Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 60)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

2.2 Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng

NGÂN HÀNG

2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội năm 2007 và những tháng đầu năm 2008

Năm 2007, mặc dù có những tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới và thiên tai, dịch bệnh trong nước nhưng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội vẫn đạt được khá toàn diện so với kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 khá cao (21,9%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 16,4%, đạt tới 44% GDP. Cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 20,3 tỷ USD, vốn đầu tư gián tiếp đạt 5,7 tỷ USD, kiều hối đạt 9 tỷ USD và vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đạt 5,4 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tiếp tục đà tăng trưởng của những năm trước đó và đạt 8,5%.

Tuy nhiên, trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và với nền kinh tế còn nhỏ bé, nhiều bất cập, nền kinh tế nước ta cũng đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém của mình như tình trạng nhập siêu (cán cân tài khoản vãng lai năm 2007 thâm hụt đến 6,99 tỷ USD hay 9,85% GDP) và lạm phát tăng cao nhất trong 10 năm gần đây (12,63%), làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế và đời sống của nhân dân.1

Số liệu của Tổng cục thống kê ở bảng 2.3 dưới đây cho thấy, trong năm 2007 chi tiêu xã hội đã tăng lên nhanh chóng (tăng từ 273 ngàn tỷ lên đến 634 ngàn tỷ đồng), đầu tư của Chính phủ tăng từ 125 ngàn tỷ lên 200 ngàn tỷ đồng, tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài (FDI và FII) tăng từ 11,4 tỷ USD lên đến 24 tỷ USD. Thêm vào đó, mức tăng trưởng tín dụng rất “nóng” lên đến gần 40% năm 2007, nguồn vốn tín dụng đổ vào thị trường chứng khoán và đặc biệt là thị trường bất động sản được xem là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình lạm phát gia tăng trong năm 2007.

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Bảng 2.3: Một số thông tin kinh tế vĩ mô Việt Nam 2002 – 2007.

Thông số 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GDP (tỷ VNĐ, theo giá 1994)

313.247 336.242 362.435 393.031 425.135 461.189

Lạm phát (%) 4,00 3,00 9,50 8,40 8,25 12,68

Lãi suất cơ bản (%) 7,20 7,5 7,5 8,25 8,25 8,75 Kim ngạch xuất khẩu

(triệu USD) 16.706,10 20.149,30 26.485,00 32.447,10 39.826,20 48.387,00 Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD) 19.745,60 25.255,80 31.968,80 36.761,10 44.891,10 60.830,00 Tiêu dùng xã hội (tỷ VNĐ, theo giá 1994) 205.114,00 221.262,00 237.262,00 254.484,00 273.585,00 624.432,00 Chi tiêu Chính phủ (tỷ VNĐ, giá 1994) 20.496,00 21.970,00 23.678,00 25.620,00 27.797,00 33.134,02 Đầu tư Chính phủ (tỷ VNĐ, theo giá 1994) 86.677,00 95.417,00 105.082,00 115.196,00 125.413,00 200.000,00 ODA (triệu USD) 2.600,00 2.830,00 3.400,00 3.500,00 3.745,00 4.445,00 FDI (triệu USD) 2.998,80 3.191,20 4.547,60 6.839,8 10.200,00 17.856,00 FII (triệu USD) 35,99 73,4 168,26 1.196,97 1.240,00 6.200,00

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Bước sang năm 2008, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao ở hầu hết các nước, giá dầâu và lương thực tăng đột biến (dầu mỏ tăng 40,5%, gạo tăng 120%), hệ thống tài chính, ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, thương mại toàn cầu sụt giảm. Kinh tế trong nước tiếp tục đà tăng trưởng, xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng ở mức cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư. Tuy nhiên, nổi lên là tình hình lạm phát tăng cao (6 tháng đầu năm là 18,1%), thâm hụt thương mại tăng lên (6 tháng đầâu năm là hơn 14 tỷ USD), cùng với sự sụt giảm của TTCK, thị trường bất động sản đã đe dọa sự ổn định của kinh tế vĩ mô, tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống tâm lý xã hội, môi trường đầu tư. 2

2.2.2 Hoạt động của các NHTM năm 2007 và những tháng đầu năm 2008

Năm 2007, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đã đạt được những kết quả khả quan và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế. Nguồn vốn huy động của năm 2007

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

qua hệ thống ngân hàng tăng 39,6% so với cuối năm 2006 và là năm có tốc độ tăng huy động vốn cao nhất so với nhiều năm trước đây. Tổng dư nợ cho vay tồn hệ thống tính đến ngày 31/12/2007 tăng 37,8% so với năm 2006, vượt 17% so với chỉ tiêu kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2%.

Trong năm 2007, tất cả các NHTM đều phát triển bền vững và hiệu quả, đạt lợi nhuận cao. Trong đó, khối NHTM cổ phần có tốc độ phát triển nhanh nhất. Khối NHTM nhà nước có tốc độ tăng trưởng bình qn 20%, riêng Vietcombank có tốc độ tăng dư nợ cho vay và đầu tư lên tới trên 39% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, cao nhất trong khối. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh lớn nhất vẫn thuộc về NHNo&PTNT VN với nguồn huy động đạt 295.048 tỷ đồng, tăng 26,1% so với năm 2006, dư nợ cho vay đạt 242.180 tỷ đồng, ước tính chiếm khoảng trên ¼ thị phần cho vay của tồn hệ thống NHTM Việt Nam.3

Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế những tháng đầu năm 2008 không thuận lợi, song do chủ động linh hoạt nên tính đến cuối tháng 5/2008, hoạt động của hệ thống NHTM đã đạt được những kết quả khả quan. So với cuối năm 2007, tổng tài sản có của tồn hệ thống các NHTM tăng 7,39%, vốn chủ sở hữu tăng 15,5% (trong đó vốn điều lệ tăng 8,77%). Cũng tính đến thời điểm này, chênh lệch thu nhập – chi phí của hệ thống các NHTM đạt hơn 16.000 tỷ đồng, hệ số thu nhập sau thuế so với tài sản có (ROA) đạt 0,84%, hệ số thu nhập trước thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 8,85%.

Tuy nhiên, tình hình hoạt động của các NHTM năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 chịu ảnh hưởng khơng nhỏ của tình hình tài chính quốc tế, biến động về việc liên tục giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và việc NHNN Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát.

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Với quyết tâm kiềm chế lạm phát, ngay từ đầu năm 2008, NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tiền tệ thắt chặt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sửa đổi cơ chế cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cảnh báo cho vay kinh doanh bất động sản, tăng các lãi suất chủ đạo của NHNN, phát hành tín phiếu bắt buộc… Động tác đầu tiên là việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD của NHNN theo Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008. Theo quyết định này, dự trữ của các TCTD tăng thêm 1% so với trước. Đây có lẽ là tác động mạnh nhất đến các NHTM. Nhiều NHTM (nhất là các NHTM cổ phần) bắt đầu gặp khó khăn về khả năng thanh khoản, phải tăng cường huy động vốn và cuộc đua lãi suất bắt đầu từ đó, đồng thời một số NHTM lớn (chủ yếu là các NHTM nhà nước) tăng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng.

Bảng 2.4: Mức thay đổi dự trữ bắt buộc từ năm 2004 đến năm 2008

Văn bản Loại TCTD

Tiền gửi VNĐ Tiền gửi ngoại tệ

Dưới 12

tháng 12 tháng trở lên Dưới 12 tháng 12 tháng trở lên 796/QĐ-NHNN ngày

25/06/2006

Các NHTM nhà nước (không bao gồm NHNo&PTNT), NHTM cổ phần đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính 5% 2% 8% 2% 1141/QĐ-NHNN ngày 28/05/2007 10% 4% 10% 4% 187/QĐ-NHNN, áp dụng từ 01/02/2008 11% 5% 11% 5% 796/QĐ-NHNN ngày 25/06/2006

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

4% 2% 8% 2% 1141/QĐ-NHNN ngày 28/05/2007 8% 4% 10% 4% 187/QĐ-NHNN, áp dụng từ 01/02/2008 8% 4% 10% 4% 796/QĐ-NHNN ngày

25/06/2006 NHTM cổ phần nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

2% 2% 8% 2%

1141/QĐ-NHNN

ngày 28/05/2007 4% 4% 10% 4%

187/QĐ-NHNN, áp

dụng từ 01/02/2008 4% 4% 10% 4%

( Nguồn: Tổng hợp từ website của NHNN – www.sbv.gov.vn)

Ngày 30/01/2008, NHNN ban hành Quyết định số 305/QĐ-NHNN về điều chỉnh lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 8,75% và Quyết định số 306/QĐ- NHNN về điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, theo đó lãi suất tái cấp vốn là 7,5% và lãi suất chiết khấu là 6,0%/năm. NHNN vẫn duy trì thị

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

trường mở với việc cung ứng 20.000 tỷ đồng để hỗ trợ các TCTD giải quyết tình trạng mất cân đối vốn khả dụng tạm thời, song những ngân hàng nhỏ vẫn không thể tiếp cận được với thị trường này vì khơng đủ điều kiện (khơng có nguồn vốn để dự trữ giấy tờ có giá).

Tiếp theo ngày 13/02/2008, NHNN ban hành Quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn 364 ngày (một năm), lãi suất 7,8%/năm, ngày phát hành 17/03/2008. Tín phiếu NHNN được phân bổ cho 41 NHTM theo quy mô tỷ trọng vốn huy động bằng đồng Việt Nam ( 4 NHTM nhà nước, 28 NHTM cổ phần, 7 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh và cơng ty Tài chính Dầu khí), nhưng lại khơng được sử dụng để giao dịch tái cấp vốn. Đó là những ngân hàng vẫn còn khá dồi dào nguồn vốn. Nhưng sau khi chấp hành quy định tăng dự trữ bắt buộc và mua tín phiếu bắt buộc theo quy định này làm cho một số NHTM đã khó khăn nay lại khó khăn hơn, trong khi trước đó đã “mạnh tay” đầu tư vào TTCK và bất động sản. Cuộc đua lãi suất càng trở nên quyết liệt hơn làm náo loạn thị trường tiền tệ khi người dân ào ạt rút tiền từ ngân hàng có lãi suất thấp sang gửi ở các ngân hàng có lãi suất cao hơn, các ngân hàng thiếu thanh khoản buộc phải vay qua đêm và đấu thầu trên thị trường mở với lãi suất cao ngất ngưởng, ngày 19/02/2008 đã lên đến đỉnh 43%/năm.

Trước tình hình bất ổn này, ngày 26/02/2008, NHNN phải ra công điện số 02, yêu cầu các TCTD không được huy động lãi suất tiết kiệm với lãi suất vượt quá 12%/năm, đồng thời Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức thỏa thuận giữa các hội viên thực hiện mức lãi suất không quá 11%/năm. Cơng điện 02 có thể xem là một giải pháp tình thế trước tình trạng di chuyển vốn một cách bất thường và đầy rủi ro của các ngân hàng trong cuộc đua lãi suất chưa có điểm dừng.

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

thực sự gây khó khăn cho các ngân hàng, đặc biệt là các NHTM cổ phần nhỏ khi không thể dùng lãi suất là công cụ cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong việc huy động vốn. Nhiều ngân hàng nhỏ đã phải dùng đến biện pháp tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên đến 10% - 11%/năm hoặc đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi làm cho mức lãi suất huy động thường trên 12%/năm, thậm chí có nơi lên đến 13-14%/năm. Tuy vậy, nhiều ngân hàng vẫn không đủ nguồn vốn để cho vay, một số ngân hàng, chủ yếu là NHTM cổ phần có quy mơ nhỏ vẫn cịn trong tình trạng thiếu khả năng thanh khoản, phải “chạy đôn, chạy đáo” để vay, trong khi đó những ngân hàng này vẫn không đủ điều kiện tiếp cận thị trường mở, nhưng NHNN chưa kịp thời thực hiện các biện pháp tháo gỡ.

Để tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, ngày 16/05/2008, NHNN ban hành Quyết định số 16/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, Quyết định số 1099/QĐ-NHNN về lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, Quyết định số 1098/QĐ-NHNN lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Quyết định số 16 nêu trên là một sự đổi mới cơ bản trong việc điều hành lãi suất của NHNN, chính thức dỡ bỏ trần lãi suất 12%/năm để thực hiện cơ chế lãi suất theo các quy định của pháp luật và đó là thực hiện theo cơ chế thị trường.

Với dự báo xu hướng biến động trong thời gian tới của lạm phát, cung cầu vốn thị trường, tỷ giá… và tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm, ổn định kinh tế vĩ mô, ngày 10/06/2008 Thống đốc NHNN đã ban hành các Quyết định số 1316/QĐ-NHNN và Quyết định số 1317/QĐ-NHNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/06/2008, về điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu.

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Bảng 2.5: Mức thay đổi các loại lãi suất của NHNN Việt Nam trong năm 2008

Lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất chiết khấu

Giá trị (%/năm) Văn bản Giá trị (%/năm) Văn bản Giá trị (%/năm) Văn bản 8,75 305/QĐ-NHNN ngày 30/01/2008 7,5 306/QĐ-NHNN ngày 30/01/2008 6,0 306/QĐ-NHNN ngày 30/01/2008 12 1099/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 13 1098/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 11 1098/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 14 1316/QĐ-NHNN ngày 10/06/2008 15 1317/QĐ-NHNN ngày 10/06/2008 13 1317/QĐ-NHNN ngày 10/06/2008

( Nguồn: Tổng hợp từ website của NHNN – www.sbv.gov.vn)

2.2.3 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội đến huy động vốn của NHNo&PTNT VN NHNo&PTNT VN

Trong những năm gần đây NHNo&PTNT VN phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt khơng chỉ của các NHTM mà cịn của rất nhiều kênh huy động vốn khác trên thị trường.

Trong năm 2007, tuy chịu ảnh hưởng nhiều bởi các tác động của nền kinh tế trong nước và thế giới nhưng NHNo&PTNT VN vẫn đạt được kết quả tăng trưởng nguồn vốn khá cao, thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh, tạo tiền đề để NHNo&PTNT VN tiếp tục phát triển ổn định và bền vững.

Trong những tháng đầu năm 2008, cùng với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế và tỷ lệ lạm phát ngày càng gia tăng, hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN gặp khơng ít khó khăn. Tuy NHNo&PTNT VN không phải điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mua tín phiếu phát hành ngày 17/03/2008 nhưng NHNo&PTNT VN vẫn khơng thể nằm ngồi cuộc đua lãi suất giữa các NHTM.

Khoảng cuối tháng 2 năm 2008, do áp lực phải tăng mức dự trữ bắt buộc và phải có đủ vốn để mua tín phiếu bắt buộc, các NHTM cổ phần đồng loạt “châm ngòi” cho cuộc đua tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng.

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Bảng 2.6: Lãi suất tiết kiệm của một số NHTM TPHCM 19 giờ ngày 26/02/08

Kỳ hạn Lãi suất tiết kiệm

1 tháng 3 tháng 9 tháng 12 tháng

Kỹ thương 14,2%/năm 14,2%/năm 14,2%/năm 14,2%/năm

Đông Á 11,4%/năm 12,36%/năm 12,72%/năm 13,56%/năm

An Bình 13,65%/năm 13,8%/năm 13,8%/năm

Đông Nam Á 14,4%/năm 14,4%/năm 14,4%/năm 14,4%/năm

(Nguồn: Tổng hợp các trang web của các ngân hàng)

Cùng với tình hình lạm phát ngày càng gia tăng tác động đến tâm lý người gửi tiền, mức lãi suất huy động tăng cao và thực sự hấp dẫn khách hàng như ở bảng trên đã khiến nhiều người đổ xô đi rút tiền gửi từ NHNo&PTNT VN để chuyển sang gửi ở các ngân hàng có lãi suất cao hơn. Vì vậy, cho dù NHNo&PTNT VN có vốn khả dụng khá vẫn phải tăng lãi suất huy động để tránh bị mất thị phần và để ổn định nguồn vốn huy động. Thực tế, có những NHTM quốc doanh mỗi ngày bị rút tới 20 ngàn tỷ đồng.

Khi mức trần lãi suất 12%/năm được đưa ra, các NHTM khơng cịn được cạnh tranh bằng lãi suất nên đã chuyển sang cạnh tranh bằng cách đồng loạt mở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 60)