Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 28)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.3 Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

1.3.2.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng của NHTM mà các TCTD phi ngân hàng khơng có. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi có thể thực hiện bằng một trong hai cách là huy

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm.

Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi mà khách hàng, là cá nhân hoặc tổ chức,

gửi tại ngân hàng với mục đích để được ngân hàng cung cấp cho mình những dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Để thực hiện được nghiệp vụ thanh toán này, khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh tốn ở ngân hàng. Số dư có trên tài khoản này có thể do khách hàng nộp tiền mặt vào hoặc có thể do khách hàng nhận chuyển khoản từ đơn vị khác sang.

Đối với tiền gửi thanh tốn, mặc dù việc gửi và rút tiền có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, ngân hàng khó xác định trước, nhưng trên thực tế ln có sự chênh lệch về thời gian và số lượng giữa việc gửi và rút tiền, cho nên tại mỗi ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi khơng kỳ hạn và ngân hàng có thể sử dụng để cho vay ngắn hạn nhưng rủi ro rất cao, do đó ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn so với các loại tiền gửi khác.

Mặt khác, do mục đích chính của loại tiền gửi này là để thanh toán nên ngân hàng trả lãi rất thấp hoặc thậm chí khơng trả lãi. Chính vì vậy, lãi suất khơng phải là cơng cụ để thu hút nguồn vốn này mà cơng cụ chính là dịch vụ ngân hàng cung cấp kèm theo phải có nhiều tiện ích, an tồn, nhanh chóng và chính xác.

Ở Việt Nam, do người dân chưa có thói quen sử dụng tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng nên để thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn trả lãi đối với tài khoản tiền gửi thanh toán. Tuy mức lãi suất áp dụng thường rất thấp, khoảng 0,25 – 0,3%/tháng, so với lãi suất của những loại tiền gửi khác nhưng đổi lại khách hàng sẽ được hưởng một mức phí dịch vụ ưu đãi hơn so với khi nộp tiền mặt trực tiếp. Chẳng hạn, hiện nay NHNo&PTNT VN quy định nếu khách hàng gửi tiền vào tài khoản trên 3 ngày thì khi chuyển tiền sẽ được hưởng mức phí là 0,05% trên số tiền chuyển thay vì là mức phí 0,08% nếu nộp tiền mặt.

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của từng khách hàng thường không lớn nhưng do là trung tâm tập trung tiền tệ và cung cấp dịch vụ thanh tốn nên NHTM có số lượng khách hàng rất đông khiến cho tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả khách hàng trở nên lớn đáng kể. Hơn nữa, tiền gửi thanh tốn là loại nguồn vốn huy động có chi phí sử dụng vốn (chi phí trả lãi) rất thấp. Vì vậy, các ngân hàng nên tập trung huy động nguồn vốn này để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của bản thân ngân hàng.

Hiện nay trong loại hình tiền gửi thanh tốn, các NHTM ngày càng chú trọng phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân, là tài khoản được mở cho khách hàng cá nhân có nhu cầu nhận chuyển tiền vào tài khoản, chẳng hạn như nhận tiền lương hàng tháng, nhận tiền chuyển từ nước ngồi hoặc từ cá nhân trong nước. Thơng thường, số dư tài khoản này tăng lên khi khách hàng nhận tiền và giảm dần khi khách hàng rút tiền để chi tiêu. Mặc dù số dư trên tài khoản tiền gửi cá nhân thường không lớn nhưng với số lượng tài khoản rất lớn thì ngân hàng có thể huy động được khối lượng vốn không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động.

Trong những năm gần đây, số lượng tài khoản này ở các NHTM không ngừng tăng lên nhờ có sự phối hợp tốt giữa NHTM với các doanh nghiệp cũng như các tổ chức khác trong việc triển khai mở tài khoản và trả lương trực tiếp cho nhân viên vào tài khoản. Mặt khác, các NHTM đã khá thành cơng trong việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt và ngày càng thu hút được nhiều người sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, những nỗ lực này của các NHTM chỉ mới thu hút được tầng lớp nhân viên, sinh viên và cư dân đô thị chứ chưa thu hút được đại bộ phận dân chúng sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân. Còn một phần lớn tầng lớp dân cư khác như giới hưu trí, người dân lao động phổ thông, nông dân sống ở nông thôn… chưa sử dụng phổ biến tài khoản tiền gửi cá nhân này.

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

cho một sổ tiết kiệm. Trong thời gian gửi tiền, sổ tiết kiệm có thể dùng làm vật cầm cố hoặc được chiết khấu để vay vốn ngân hàng.

Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ và tiền gửi tiết kiệm khác.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn dành cho khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an tồn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này (khoảng 0,3 – 0.35%/tháng)

Với sổ tiền gửi tiết tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch. Tuy nhiên, khác với hình thức tài khoản tiền gửi cá nhân, mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như trong trường hợp tài khoản tiền gửi thanh toán.

Mặc dù số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng thường không lớn (do chỉ được hưởng lãi suất ở mức thấp) nhưng nếu ngân hàng thu hút được số lượng khách hàng khá lớn thì tổng khối lượng vốn huy động qua hình thức tiền gửi này có thể trở nên đáng kể.

Tiền gửi tiết kiệm định kỳ

Tiền gửi tiết kiệm định kỳ dành cho khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an tồn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai.

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

Theo nguyên tắc đối với loại tiền gửi này, khách hàng chỉ có thể rút tiền theo thời hạn đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trên thực tế do áp lực của cạnh tranh mà các ngân hàng thường cho phép rút trước hạn nhưng khách hàng chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn hoặc hưởng mức lãi suất tùy thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng và loại kỳ hạn do ngân hàng quy định.

Đối với các ngân hàng, tiền gửi định kỳ là nguồn vốn tương đối ổn định trong kinh doanh, do đó lãi suất mà các ngân hàng chi trả cho loại tiền gửi này cao hơn lãi suất chi trả cho tiền gửi thanh tốn. Để khuyến khích khách hàng gửi tiền theo kỳ hạn dài, ngân hàng thường áp dụng nguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. Mặt khác, lãi suất còn thay đổi tùy thuộc loại tiền gửi tiết kiệm là VND, USD, EUR hay vàng và tùy theo uy tín, rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi.

Tiền gửi tiết kiệm định kỳ có thể phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào thời hạn có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn tuần (1, 2, 3 tuần); kỳ hạn nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng (từ 1 đến 12 tháng) và kỳ hạn lớn hơn 12 tháng (13, 15, 18, 24, 36, 48 hoặc 60 tháng).

Nếu căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành ba loại tiền gửi là tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ (còn gọi là lĩnh lãi trước), tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ và tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ (tháng, quý hoặc 6 tháng lĩnh lãi một lần).

Tiền gửi tiết kiệm định kỳ có chi phí sử dụng vốn khá cao. Đa số khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiền này nhằm mục đích hưởng lãi, do đó, lãi suất cao sẽ là một trong những động lực để thu hút nguồn vốn này.

Các loại tiết kiệm khác

Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm khơng kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ, hầu hết các NHTM đều thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm mua nhà, mua ô tô… với những đặc điểm riêng biệt nhằm làm cho sản phẩm của mình ln được

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

đổi mới, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh của mình so với các NHTM khác.

1.3.2.2 Huy động vốn qua phát hành các loại giấy tờ có giá

Ngồi việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm, các NHTM cịn có thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại giấy tờ có giá.

Với việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khả năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng. Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàng đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn với thời hạn giải ngân nhanh của khách hàng, hay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong tồn hệ thống mà vẫn cịn thiếu và được sự đồng ý của Thống đốc NHNN.

Ở Việt Nam, việc phát hành giấy tờ có giá hiện nay được áp dụng theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/03/2008 của Thống đốc NHNN. Quyết định này đã từng bước thiết lập sự đồng bộ giữa các quy định về phát hành giấy tờ có giá của TCTD với các quy định của Luật Chứng khoán năm 2006 về phát hành chứng khốn ra cơng chúng. Đặc biệt, văn bản này đã quy định thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế chưa quy định hoặc quy định chưa rõ, chẳng hạn như quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và chứng quyền của TCTD cổ phần, việc áp dụng cơ chế phát hành thông qua tổ chức làm đại lý hoạc tổ chức trung gian bảo lãnh phát hành chứng khoán…

Theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN, giấy tờ có giá là chứng nhận của

TCTD phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện cam kết khác giữa TCTD với người mua.

Giấy tờ có giá có thể phân thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia giấy tờ có giá thành giấy tờ có giá ghi danh và giấy tờ có giá vơ

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

danh. Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vơ danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ, khơng ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vơ danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ nó.

Căn cứ vào loại công cụ trên thị trường vốn, giấy tờ có giá có thể chia thành giấy tờ có giá thuộc cơng cụ nợ như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu; và giấy tờ có giá thuộc cơng cụ vốn như cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu thường.

Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá có thể chia thành hai loại tương ứng với thời hạn huy động vốn là giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có giá dài hạn.

Huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá

Việc huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá đầu tiên xuất phát từ nhu cầu đầu tư ngắn hạn của các nhà đầu tư rất khác nhau nên cần có nhiều hình thức khác nhau để thu hút, thứ hai là do tập quán và trình độ phát triển của thị trường vốn ngắn hạn có những đặc điểm như sau:

− Huy động tiền gửi tiết kiệm thích hợp ở những nước có thị trường tiền tệ chưa phát triển (như ở Việt Nam), trong khi huy động vốn ngắn hạn thơng qua giấy tờ có giá thích hợp hơn ở những nước có thị trường tiền tệ phát triển (như ở Mỹ).

− Ở những nước có thị trường tiền tệ phát triển, giấy tờ có giá thường có tính thanh khoản cao hơn tiền gửi tiết kiệm, trong khi ở những nước có thị trường tiền tệ kém phát triển thì ngược lại.

Ở Việt Nam từ trước đến nay hầu như tất cả các NHTM đều huy động vốn ngắn hạn phổ biến qua hình thức tiền gửi và tiết kiệm, chỉ có vài ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank và Agribank có huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá. Điều này xuất phát từ thói quen của cả hai phía, ngân

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

các hình thức huy động vốn mới. Mặt khác, do thị trường tiền tệ Việt Nam kém phát triển nên thường huy động vốn qua các loại giấy tờ có giá có chi phí cao hơn là huy động tiền gửi. Nhà đầu tư dễ chấp nhận gửi tiền với lãi suất thấp hơn là mua chứng chỉ tiền gửi hay kỳ phiếu vì họ kỳ vọng tiền gửi có thanh khoản và an tồn hơn các loại giấy tờ có giá.

Để huy động vốn ngắn hạn, các NHTM có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 1 năm, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn

ngắn hạn, trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi kỳ phiếu đến hạn.

Ngồi kỳ phiếu, các NHTM cịn có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn. Ở Việt Nam thời gian qua, các NHTM cổ phần ít khi sử dụng công cụ huy động vốn ngắn hạn này. Trong khi đó, các NHTM Nhà nước sử dụng thường xuyên hơn.

Các loại kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi chỉ thích hợp đối với nhu cầu huy động vốn ngắn hạn của NHTM. Từ thực tiễn hoạt động cho thấy, các NHTM cần khối lượng vốn rất lớn và có nhu cầu huy động vốn dài hạn hơn, đôi khi lên đến 10, 15 hoặc 20 năm. Để đáp ứng nhu cầu huy động vốn dài hạn, NHTM có thể phát hành trái phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi.

Huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá

Trái phiếu do ngân hàng phát hành có thể được xem như là một loại trái

phiếu cơng ty. So với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng rủi ro hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn so với trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu kho bạc. Ở Việt Nam thời gian qua, các NHTM quốc doanh như Vietcombank, Vietinbank và Agribank đều có phát hành trái phiếu huy động vốn dài hạn, trong

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

khi các NHTM cổ phần ít khi phát hành trái phiếu mà chủ yếu phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Tháng 10 năm 2006, NHNo&PTNT VN phát hành trái phiếu để huy động vốn dài hạn có tên gọi Trái phiếu Agribank. Trái phiếu Agribank được phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 28)