Khái quát về Công ty Bảo hiểm Hàng không Âu Lạc

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại bảo hiểm hàng không âu lạc luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 39)

2.1.1. Khái quát về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không.

VNI được thành lập theo quyết định số 49 GP/KDBH, ngày 23/04/2008 của Bộ Tài chính. Trong đó, cổ đông sáng lập lớn là các Tập đoàn, Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam bao gồm Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng Công ty XNK Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), Công ty Cổ phần Nam Việt (NAVICO) và các cổ đông khác. Hiện tại VNI đã được chuyển giao cho các Cổ đông mới cũng đang là các Tổng Cơng ty, Tập đồn lớn và uy tín trên thị trường

Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, VNI đã đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ thiết thực, có uy tín trên thị trường. VNI thực hiện cung cấp cho khách hàng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp . Các sản phẩm bảo hiểm do VNI cung cấp rất đa dạng, phong phú bao gồm: Bảo hiểm Hàng không; Bảo hiểm Tài sản, Cháy, Nổ; Bảo hiểm Mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt; Máy móc thiết bị; Xe cơ giới; Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe, Du lịch; Bảo hiểm Hàng hải, Hàng hóa vận chuyển; Bảo hiểm Trách nhiệm v.v..., Tái bảo hiểm, và Các hoạt động đầu tư Tài chính.

VNI xác định khơng thỏa mãn với những kết quả đã đạt được trong hiện tại mà sẽ tiếp tục hồn thiện mình và nỗ lực khơng ngừng để vươn lên những tầm cao mới. VNI đặt mục tiêu phấn đấu trở thành một trong 10 thương hiệu bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam, công ty hàng đầu tại khu vực trong lĩnh vực Bảo hiểm hàng không. Đồng thời, thông qua các hoạt động kinh doanh và xã hội, VNI sẽ trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng, đóng góp thiết thực vào những chương trình phát triển cộng đồng.

Trước sự phát triển không ngừng của Tổng công ty và nhu cầu ngày càng gia tăng rõ rệt của thị trường Bảo hiểm Tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, Ngày 03/3/2020, Bộ Tài chính đã ban hành GIấy phép điều chỉnh số 49/GPDDC/KDBH về việc thành lập Công ty Bảo hiểm Hàng không Âu Lạc, Công ty Bảo hiểm Hàng không Âu Lạc(VNI Âu Lạc) chính thức tách khỏi Tổng công ty, trở thành một công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty, nhằm phục vụ đầy đủ và chu đáo hơn mọi nhu cầu của các cá nhân, tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư và mọi thành phần kinh tế khác trong xã hội.

Địa chỉ công ty :Số 40 phố Hoàng Như Tiếp, Tổ 28, phường Bồ Đề, Quận Long Biên, TP Hà Nội.

Tên giao dịch : Công ty Bảo hiểm Hàng Không Âu Lạc.

Tên viết tắt : VNI Âu Lạc

Số điện thoại : (024) 7309 6268.

Mã số thuế : 0102737963-039

Email : tuanna@bhhk.com.vn

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của VNI Âu Lạc

2.1.2.3. Lĩnh vực kinh doanh của VNI Âu Lạc.

VNI Âu Lạc là một trong số 45 công ty trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Hàng không (cập nhật đến cuối tháng 3/2021) nên công ty cũng chủ trương phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm mà Tổng cơng ty cung cấp, đó là:

- Kinh doanh bảo hiểm gốc: Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm tài sản và thiệt hại; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và hàng không; Bảo hiểm trách nhiệm chung; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm vệ tinh; Bảo hiểm hàng hải.

- Kinh doanh tái bảo hiểm: nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm bảo hiểm phi nhân thọ.

- Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính tốn, phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.

- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2.4. Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của công ty VNI Âu Lạc trong thời gian vừa qua. VNI Âu Lạc trong thời gian vừa qua.

VNI Âu Lạc là một chi nhánh được thành lập muộn nhất so với các chi nhánh khác thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Hàng không. Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong q trình kinh doanh cơng ty đã gặp khơng ít khó khăn nhưng với sự giúp đỡ từ phía Tổng cơng ty và sự quyết tâm của ban lãnh đạo cùng với đội ngủ cán bộ nhân viên đầy lòng nhiệt huyết, làm việc và cống hiến hết mình nên chỉ một thời gian ngắn hoạt động của cơng ty đã tạo được thương hiệu cho mình và dần tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay.

gian sắp tới càng phải đồn kết hơn, cùng nhau nỗ lực hết mình để đưa công ty ngày một lớn mạnh và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Nhìn lại những thành quả đã đạt được trên chặng đường đã qua thể hiện qua danh thu phí bảo hiểm và tốc độ tăng doanh thu phí ở cơng ty như sau:

Bảng 2.1. Doanh thu sản phẩm bảo hiểm tại VNI Âu Lạc giai đoạn 2020-2021.

Năm

Nghiệp Vụ

Quý 2- 2020 Quý 3- 2020 Quý 4- 2020 Quý 1 - 2021

Doanh thu (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Doanh thu (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Doanh thu (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Doanh thu (triệu đồng) Tỉ trọng (%) BH kỹ thuật 194 10% 256 10% 263 8% 302 9% BH xe cơ giới 921 46% 1,218 47% 1,464 47% 1,717 48% BH hàng hóa 201 10% 275 11% 356 11% 408 12% BH tàu thủy 78 4% 92 4% 108 3% 89 3% BH du lịch 280 14% 354 14% 387 12% 409 12% BH hỏa hoạn 254 13% 307 12% 387 12% 478 13% BH con người 95 5% 117 4% 139 4% 140 4% Tổng 2,023 100% 2,619 100% 3,104 100% 3,543 100% (Nguồn: Phịng kế tốn VNI Âu Lạc)

Bảng 1 đưa ra sự biến động doanh thu phí của Cơng ty VNI Âu Lạc kể từ khi thành lập cho đến nay. Qua đó ta thấy, tuy mới được thành lập trong một thời gian ngắn nhưng doanh thu phí của Cơng ty đã tăng lên một cách đáng kể qua từng quý. Đây là một bước khởi đầu tốt cho những thành cơng tiếp theo và có thể kỳ vọng sự tăng trưởng này sẽ còn vượt xa hơn nữa.

2.2. Thực trạng khai thác bảo hiểm HH&RRĐB của VNI Âu Lạc.

2.2.1 Những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác khai thác bảo hiểm

hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.

2.2.1.1. Những thuận lợi

Với tín hiệu phát triển của thị trường BH, nhu cầu BH ngày càng gia tăng, đặc biệt với điều kiện khí hậu ngày càng nóng lên, bão, lũ cũng khơng thuyên giảm qua các năm mà BH HH&CRRĐB ngày càng được người dân quan tâm. Chính những điều này mà kể từ khi Chính phủ đưa ra các văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn về chế độ BH cháy nổ bắt buộc đã khiến thị phần của nghiệp vụ này tăng cao.

Các văn bản pháp luật về chế độ cháy nổ bắt buộc như: Nghị định 130/2006/NĐ-CP (ngày 08/11/2006) quy định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Thông tư 220/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ BH cháy nổ bắt buộc (30/12/2010) và mới đây nhất là Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về cháy nổ bắt buộc (23/02/2018).

Trong đó, Thơng tư 220/2010/TT-BTC được đánh giá là rất cần thiết để đảm bảo an tồn tài chính cho tất cả các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam trong các hiểm họa về cháy, nổ hay hỏa hoạn gây ra. Thông tư 220 khơng chỉ quy định rất rõ về biểu phí BH đối với những trường hợp tham gia BH, mà cịn có những thay đổi về mức phí. Đại diện một DNBH phi nhân thọ trong nước cho biết, khoản 8 điều 12 quy định mức đóng góp kinh phí để phục vụ cho các hoạt động phịng cháy

tương ứng với mức trách nhiệm giữ lại của DNBH đã tăng thu cho DNBH. Ngồi ra quy định cịn căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng BH, DNBH, bên mua BH có thể thỏa thuận điều chỉnh tăng, giảm hạ phí BH với biên độ là 25% tính trên mức phí quy định,… cũng tạo chủ động cho DNBH không phải điều chỉnh nhiều lần so với quy định trước đó mà chỉ cần một lần đàm phán duy nhất với khách hàng.

Tiếp theo đó phải kể đến là Nghị định 23/2018/NĐ-CP đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi nhằm mở rộng diện tham gia BH cháy, nổ bắt buộc, có thêm nguồn lực góp phần đảm bảo cơng tác phịng cháy chữa cháy được tốt hơn, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong cơng tác phịng cháy chữa cháy, đẩy mạnh công tác giám định, tạo điều kiện để các DNBH bồi thường nhanh chóng kịp thời, đầy đủ hơn, giúp tổ chức, cá nhân khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần đảm bảo trật tự an tồn xã hội, mơi trường đầu tư tốt hơn (Theo ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục quản lý giám sát Bảo hiểm).

Cùng với việc mở cửa thị trường và với thế giới công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc triển khai cơng tác khai thác loại hình BH HH&CRRĐB cũng cần bắt kịp xu hướng công nghệ thông tin này. Đây cũng là cơ hội cho các DNBH, bởi nó sẽ giúp các DNBH triển khai các loại hình BH của mình (trong đó có BH HH&CRRĐB) nói chung và khâu khai thác loại hình các sản phẩm BH nói riêng. Từ đó có thể mang lại cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp biết tận dụng và phát huy nên công nghệ 4.0 này.

Chính những cơ hội như trên mà các DNBH nói chung và VNI Âu Lạc nói riêng cần phải đẩy mạnh hơn nữa cơng tác khai thác loại hình BH tiềm năng này và làm tốt các cơng tác khác để giúp VNI Âu Lạc có thể tiến xa hơn nữa trong những năm tới.

- Những bất ổn về kinh tế ngày càng khó kiểm sốt. Chính những yếu tố bất ổn của nền kinh tế vĩ mơ và vi mơ đó sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh của VNI Âu Lạc nói riêng và các doanh nghiệp trong nề kinh tế nói chung.

- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cuộc chiến giành thị phần giữa các DNBH sẽ ngày càng khốc liệt hơn khi các DN đua nhau mở rộng điều kiện bảo hiểm, hạ phí bảo hiểm, gia tăng các hoạt động khuyến mãi và chăm sóc khách hàng.

Thêm nữa là việc xóa bỏ hàng rào thương mại ngày càng được tiến hành sâu rộng hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hàng loạt các chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài với năng lực tài chính hùng mạnh, kinh nghiệm hoạt động lâu năm, quản lý tốt, khơng hạch tốn tại Việt Nam mà đưa về hạch tốn tại cơng ty mẹ, khơng khống chế chi phí quảng cáo gây ra một cuộc cạnh tranh khơng cân sức, mà DNBH Việt Nam ở thế yếu hơn. Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa chịu sức ép hoạt động có lãi, cịn doanh nghiệp nước ngồi thì khơng. Tất cả những điều này càng làm cho các DNBH phải đối đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

- Bởi ý thức của người tham gia BH HH&CRRĐB còn chưa cao, mà nguyên nhân chủ yếu là do giữa các nhà BH, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng chưa có sự đồng bộ. Phía doanh nghiệp thì e ngại với chi phí nên chưa chủ động mua BH, phía nhà BH thì chưa kích cầu được thị trường vì cịn chậm trễ trong khâu bồi thường, cịn các cơ quan chức năng thì chưa chú ý đến việc tuyên truyền, chưa tích cực phát hiện, xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về BH cháy, nổ bắt buộc và mức xử phạt thì chưa đủ sức răn đe.

Thực tế cơng tác phịng cháy chữa cháy ở hầu hết các cơ sở chưa được thực hiện nghiêm túc các điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo các văn bản pháp luật hiện hành. Đặc biệt ở các chợ, thói quen của nhiều tiểu thương thắp hương cầu mua may bán đắt ngay trong sạp của mình. Thế mới nói nguy cơ cháy nổ ln rình rập chúng ta trong khi cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhỏ

người mới ý thức được vai trị của BH. Tuy nhiên, vẫn có những người dân ý thức được hậu quả của hỏa hoạn đem lại nên đã rất tích cực tham gia BH để phòng ngừa, giảm bớt tổn hại về tài chính. Nhưng ngay cả trong trường hợp này thì các cơng ty bảo hiểm cũng vẫn phải đối mặt với khó khăn, nhất là khi có sự cố bảo hiểm xảy ra. Phần lớn các mặt hàng của các tiểu thương trong chợ thường khơng có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ rõ ràng nên gây khó khăn trong việc tính tốn giá trị tổn thất.

Theo giám đốc ban bảo hiểm tài sản kỹ thuật của một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, do ý thức người mua bảo hiểm thấp nên nếu nhìn một cách tổng thể, những quy định mới này cũng khơng gây "biến động" nhiều đến tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ trên thị trường. Bởi vì luật quy định phải mua ở mức bắt buộc nhưng nếu quy định mà khơng có chế tài cụ thể về hình phạt, trong khi lực lượng quản lý chức năng lại khơng kiểm sốt chặt chẽ thì vẫn rất khó để phát triển và khai thác nghiệp vụ này.

- Rủi ro ngày một tăng xuất phát từ việc đa số cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ thuê mặt bằng chủ yếu là các kho trước đây để sản xuất, hoặc các cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng thiếu diện tích mặt bằng xây dựng nên lắp đặt máy móc thiết bị với mật độ quá dày, nguyên liệu bán thành phẩm khơng có chỗ chứa thường được để chung trong xưởng sản xuất, hệ thống máy móc thiết bị quá cũ kỹ, lạc hậu, hệ thống đường dây điện cũ kỹ không chịu được áp lực quá tải.

Cùng với đó là sự biến đổi khí hậu tồn cầu cũng làm rủi ro từ thiên tai hay trái đất hiện nay đang dần nóng lên sẽ làm nguy cơ cháy, nổ, giông tố, bão lụt, lũ … xảy ra ngày càng nhiều và mức độ gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Việt Nam được xếp vào diện một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu nặng nề nhất thế giới.

- Cuối cùng, bởi VNI Âu Lạc chỉ mới hoạt động được hơn 1 năm nên việc phải cạnh tranh với các đối thủ lớn trên địa bàn Hà Nội là rất khó khăn. Vì vậy, tất cả các thành viên trong công ty cần phải nỗ lực hơn các doanh nghiệp khác thì mới có thể có chỗ đứng trên thị trường dù mình cịn non trẻ.

Như vậy, tất cả những thuận lợi và khó khăn trên thì VNI Âu Lạc cần thúc đẩy hoạt động khai thác BH HH&CRRĐB bởi thị trường này vẫn còn rất tiềm năng để khơng chỉ VNI Âu Lạc nói riêng mà cả các DNBH phi nhân thọ có thể khai thác và phát triển sản phẩm BH này.

2.2.2 Thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo hiểm Hàng không Âu Lạc (2020-2021). ro đặc biệt tại Công ty Bảo hiểm Hàng khơng Âu Lạc (2020-2021).

2.2.2.1. Quy Trình khai thác BH HH&RRĐB của VNI Âu Lạc.

Hình 1.3. Sơ đồ Quy trình khai thác Bảo hiểm HH&RRĐB của VNI Âu Lạc.

Trên cơ sở công ty xây dựng quy trình khai thác BH HH&RRĐB ở chương 1, VNI Âu Lạc đã hướng dẫn các khai thác viên thực hiện và tn thủ theo đúng quy trình. Chính vì vậy, cơng ty đã mang về nhiều khách hàng qua sự áp dụng quy trình đó. Do đó chúng ta cùng đi đánh giá về thực trạng hoạt

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại bảo hiểm hàng không âu lạc luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 39)