức độ quan trọng của các yếu tố (ở bước 2) với số điểm hấp dẫn của các chiến lược (ở bước 4).

Bước 6: Tính tổng điểm hấp dẫn theo cột. Điểm càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn. Hay nói cách khác chiến lược đó nên được ưu tiên thực hiện.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT NỐI NHÂN LỰC WORKLINK VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kết nối Nhân lực Worklink Việt Nam

2.1.1. Thông tin chung của công ty

Tên công ty: Công ty Cổ phần Kết nối Nhân lực Worklink Việt Nam Tên công ty viết tắt: WORKLINK VIET NAM HRC.,JSC

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 10, Tòa nhà Viglacera, Số 1 Đại Lộ Thăng Long, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Văn phòng đại diện: 3A1, Tầng 4, Tòa Win Home, Số 375 Đường Nguyễn Thái Bình, Quận Tân bình, Hồ Chí Minh.

Giấy đăng ký kinh doanh số: 0108960848 - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Mã số thuế: 0108960848

Điện thoại: 024.3734.7424 Email: info@worklink.vn Website: https://worklink.vn/ Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng

Người đại diện: Bà Đoàn Thị Thảo – Tổng giám đốc

Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Kết nối Nhân lực Worklink Việt Nam (Viết tắt là “Worklink Việt Nam”) được thành lập và hoạt động từ năm 2014, là thương hiệu trực thuộc VGC Group, tính đến nay đã hoạt động được gần 7 năm. Q trình phát triển của cơng ty trải qua các giai đoạn chính như sau:

Năm 2014, Worklink Việt Nam được thành lập do các thành viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ nhân lực. Cơng ty có trụ sở chính tại Tầng 10, Tịa nhà Viglacera, Số 1 Đại Lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm,

Hà Nội và có văn phịng đại diện tại phịng 3A1, Tầng 4, Tịa Win Home, Số 375 Đường Nguyễn Thái Bình, Quận Tân bình, Hồ Chí Minh.

Kể từ khi được thành lập đến nay, Worklink Việt Nam vẫn đang theo đuổi các mục tiêu chính đó là: nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua các hoạt động của công ty, cụ thể:

Bảng 2.1: Các hoạt động chính của cơng ty Worklink Việt Nam (2018-2020)

Thời gian Sự kiện

2014

Công ty Worklink Việt Nam được thành lập Trụ sở chính: Hà Nội

Số lượng nhân sự: 10 thành viên

2018 Mở rộng văn phịng đại diện ở Hồ Chí Minh 2019 Xây dựng thêm dịch vụ website việc làm

Xây dựng bộ phận chuyên trách mảng Marketing

2020

• Tổ chức đào tạo thực tập sinh headhunt

• Xây dựng thêm nhóm team truyền thống: phụ trách khách hàng và dịch vụ sử dụng tiếng anh, trung, hàn, …

• Xây dựng các chương trình trao đổi với sinh viên Số lượng nhân sự: 53 thành viên

(Nguồn: công ty Worklink Việt Nam)

Trong suốt quá trình hoạt động, Worklink Việt Nam luôn hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động tuyển dụng, hoạch định và phát triển con người, nhằm tối ưu hóa nguồn lực của tổ chức. Bằng tư duy đổi mới, cách thức làm việc tân tiến và chuyên nghiệp – thương hiệu Worklink hiện đang là đối tác của nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong toàn quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản.

Công ty đã xác định được Tầm nhìn – sứ mệnh – Triết lý kinh doanh của mình, cụ thể: Tầm nhìn của cơng ty là trở thành Top 10 Công ty cung cấp dịch vụ nhân sự hàng đầu tại Việt Nam thông qua việc không ngừng nâng cao chất

lượng dịch vụ, trung thực và ưu tiên phát triển con người. Về sứ mệnh, công ty cung cấp cho Khách hàng các giải pháp về nhân sự đặc biệt là nguồn ứng viên chất lượng, đảm bảo đúng thời hạn và chi phí hợp lý. Về triết lý kinh doanh, lấy chất lượng ứng viên là trọng tâm, lợi ích Khách hàng là then chốt

Q trình phát triển khơng tránh khỏi những khó khăn nhưng với mục tiêu và phương châm kinh doanh luôn đáp ứng cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình. Cơng ty Worklink Việt Nam đã và đang nỗ lực để trở thành một nhà cung dịch vụ cung ứng nhân lực chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, trở thành một địa chỉ uy tín đối với nhiều khách hàng là cá nhân cũng như các tổ chức, doanh nghiệp.

2.1.3. Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của công ty

Trong thị trường lao động hiện nay, đối với các công ty, việc tuyển dụng ứng viên đầu vào có chất lượng tốt, phù hợp với u cầu cơng việc và văn hóa cơng ty là một vấn đề quan trọng, là tiền đề để cơng ty đó có thể phát triển lâu dài. Thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, Worklink Việt Nam thành lập với mong muốn hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tốt nhất về tuyển dụng, để doanh nghiệp có thể tuyển dụng được ứng viên chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu và gia tăng giá trị công ty.

Công ty Cổ phần Kết nối Nhân lực Worklink Việt Nam hoạt động kinh doanh chuyên về cung ứng dịch vụ tuyển dụng lao động là nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của khách hàng là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước, đặc biệt là các cơng ty FDI có vốn 100% của Nhật Bản.

2.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Worklink Việt Nam

(Nguồn: Phịng hành chính – kế tốn)

Trong đó, nhiệm vụ và chức năng của từng thành phần trong cơ cấu tổ chức như sau:

Tổng giám đốc: Là lãnh đạo cao nhất, đứng đầu trong bộ máy quản trị của cơng ty. Có nhiệm vụ đưa ra những định hướng, chỉ đạo và điều hành chung về tất cả các hoạt động của của công ty; là người đại diện pháp luật cao nhất của cơng ty.

Phó giám đốc: Là người giúp đỡ tổng giám đốc trong công tác quản lý điều hành cơng ty, hướng dẫn các phịng ban thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, cũng là người trực tiếp quản lý, giám sát điều hành tổng thể các hoạt động kinh doanh, con người và các hoạt động hợp tác của cơng ty.

Phịng hành chính – kế tốn: Phụ trách tồn bộ cơng tác kế tốn của tồn bộ công ty; phụ trách nhân sự, hậu cần, và các thủ tục hành chính có liên quan tới tồn bộ hoạt động của cơng ty

Phịng headhunt: Trực tiếp thực hiện, tiến hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm các lĩnh vực cung cấp dịch vụ, tư vấn, chăm sóc đối với cả ứng viên và khách hàng

Team lead: Người đứng đầu một nhóm headhunters, chịu trách nhiệm giám sát các thành viên trong nhóm. Phụ trách các hoạt động liên quan đến doanh số và chăm sóc khách hàng của cả team.

Phịng ngơn ngữ: Chịu trách nhiệm biên phiên dịch đối với các tài liệu liên quan. Đồng thời, phiên dịch trực tiếp đối với những khách hàng, hoặc kiểm tra tiếng của ứng viên ứng tuyển. Bên cạnh đó, thực hiện các cơng việc khác theo yêu cầu lãnh đạo.

Admin: Người chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động chung của công ty.

2.1.5. Khái quát kết quả kinh doanh của công ty qua các năm gần đây

Worklink Việt Nam là một công ty mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm và đang trong q trình xây dựng thương hiệu. Do đó, kết quả kinh doanh khơng khỏi có những biến động mạnh. Năm 2020, cùng với những khó khăn chung trên toàn thế giới về đại dịch COVID 19 đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nhiều cơng ty buộc phải đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Worklink Việt Nam.

Bảng 2.2. Hoạt động kinh doanh của công ty Worklink Việt Nam (2018-2020)

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1. Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 34.329.502.485 37.741.699.740 11.030.250.891 2. Các khoản giảm trừ

doanh thu 118.440.898 72.792.400 161.466.696

3. Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 34.211.061.587 37.668.907.340 10.868.784.195 4. Giá vốn hàng bán 30.227.645.059 32.049.120.356 7.120.911.511 5. Lợi nhuận gộp về bán

6. Doanh thu hoạt động tài

chính 155.263.923 11.559.414 6.046.177

7. Chi phí tài chính 12.112.625 0

- Trong đó: Chi phí lãi vay 0

8. Chi phí bán hàng 1.426.576.267 2.186.941.290 1.723.520.550 9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 2.461.597.849 3.135.152.587 2.775.232.297 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 238.393.710 309.252.521 (744.833.986)

11. Thu nhập khác 0

12. Chi phí khác 5.933.899 191.26 101.078

13. Lợi nhuận khác (5.933.899) (191.26) (101.078) 14. Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 232.459.811 309.061.261 (745.423.340) 15. Chi phí thuế TNDN

hiện hành 62.759.181 71.835.304 0

16. Chi phí thuế TNDN

hỗn lại 0

17. Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp 169.700.630 237.225.957 (745.423.340)

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty từ năm 2018 - 2020)

Có thể thấy, doanh thu của Worklink Việt Nam tăng lên đáng kể từ năm 2018 đến 2019 (tăng 3,6 tỷ). Có được kết quả như vậy là nhờ công ty đã bước đầu thực hiện được các chiến lược liên quan đến mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2020, doanh thu của công ty giảm mạnh, lợi nhuận âm do gián đoạn của dịch. Đây là một thách thức đối với Worklink Việt Nam trong giai đoạn tới.

2.2. Thực trạng chiến lược của công ty cổ phần kết nối nhân lực Worklink Việt Nam Việt Nam

Với mong muốn tiếp tục mở rộng thị trường, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng doanh thu và lợi nhuận, giai đoạn 2018 – 2020 công ty Worklink Việt Nam đã tập trung chủ yếu vào chiến lược tăng trưởng tập trung. Với các chiến lược chủ yếu như: chiến lược tập trung, chiến lược mở rộng tổng nhu cầu và bảo vệ thi phần, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược Marketing cơng ty bước đầu đã có những thành tựu đáng kể, đặc biệt đã trải qua được tình hình bệnh dịch vào năm 2020. Cụ thể:

2.2.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung

Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên quan trọng và có sự cạnh tranh gay gắt. Thị trường lao động rộng lớn vô cùng bởi sự đa dạng của ngành nghề, khách hàng và cả ứng viên. Chính vì vậy, cơng ty Worklink Việt Nam lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu và hướng đến thị trường mục tiêu đó. Cụ thể, cơng ty tập trung chủ yếu vào các khách hàng là các công ty FDI vốn Nhật Bản, và cung cấp các dịch vụ tuyển dụng nhân sự đối với khối ngành trong công ty sản xuất tại các khu công nghiệp.

2.2.1.1. Mục tiêu chiến lược

- Tăng số lượng khách hàng có vốn FDI Nhật Bản mỗi năm từ 20 – 30% - Tăng doanh thu của công ty mỗi năm 10%

2.2.1.2. Các giải pháp đã triển khai

- Mở thêm văn phịng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh (2019)

- Làm việc với cơ quan quản lý chức năng, ban quản lý của các khu công nghiệp để nắm được thông tin và giới thiệu dịch vụ tới các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng.

- Xây dựng, mở rộng thêm database ứng viên về tiếng Nhật - Tăng số lượng nhân sự và đội ngũ sales khách hàng

- Đào tạo thêm cho nhân viên và đội ngũ sales kiến thức về các khối ngành trong công ty Nhật, cách tiếp cận và sales khách hàng, …

2.2.1.3. Kết quả đạt được

Thứ nhất, khối lượng khách hàng tăng lên theo hàng năm, đặc biệt là khách hàng có vốn FDI Nhật Bản.

Bảng 2.3. Khách hàng của Worklink Việt Nam theo nguồn vốn FDI (2018 – 2019)

DN có vốn đầu tư 2018 2019 2020 Chênh lệch (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 19/18 20/19 Nhật Bản 121 80,13 183 80,26 220 75,86 51,24 20,22 Trung Quốc 12 7,95 18 7,89 28 9,66 50,00 55,56 Hàn Quốc 7 4,64 11 4,82 14 4,83 57,14 27,27 Khác 11 7,28 16 7,02 28 9,66 45,45 75,00 Tổng 151 100 228 100 290 100 50,99 27,19

(Nguồn: Phịng kinh doanh cơng ty Worklink Việt Nam)

Từ bảng 2.2, ta có thể thấy khối lượng khách hàng của Worklink Việt Nam tăng qua các năm và đạt được kế hoạch đã đề ra. Về cơ bản, giai đoạn 2018 – 2020, Worklink Việt Nam đã thực hiện đúng chiến lược đề ra khi tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là các cơng ty FDI có vốn Nhật, tỷ lệ của các công ty Nhật so với phần cịn lại ln chiếm trên 75%.

Nhờ tập trung khai thác tốt điểm mạnh, công ty cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tăng khối lượng khách hàng. Cụ thể, giai đoạn 2018- 2019, lượng khách hàng tăng 77 khách hàng (tương ứng tăng 50,99%). Trong đó, khối lượng các doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản tăng đến 51,24%, vượt gấp đôi so với kế hoạch mục tiêu đã đề ra (tăng khối lượng khách hàng là doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản lên từ 20-30%). Cho thấy, các bước đi của

Worklink Việt Nam giai đoạn này hoàn toàn đúng khi quyết định mở rộng thêm văn phòng đại diện ở Hồ Chí Minh và mở rộng quy mơ nhân sự. Bước sang giai đoạn 2019-2020, con số mục tiêu này vẫn được hoàn thành khi khối lượng khách hàng là doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản tăng 37 khách hàng (tương ứng tăng 20,22%).

Thứ hai, doanh thu của công ty về cơ bản tăng, tuy nhiên, chưa đạt được kế hoạch đã đề ra:

Bảng 2.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cơng ty Worklink Việt Nam (2018 – 2020) Đơn vị tính: nghìn VNĐ Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 34329502 37741700 11030250 3412198 9.94% -26711450 -70.77% Chi phí 34159801 37504474 11775673 3344673 9.79% -25728801 -68.60% Lợi luận 169701 237226 -745423 67525 39.79% -982649 -414.22%

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty từ năm 2018 - 2020)

So sánh kết quả 2020 với 2019:

Tổng doanh thu: Tổng doanh thu năm 2020 giảm 26,71 tỷ (tương ứng giảm đến 70,77%) so với năm 2019.

Chi phí: Tổng chi phí năm 2020 giảm 25,73 tỷ (tương ứng giảm 68,60%) so

với năm 2019.

Lợi nhuận: Lợi nhuận của công ty so với cùng kỳ năm trước giảm 982 triệu (tương ứng giảm đến 414%).

Có thể thấy, tình hình kinh doanh của Worklink Việt Nam năm 2020 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, phải nhìn nhận trong bối cảnh khi mà nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngồi buộc phải đóng cửa, cơng ty vẫn có thể tiếp tục

duy trì. Khơng chỉ vậy, doanh thu và chi phí giữ tỷ lệ tương đương cho thấy cơng ty vẫn đang làm tốt cơng tác kiểm sốt chi phí của mình.

So sánh kết quả 2019 với 2018:

Tổng doanh thu: Tổng doanh thu năm 2019 tăng 3,6 tỷ (tương ứng tăng

9,94%) so với năm 2018. Điều này chứng tỏ năm 2018 cơng ty đã tìm được

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần kết nối nhân lực worklink việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 25 - 38)