Số lượng khách hàng của Worklink Việt Nam theo khu vực

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần kết nối nhân lực worklink việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 39 - 44)

(2018 – 2019) Khu vực 2018 2019 2020 Miền Bắc 145 175 209 Miền Trung 0 4 6 Miền Nam 6 49 75 Tổng 151 228 290

(Nguồn: Phịng kinh doanh cơng ty Worklink Việt Nam)

Với các giải pháp thực hiện chiến lược mở rộng, về cơ bản Worklink đã đạt được thành công, Khi mà lượng khách hàng phủ rộng cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Đặc biệt là khu vực phía Nam, sau khi mở thêm văn phịng đại diện tại đó. Cụ thể, số lượng khách hàng khu vực phía Nam tăng từ 6 khách hàng (năm 2018) lên đến 75 khách hàng (năm 2020). Tuy nhiên, số lượng khách hàng khu vực miền Trung vẫn chưa được đẩy mạnh. Cụ thể, tính đến năm 2020, số lượng khách hàng mới chỉ rơi vào con số 6.

Thứ ba, website tuyển dụng của công ty về cơ bản đã đi vào hoạt động và bước đầu đạt được những tín hiệu tích cực.

Website của Worklink Việt Nam dù đã có từ lâu, nhưng mới bắt đầu được nâng cấp và bổ sung dịch vụ tuyển dụng từ năm 2020. Hoạt động áp dụng các gói tính phí dịch vụ cũng mới được áp dụng vào cuối những năm 2020, tuy nhiên, việc hoạt động website cũng đã mang lại những hiệu quả bước đầu. Thật vậy,

Bảng 2.7. Tình hình Website của cơng ty Worklink Việt Nam (T5/2021)

Chỉ tiêu Số lượng

Doanh nghiệp đã đăng tin tuyển dụng trên website 1482

Hồ sơ ứng viên hiện có trên website 187432

Việc làm đã được đăng tuyển trên website 3661

Khách hàng đã đăng kí dịch vụ tuyển dụng trên website (trả phí) 13

Có thể thấy, dù mới thực sự đi vào hoạt động từ năm 2020, tuy nhiên website đã bước đầu đem lại được hiệu quả. Khi đã thu hút được các doanh nghiệp biết đến Worklink Việt Nam nhiều hơn, đồng thời đồng ý sử dụng dịch vụ có trả phí. Dù số lượng khách hàng này chưa nhiều, tuy nhiên đây cũng sẽ là một kênh cần thiết và có thể khai thác mạnh mẽ trong tương lai khi công nghệ số phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

2.2.2.4. Tồn tại của chiến lược

Thứ nhất, dù bước đầu đã lập một nhóm riêng chuyên về đối tượng khách hàng ngoài Nhật, tuy nhiên việc đầu tư cho nhóm này chưa mạnh. Cụ thể, cơng ty chưa có các chính sách hỗ trợ nhiều trong việc tìm khách hàng và mở rộng data ứng viên. Kết quả tỷ lệ trúng tuyển của ứng viên ở các vị trí này rất thấp (dưới 8%). Bên cạnh đó, tìm nhân sự cứng đối với mảng truyền thống cũng gặp nhiều khó khăn khi yêu cầu cao hơn cả về ngoại ngữ và kinh nghiệm.

Thứ hai, dù lượng khách hàng tăng lên đáng kể nhưng độ phủ chưa cao. Cụ thể, ở khu vực miền Trung rất ít hoặc gần như khơng có các đơn đặt hàng từ khách hàng. Các vị trí tuyển ở khu vực nội thành các thành phố lớn chưa cao, việc phỏng vấn ứng viên lần một và trao đổi cơng việc gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, dù vị trí ngành nghề tuyển dụng đã da dạng hơn, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu vào các vị trí có tay nghề từ 1 – 5 năm kinh nghiệm (chiếm đến 90%), trong khi các vị trí cấp quản lý trở lên chỉ chiếm 10%. Sẽ rất khó khăn trong việc gây đột biến doanh thu của cơng ty. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực KH có nhu cầu nhưng cơng ty khơng có đủ khả năng đáp ứng: lĩnh vực IT, …

Thứ tư, website dù bước đầu đi vào hoạt động, xong vẫn còn đơn giản, chưa

thực sự hấp dẫn khách hàng và ứng viên sử dụng. Worklink mới chỉ chi trả phí duy trì hàng tháng, nhưng việc nâng cấp thêm tính năng và giao diện gần như chưa để ý.

Cuối cùng, khách hàng đăng ký qua website của công ty chủ yếu tuyển lao

2.2.3. Chiến lược marketing

Do sự cạnh tranh trong dịch vụ ngày càng quyết liệt, chính vì vậy chiến lược marketing cũng ngày càng cần được chú trọng và thực hiện tinh tế hơn. Là một công ty nhỏ, trong thời gian vừa qua Worklink Việt Nam chưa thực sự sử dụng chiến lược Marketing nhiều, cho đến giai đoạn từ 2018 trở lại đây, chiến lược Marketing bắt đầu được công ty để ý hơn.

2.2.3.1. Mục tiêu chiến lược

- Tăng mức độ hiểu biết về Worklink Việt Nam đối với cả các khách hàng và ứng viên.

- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng và ứng viên khi đến với Worklink, khẳng định vị thế của công ty trong ngành.

- Tăng doanh thu của doanh nghiệp.

2.2.3.2. Các giải pháp triển khai

- Đầu tư vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là chấp nhận đào tạo thực tập sinh từ các trường đại học có niềm đam mê với nghề. Tổ chức các buổi đào tạo định kì hằng q, các hoạt động ngoại khóa cả về chun mơn nghiệp vụ và các kỹ năng cho nhân viên công ty. Từ đó, nâng cao các kỹ năng mềm và chuyên môn của nhân viên trong công việc và đời sống. Khơng chỉ tạo văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, cịn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty.

- Tăng độ nhận diện và biết đến công ty qua việc xây dựng website Worklink.vn

- Tổ chức các buổi trao đổi về cơ hội nghề nghiệp đối với sinh viên năm 3, 4 của các trường đại học.

- Tổ chức các buổi tri ân khách hàng đầu và cuối năm - Xây dựng bộ phận chuyên trách về Content Marketing

2.2.3.3. Kết quả đạt được

Thứ nhất, độ hiểu biết của khách hàng và ứng viên đối với Worklink ngày càng được nâng cao.

Cụ thể, tỷ lệ KH quay lại sử dụng dịch vụ và trở thành khách hàng trung thành cao. Trong giai đoạn 2020 vừa qua, khi dịch Covid gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế, nhưng khách hàng của Worklink Vẫn tăng cao (tăng từ 228 lên 290 khách hàng). Các KH lớn đã trở thành khách hàng thân thiết với Worklink có thể kể tên như: Sumi Wrings – Hà Nam; Sumitomo – Bắc Ninh; Kuroda – Hải Dương; Shindengen, Tsukuba – Hưng Yên; YKK; Calsberg, Endo – Hà Nội, …

Thứ hai, mức độ hài lòng của ứng viên và khách hàng khi đến với Worklink Việt Nam tăng qua các năm.

Khi các headhuntes ở Worklink được đào tạo thường xuyên và bài bản, kỹ năng và chuyên môn của họ đều ngày càng được tăng lên và đánh giá cao. Mức độ thân thiết của ứng viên và khách hàng với Worklink Việt Nam cũng tăng lên theo đó. Đến nay, Worklink đã hỗ trợ tuyển dụng gần 3.000.000 vị trí và gần 200.000 ứng viên trúng tuyển. Mức độ hài lòng còn được thể hiện rất rõ qua phản hồi của ứng viên trên website của cơng ty.

Hình 2.2. Phản hồi của ứng viên đối với dịch vụ headhunt của công ty Worklink Việt Nam

Thứ ba, tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Có thể thấy, từ khi thực hiện chiến lược Marketing, độ nhận diện và uy tín của cơng ty đang ngày càng được cải thiện. Đối với ngành tuyển dụng, khi mà khách hàng là cốt mạch, là người mang lại doanh thu chính đến cho cơng ty. Thì việc hoạt động Marketing giúp tăng số lượng khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, … chính là hoạt động gián tiếp mang đến doanh thu về lâu dài.

Không chỉ vậy, việc nâng cấp website khơng chỉ giúp khẳng định hình ảnh và vị thế của cơng ty, mà website cũng đã bước đầu đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp dù chưa lớn. Cụ thể, đã có 13 doanh nghiệp đồng ý trả phí để sử dụng dịch vụ trên nền tảng online của Worklink.

2.2.3.4. Tồn tại của chiến lược

Thứ nhất, đội ngũ thực hiện Marketing trong cơng ty cịn rất nhỏ. Mới chỉ thực hiện các viết content, ghi lại các hoạt động và hành động của công ty một cách đơn giản nhất. Chưa có chính sách, chi phí để thực hiện Marketing truyền thơng.

Thứ hai, quỹ dành cho các chương trình giao lưu, gặp gỡ với ứng viên tiềm năng và khách hàng thân thiết, tiềm năng của Worklink có nhưng chưa đủ.

Thứ ba, hệ thống website và fanpage của công ty chưa thực sự được đầu tư.

Cho đến thời điểm hiện nay, công ty mới đang chỉ chi trả cho việc duy trì hệ thống website với chi phí khơng q lớn. Trong khi việc nâng cấp và bổ sung các tính năng khác có kế hoạch nhưng chưa thực sự triển khai.

* Nhận xét:

Nhìn chung trong giai đoạn 2018 – 2020, Worklink Việt Nam đã cơ bản thực hiện được 3 chiến lược kinh doanh chính và đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty vẫn cịn nhiều tồn tại. Đặc biệt, khi mà mơi trường xã hội thay đổi liên tục, cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ và những khủng hoảng bất ngờ như Covid 19 vừa qua, buộc Worklink phải có những bước chuyển mình hơn, cần thiết lập lại chiến

lược kinh doanh mới, phù hợp để có thể sẵn sàng ứng phó với những sự thay đổi này.

2.3. Thực trạng môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Kết nối Nhân lực Worklink Việt Nam doanh của Công ty Cổ phần Kết nối Nhân lực Worklink Việt Nam

2.3.1. Môi trường vĩ mô

2.3.1.1. Tình hình kinh tế

a. Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp vào Việt Nam hiện nay

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tham gia rất nhiều hiệp định thương mại như WTO, TPP, các hiệp định song phương nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, Việt Nam đang nắm giữ nhiều lợi thế so với các thị trường khác trong khu vực, đặc biệt là sau kết quả kiểm soát đại dịch Covid-19. Cùng với lợi thế về nguồn nhân lực có tay nghề. Chính vì vậy, 2021 Việt Nam đã đón nhận cơn mưa đầu tư từ các doanh nghiệp FDI với nhiều dự án “khủng”, cụ thể:

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần kết nối nhân lực worklink việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 39 - 44)