Tình hình đăng kí đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần kết nối nhân lực worklink việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 44 - 51)

(tính đến 20/4/2021)

Quốc gia

Vốn đầu tư đăng ký

Một số dự án đầu tư Số vốn (tỷ USD) Tỷ lệ (%) Singapore 4,8 39,6%

Dự án Lioncore Việt Nam: trị giá 30 triệu USD, Quảng Ninh;

Dự án Fukang Technology: 270 triệu USD, Bắc Giang…

Nhật Bản 2,5 20,5% Dự án nhiệt điện Ô môn II, Panasonic, Mitsubishi, Brother, …

Hàn Quốc 1,5 12,1% LG Display Hải Phòng, … Khác 3,45 27,8% Dự án Ja Solar;

Tổng 12,25 100%

Tính đến ngày 20/4/2021, tổng vốn đầu tư đăng ký có yếu tố nước ngồi (bao gồm FDI) đạt 12,25 tỷ USD, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm 2020, gồm 451 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 8,5 tỷ USD, giảm 54,2% về số dự án và tăng 24,7% về số vốn đăng ký so với cùng kì. Điều này cho thấy nhà nước đã chú trọng đến chất lượng các dự án đầu tư hơn so với việc chạy đua theo số lượng.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng năm 2021 – Bộ kế hoạch và Đầu tư: “Trong 4 tháng đầu năm, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, chiếm tỷ trọng 42,4% tổng số vốn đăng ký; lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp đó là các hoạt động kinh doanh bất động sản, bán lẻ, … Tính theo quốc gia, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỷ USD, chiếm gần 39,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư (trong đó vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 91,1% và 71,5% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này); tiếp theo là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kơng, Hoa Kỳ, …”

Có thể thấy, Singapore và Nhật đang là hai nhà đầu tư lớn nhất hiện giờ. Khơng cịn đầu tư ồ ạt vào Việt Nam như cùng kì 2019, hoạt động đầu tư của Hồng Kong và Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại. Có thể thấy, họ sẽ khơng còn ý định đầu tư mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới. Theo

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): “Việt Nam đã tham gia sâu vào các hiệp định thương mại tự do, việc các nhà đầu tư nước ngồi trong đó có nhà đầu tư Trung Quốc, Hồng Kông đổ xô vào Việt Nam khi thế giới đang phải đối mặt với nhiều bất ổn từ căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại cũng là điều dễ hiểu.”

Theo ông Hirai Shinji, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (Jetro) tại TP.HCM, năm 2021, có 67,9% doanh nghiệp trả lời chọn Trung Quốc, chỉ có 27,9% chọn Việt Nam. Sau 9 năm, khoảng cách này chỉ còn hơn 7% với 41% doanh nghiệp chọn Việt Nam. Điều này cho thấy, Trung Quốc đang giảm vị thế trong danh sách điểm đến mở rộng đầu tư đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, còn Việt Nam lại đang trên đà bắt kịp".

Đáng chú ý, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư ra các địa phương khác thay vì chỉ tập trung tại Hà Nội và TP HCM như trước. Đặc biệt, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra các chính sách đa dạng hoá cơ sở sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp muốn đa dạng hố cơ sở sản xuất về vấn đề tài chính. Trong đó, 124 doanh nghiệp đăng ký thì có 30 doanh nghiệp đã được Chính phủ Nhật Bản chấp thuận, trong số đó có 15 doanh nghiệp sẽ mở rộng nhà máy tại Việt Nam.

Theo tổng hợp, trong 9 tháng đầu năm 2020, giữa Nhật Bản và Việt Nam đã có 19 giao dịch M&A được cơng bố. Trong đó, đáng chú ý là Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate mua lại 80% giai đoạn II Dự án Grand Park của Vingroup; Ngân hàng Aozora mua 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP Phương Đơng; Tập đồn bất động sản Haseko mua 36% cổ phần của Công ty Xây dựng Ecoba, …

c. Xu hướng ngành dịch vụ tuyển dụng 5 năm tới

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, nghề “săn đầu người” hay còn gọi là “headhunter” phát triển một cách nhanh chóng. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, yêu cầu tuyển dụng ngày một cao, kéo theo đó là cuộc cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp ứng viên, trong đó, thị trường headhunter tại Việt Nam là minh chứng điển hình về tốc độ phát triển.

Năm năm trước, tồn thị trường chỉ có khoảng 200 cơng ty headhunter, chỉ sau vài năm, con số đã lên đến 500 công ty trải khắp cả nước, tập trung nhiều ở Hà Nội và đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh. Thơng thường khách hàng có nhu cầu

tuyển dụng vị trí nhân sự cấp trung và cấp cao tại thị trường TP.HCM có xu hướng chi trả mức lương cao hơn từ 10-30% so với các thị trường khác. Bởi lẽ, TP.HCM hàng tháng đón tiếp nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu và quyết định đầu tư, do đó các ứng viên có nhiều lựa chọn hơn và tính cạnh tranh cũng cao hơn.

Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng phụ thuộc rất lớn vào từng giai đoạn phát triển của kinh tế. Nếu trước 2010, thị trường mới phát triển chưa có nhiều ngành hàng, đó là thời kỳ hưng thịnh của những ngành sản xuất. Vài năm trở lại đây lại chứng kiến sự bùng nổ của thị trường việc làm ngành công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ảnh hưởng đến cả các vị trí được tuyển dụng lẫn cách thức tuyển dụng của các doanh nghiệp headhunter.

Dù như thế nào, nhưng trong 5 – 10 năm tới, ngành tuyển dụng sẽ vẫn còn phát triển và phát triển mạnh mẽ. Có ba ngun nhân chính: Thứ nhất, một công ty dịch vụ thực hiện tuyển dụng sẽ làm giảm tính rủi ro của nhân sự nội bộ. Thứ hai, vị thế của ứng viên qua công ty headhunter sẽ cao hơn rất nhiều so với việc họ tự đi tuyển, đặc biệt là với các vị trí từ cấp trung trở lên. Từ đó, họ sẽ có được những chế độ tốt hơn và việc ứng tuyển qua headhunter sẽ là một điều phổ biến.

2.3.1.2. Tình hình chính trị

Năm 2020 vừa qua đi với nhiều biến động to lớn, chưa từng có, với hệ lụy và tác động đa chiều, đa lĩnh vực, ở tầm tồn cầu và có thể cịn kéo dài trong nhiều năm tới. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, gam màu xám nổi lên ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực trong bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2020. Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước cũng đã thực hiện những thành tựu như: Quan hệ hợp tác của ta với các nước, nhất là đối với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng tiếp tục được củng cố, thúc đẩy; Bên cạnh thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA, có hiệu lực từ tháng 8/2020) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) với Liên minh Châu Âu, thúc đẩy ký FTA với Anh và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong năm

Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, … Những điều này đã giúp nhiều quốc gia lựa chọn Việt Nam là quốc gia đến và đầu tư.

Trong 3 tháng đầu năm, sự chuyển tiếp giữa Luật Đầu tư 2014 và Luật Đầu tư 2020 đã ảnh hưởng tới tình hình cấp mới/ điều chỉnh các dự án đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia và tại Việt Nam cũng làm ảnh hưởng tới việc đi lại cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng dự án của các nhà đầu tư. Vì vậy, số dự án cấp mới, điều chỉnh vốn cũng như góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ, song mức độ giảm đã được cải thiện.

Mới xuất hiện hơn 20 năm trở lại đây, headhunter vẫn còn là một ngành mới, đặc biệt ở Việt Nam. Chính vì vậy, các quy định pháp luật đối với ngành nghề này chưa có nhiều. Dù hiện nay Việt Nam có khoảng 500 cơng ty với vài trăm lao động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn tuyển dụng. Tuy nhiên, các công ty nhỏ với số lượng nhân viên dưới 10 người chiếm tới 2/3. Chính vì vậy, việc các headhunters làm việc thiếu chuyên nghiệp là điều thường xuyên xảy ra: làm lộ thông tin ứng viên, chèo kéo ứng viên, … xảy ra rất nhiều. Tuy nhiên cho đến hiện tại, Việt Nam cũng chưa có những luật quy định rõ về những vấn đề này.

2.3.1.3. Tình hình văn hóa – xã hội

Trong nhiều năm trở lại đây, tình hình an sinh xã hội của người dân đã có những bước chuyển mình đáng kể. Tuy nhiên, lao động vẫn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch cũng đã khiến khơng ít người rơi vào cảnh thất nghiệp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội của họ.

Theo Báo cáo thị trường nhân sự 2021: Cơ hội việc làm – Thách thức trong

tuyển dụng và Mức lương của người lao động – Navigos Group, đại dịch covid

khiến 26% người lao động bị cắt giảm lương; Cấp cao là nhóm ứng viên chịu ảnh hưởng nhiều nhất; hơn 50% người lạc quan về tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam và sự lạc quan tỷ lệ nghịch với cấp bậc. Bên cạnh đó, chỉ có 30% người lao

động hài lịng với phúc lợi hiện tại và có đến hơn 50% người lao động sẽ đi tìm việc mới trong 3 – 6 tháng sau đó.

Những năm trở lại đây, ta thường nghe cụm từ “Gen Z”, “Gen Y”. Khái niệm Gen Z hay thế hệ Z là những bạn trẻ sinh sau năm 1996, gần với thời điểm Internet chính thức du nhập vào nước ta tới những năm đầu của thập niên 2000. Gen Y chỉ những người sinh ra trong thập niên 80 và đầu thập niên 90. Đây đều là hai nhóm lao động nịng cốt, tương lai của nước nhà và sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến ngành tuyển dụng.

Gen Y được cho là hướng đến gia đình nhiều hơn và sẵn sàng hi sinh sự thăng tiến trong sự nghiệp để cân bằng công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, thành viên trong gen Y có thể rất tự tin và tham vọng. Họ không ngại đặt câu hỏi về thẩm quyền, khơng ngừng tìm kiếm những thách thức mới và muốn cơng việc có ý nghĩa. Theo khảo sát của Tập đoàn Tư vấn Boston: Gen Y muốn sự thỏa mãn nhanh chóng. Họ chú trọng tốc độ, sự thuận tiện, hiệu quả trong mọi giao dịch. Họ tin tưởng vào bạn bè hơn là quảng bá của doanh nghiệp. Và Gen Y giao tiếp dành rất nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội.

Không chỉ vậy, gen Y thuộc nhóm người đã đi làm và có kinh nghiệm, phần lớn đã ở các vị trí cấp trung. Chính vì vậy, họ sẽ có mong muốn tìm những cơng việc chắc chắn, có thể cân bằng tốt nhất cho bản thân của họ. Sống và làm việc một cách thực tế.

Đối với Gen Z, Theo báo cáo về Chân dung Thế hệ Z – Sinh viên mới ra trường và xu hướng phát triển sự nghiệp – Navigos Group (2020): “Gen Z đạt độ

tuổi trưởng thành khi thế giới bước vào năm 2020 và có chính thức tham gia vào lực lượng lao động. Tại Việt Nam, tính đến năm 2025, Gen Z sẽ chiếm khoảng 5% lực lượng lao động, tương đương với 15 triệu người.”

Cụ thể, với mức năng lượng và tham vọng cao, chiếm phần lớn nhất trong các xu hướng, có đến 29% các bạn trẻ Gen Z thể hiện xu hướng phát triển thành quản lý trên nấc thang doanh nghiệp. Xu hướng tiếp theo được ghi nhận là xu

hướng đóng góp cho cộng đồng. Chỉ có 3% trong số đó có xu hướng trở thành chủ doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7% Gen Z xem trọng mức độ ổn định làm ở một công ty.

2.3.1.4. Cơng nghệ - kỹ thuật

Nhìn vào xu hướng phát triển headhunter tại các nước phát triển, đặc biệt là khu vực châu Âu, thị trường headhunter Việt Nam có thể nhận thấy những xu hướng phát triển headhunter trong thời gian sắp tới như sau:

Thứ nhất, ứng dụng cơng nghệ sẽ được đẩy mạnh tồn cầu: Ứng dụng công

nghệ ở đây gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI) và công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp headhunter nâng cao hiệu quả tìm kiếm, sàng lọc, đánh giá ứng viên. Thậm chí việc đánh giá ứng viên khơng cần phải bố trí nhân sự headhunter phụ trách, mà thông qua công nghệ chatbot, những câu trả lời sẽ được ghi nhận cả dạng chữ và lời nói. Điều này đồng nghĩa, một cuộc chạy đua công nghệ sẽ diễn ra, và chỉ những cơng ty có tầm nhìn xa, đủ năng lực và tài lực mới có thể thống trị thị trường headhunter Việt.

Thứ hai, xây dựng được các hệ thống phân tích dự đốn: Các thơng số về vị

trí, kinh nghiệm trong quá khứ, học vấn, … sẽ được các hệ thống phân tích thơng minh ghi nhận. Từ đó, trích lọc danh sách ứng viên phù hợp; Phát hiện những ứng viên phù hợp nhưng họ khơng tích cực tìm việc; Tự động thơng báo những ứng viên đã sẵn sàng nghỉ việc và đang phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

Thứ ba, phỏng vấn ứng viên từ xa: Xu hướng tuyển dụng ứng viên từ xa cũng

đang được hỗ trợ bằng các phần chuyên nghiệp. Nhờ vậy, cơng ty headhunter có thể dễ dàng hồn thành nhiệm vụ được ủy thác mà khơng phải tốn thêm chi phí mở rộng văn phịng, tuyển dụng thêm nhân sự...

Thứ tư, gắn kết với mạng xã hội tuyển dụng: Với việc tăng cường sử dụng các

thiết bị di động, số lượng người dùng mạng xã hội ngày một tăng, và đây cũng là nơi thu hút lượng ứng viên tiềm năng cho mọi yêu cầu tuyển dụng. Cơng ty

headhunter Việt cần có sự gắn kết mạnh mẽ trên các mạng xã hội như Facebook, Linkedin để không bị lỡ mất những ứng viên tiềm năng.

Thứ năm, nâng cao chất lượng dịch vụ tuyển dụng của các công ty headhunt:

Việc nâng cao này dựa trên đánh chất lượng ứng viên, chi phí tuyển dụng, thời gian tuyển dụng và nhiều yếu tố khác liên quan đến hợp đồng ký kết với công ty headhunter. Phần mềm tuyển dụng chuyên nghiệp dành cho doanh nghiệp đều đã được tích hợp cơng cụ đánh giá này.

2.3.1. Môi trường ngành

2.3.2.1. Khách hàng

Là bên trực tiếp sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty, khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến cũng là một trong những yếu tố quyết định đến cách thức hoạt động kinh doanh của công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Hiện nay, khách hàng của Worklink có đến 80% là các cơng ty FDI vốn Nhật, chủ yếu là các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần kết nối nhân lực worklink việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)