Giám định và bồi thường tổn thất

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại bảo hiểm hàng không âu lạc luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 26 - 29)

1.2. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

1.2.7. Giám định và bồi thường tổn thất

Giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hỏa hoạn là cơng việc khó khăn và phức tạp bởi vì mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều đưa ra những yêu cầu và nguyên tắc riêng cho mình. Những yêu cầu và nguyên tắc thường được đưa ra là:

• Nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

• Hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng khiếu kiện sau khi giám định, bồi thường tổn thất.

• Nếu hợp đồng được tái bảo hiểm thì cần thiết phải phối hợp chặt chẽ với nhà nhận tái bảo hiểm để tổ chức giám định.

Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm phải báo ngay cho cảnh sát PCCC đến cứu chữa kịp thời, đồng thời lập biên bản, bảo vệ hiện trường tổn thất và báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết.

Sau khi được thông báo tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc cộng tác viên của doanh nghiệp sẽ cùng với người được bảo hiểm tiến hành giám định và lập biên bản giám định thiệt hại.

a. Giám định

B1: Xác định chính xác địa điểm, thời gian, đối tượng thiệt hại, nguyên nhân gây ra tổn thất. Bước này phải làm hết sức khẩn trương và khơng được sai sót.

B2: Lấy lời khai của các nhân chứng, thông thường bao gồm những người trực tiếp chứng kiến, công an thuế vụ, chính quyền địa phương.

B3:Thống kê nhanh chóng, kịp thời, chính xác số lượng, chủng loại tài sản bị cháy và thiệt hại thực tế (bước này cần phải phối hợp với cơng an, chính quyền địa phương và những đương sự có liên quan). B4: Lập biên bản giám định có đầy đủ chữ ký của các bên. Sau đó, căn

cứ vào biên bản giám định, nhà bảo hiểm tiến hành bồi thường

b. Bồi thường tổn thất

Trường hợp tổn thất toàn bộ:

Khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ, nghĩa là thiệt hại được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất

• Nếu STBH ≥ giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn

thất, NBH sẽ bồi thường:

STBT = Thiệt hại – Mức khấu trừ

Trường hợp NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường:

STBT = Thiệt hại – Giá trị thu hồi – Mức khấu trừ

• Nếu STBH ≤ Giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm, NBH sẽ bồi thường:

STBT = STBH – Mức khấu trừ

Trường hợp NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường:

STBT = Thiệt hại – Giá trị thu hồi× 𝐒𝐓𝐁𝐇

𝐆𝐢á 𝐭𝐫ị 𝐭𝐡ự𝐜 𝐭ế - Mức khấu trừ

Trường hợp tổn thất bộ phận:

• Nếu STBH ≥ Giá trị thực tế của toàn bộ tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất, NBH sẽ bồi thường:

Trong trường hợp, NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường:

STBT = Thiệt hại bộ phận – giá trị thu hồi – mức khấu trừ

• Nếu STBT ≤ Giá trị thực tế của toàn bộ tài sản được bảo hiểm, NBH sẽ bồi thường:

STBT= Thiệt hại bộ phận× 𝐒𝐓𝐁𝐇

𝐆𝐢á 𝐭𝐫ị 𝐭𝐡ự𝐜 𝐭ế - Mức khấu trừ

Trong trường hợp NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường:

STBT=(Thiệt hại bộ phận-giá trị thu hồi)× 𝐒𝐓𝐁𝐇

𝐆𝐢á 𝐭𝐫ị 𝐭𝐡ự𝐜 𝐭ế - MKT

Theo tập quán bảo hiểm hỏa hoạn, NBH sẽ không bồi thường cho những thiệt hại xảy ra sau 4 giờ chiều ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại bao gồm các loại giấy tờ chủ yếu sau:

- Thông báo tổn thất

- Biên bản giám định thiệt hại hoặc chứng thư giám định của cơ quan chức năng hoặc công ty giám định độc lập.

- Hóa đơn mua tài sản, hợp đồng xây lắp mới, hóa đơn nhập kho (nếu là vật tư, hàng hóa).

- Hóa đơn, chứng từ pháp lý liên quan đến việc sửa chữa hoặc thay thế mới.

Sau khi nhận được các giấy tờ chủ yếu này, DNBH sẽ xem xét và bồi thường cho NĐBH theo một trong các hình thức sau:

- Sửa chữa tài sản bị thiệt hại

- Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác - Trả tiền bồi thường.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại bảo hiểm hàng không âu lạc luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 26 - 29)