Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 88)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

2.5 Đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT VN

2.5.3.3 Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường

Trong những năm gần đây, “làn sóng” các NHTM cổ phần mở chi nhánh, phòng giao dịch về tận các huyện, thị xã, vốn là thị trường truyền thống của NHNo&PTNT VN, làm cho thị phần huy động vốn của NHNo&PTNT VN có nguy cơ thu nhỏ lại. Trong quá trình cạnh tranh huy động vốn, mở rộng thị phần tiền gửi, một số NHTM cổ phần đưa ra nhiều hình thức tiếp thị ngày càng quyết liệt hơn và đua nhau tăng lãi suất huy động lên rất cao mà không dựa trên cơ sở cung cầu về vốn làm cho mặt bằng lãi suất tăng lên và gây ra sự rối loạn trên thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó, với ưu điểm về quy mơ nhỏ, gọn và cịn ít chi nhánh nên việc áp dụng công nghệ mới và đưa ra các dịch vụ ngân hàng hiện đại dễ dàng hơn, đã thu hút một lượng lớn khách hàng, trong đó có cả khách hàng truyền thống của NHNo&PTNT VN, như các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực thành thị và nông thôn, sang quan hệ giao dịch.

Bên cạnh đó, theo cam kết của Chính phủ Việt Nam khi gia nhập WTO về lộ trình mở cửa của ngành ngân hàng, ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Với thương hiệu uy tín, cơng nghệ hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đặt biệt là trong hoạt động thanh toán quốc tế… là những thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng nước ngoài với đối tượng phục vụ chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có vốn nước ngồi đầu tư.

Hơn nữa, ngồi sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM, hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN còn bị cạnh tranh quyết liệt bởi nhiều kênh huy động vốn khác trên thị trường với lãi suất cao hơn lãi suất cùng kỳ hạn của NHNo&PTNT VN như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu của Quỹ hỗ trợ phát triển, tiết kiệm bưu điện…

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

2.5.3.4 NHNN chưa thực hiện tốt vai trị của mình.

Thực tế trong những tháng đầu năm 2008 cho thấy, thị trường cho vay qua đêm chưa phát huy được vai trò là kênh bù đắp thiếu hụt vốn thanh toán tạm thời cho các NHTM mà chỉ thực hiện khi giải quyết “tình huống đột xuất” về thanh khoản của các NHTM. Mức lãi suất cho vay qua đêm (thuộc thị trường sơ cấp) đơi khi cịn cao hơn mức lãi suất cho vay tốt nhất đối với khách hàng của một số NHTM. Hơn nữa, trên thị trường liên ngân hàng, về nguyên lý NHNN là người đi vay và cho vay cuối cùng can thiệp về cung cầu vốn, từ đó can thiệp lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường này hiện nay chủ yếu do các NHTM giao dịch vay mượn vốn trực tiếp lẫn nhau, NHNN không nắm cụ thể và kịp thời doanh số giao dịch của thị trường và hầu như cũng ít có hoạt động cho vay hay đi vay cuối cùng can thiệp.

2.5.3.5 Người dân chưa quen với các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên phải kể đến một nguyên nhân khác là hiện nay, số lượng khách hàng sử dụng các tiện ích, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại còn chưa cao so với thực tế quy mô dân số của Việt Nam. Đây là một thực tế vì thu nhập của đa số người dân chưa cao cùng với thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư tác động đến quan hệ giao dịch với ngân hàng, đến việc mở và sử dụng tài khoản, hạn chế việc sử dụng thẻ ngân hàng và các dịch vụ tiện ích khác. Sự phối hợp của một số cơ quan, tổ chức có số thu và chi bằng tiền mặt lớn, ổn định như thuế, hải quan, kho bạc, điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thơng… với các NHTM thiếu chặt chẽ, do đó thanh toán và cất trữ tiền mặt trong nền kinh tế và trong dân cư còn rất lớn. Hơn nữa, do đời sống của người dân trên một số địa bàn hoạt động của các chi nhánh NHNo&PTNT VN còn nghèo, nhất là đối với khu vực miền núi, cao nguyên, vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh, nên khả năng huy động vốn trong dân cư của những khu vực này còn nhiều hạn chế, các

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

chi nhánh này thường thiếu vốn phải sử dụng nguồn vốn của ngân hàng cấp trên để mở rộng tín dụng.

2.5.3.6 Đường truyền dữ liệu cịn chậm, dễ bị nghẽn mạch.

Đường truyền dữ liệu của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT VN nói riêng phụ thuộc vào chất lượng của ngành bưu chính viễn thơng. Sự nghẽn mạch hoặc tốc độ đường truyền chậm thường xuyên xảy ra, nhất là hiện nay ngày càng có nhiều chi nhánh của NHNo&PTNT VN trực tiếp kết nối với nhau. Vì vậy, làm hạn chế hiệu quả hoạt động dịch vụ của NHNo&PTNT VN, nhất là dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền… làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn.

2.5.3.7 Các sản phẩm huy động vốn chưa phong phú, đa dạng.

Các sản phẩm huy động vốn của NHNo&PTNT VN thường là những sản phẩm truyền thống, không đáp ứng kịp thời theo sự thay đổi và phát triển của thị trường và thường đi sau các ngân hàng khác, đặc biệt là đối với các NHTM cổ phần. Hơn nữa, các sản phẩm huy động vốn của NHNo&PTNT VN cung cấp ra thị trường thường mang tính đại trà cho tất cả các khách hàng, ít có sự phân biệt tới từng nhóm đối tượng khách hàng.

2.5.3.8 Chính sách lãi suất chưa thực sự hấp dẫn khách hàng.

NHNo&PTNT VN là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động thường thấp hơn hơn rất nhiều so với các NHTM khác và thường không theo kịp diễn biến của thị trường. Trong tình hình lãi suất cao hiện nay, lãi suất là một nhân tố hết sức quan trọng đối với người gửi tiền nhưng chính sách lãi suất của NHNo&PTNT VN thường thay đổi chậm hơn so với các NHTM khác dẫn đến việc nhiều khách hàng, kể cả những khách hàng truyền thống dễ chuyển sang các NHTM khác để gửi tiền.

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

NHNo&PTNT VN đã mở rộng địa bàn hoạt động đưa nguồn vốn tín dụng về tận vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, phải lấy hiệu quả tài chính ở những chi nhánh có mơi trường kinh doanh thuận lợi bù đắp cho những khó khăn tại những chi nhánh có mơi trường kinh doanh bất lợi, đảm bảo sự phát triển hài hòa của toàn hệ thống. Điều này phần nào làm hạn chế năng lực tài chính cũng như năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT VN.

2.5.3.9 Hoạt động marketing còn chưa được chú trọng.

NHNo&PTNT VN với thế mạnh về hình ảnh thương hiệu lớn, lâu năm, mạng lưới hoạt động rộng khắp chiếm thị phần lớn… nhưng một số chi nhánh của NHNo&PTNT VN chưa khai thác triệt để đặc điểm, thế mạnh cạnh tranh này. Các chi nhánh này còn bị động, phụ thuộc vào kế hoạch của Trụ sở chính về chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu ngân hàng, triển khai sản phẩm, dịch vụ mới.

2.5.3.10 Công nghệ ngân hàng chưa đổi mới kịp thời.

Do đặc trưng của NHNo&PTNT VN là có mạng lưới quá rộng lớn với hơn 2200 chi nhánh, phòng giao dịch trải dài từ thành thị đến tận thôn xã, cơ sở dữ liệu khách hàng quá đa dạng và trình độ phát triển giữa các chi nhánh khơng đồng đều nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng công nghệ hiện đại đối với tất cả các chi nhánh, nhất là đối với hoạt động huy động vốn, chẳng hạn như đối với việc triển khai dự án IPCAS (dự án thanh toán nội bộ ngân hàng và khách hàng) của NHNo&PTNT VN. Đây là một trong 7 tiểu dự án trong dự án “hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh tốn Việt Nam” từ nguồn vốn vay của WB. Dự án IPCAS với giá trị vốn đầu tư là 10 triệu USD, chỉ đứng thứ hai sau NHNN và chính thức khởi động từ tháng 03/2003 nhưng cho đến tháng 8 năm 2008, dự án mới chỉ triển khai và áp dụng chủ yếu ở năm thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ và chỉ ở những chi nhánh lớn ở cấp tỉnh, thành phố hay thị xã.

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Việc chậm triển khai dự án IPCAS làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của NHNo&PTNT VN, thời gian chờ đợi trong giao dịch của khách hàng tăng lên, thông tin về khách hàng phân tán và không đầy đủ làm hạn chế việc huy động vốn và sử dụng vốn, thông tin của ngân hàng khơng tập trung và thiếu tính chính xác nên việc quản lý rủi ro là rất khó khăn làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT VN.

Hơn nữa, các chi nhánh của NHNo&PTNT VN tại 5 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ) và các chi nhánh cấp tỉnh, thành phố, thị xã dù đã cố gắng rất nhiều để cải tiến quy trình, đưa ra hình thức giao dịch một cửa, đơn giản hóa thủ tục gửi tiền tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá… nhưng quy trình và thủ tục vẫn cịn chưa được chuẩn hóa và có sự thay đổi giữa các chi nhánh. Quy trình hiện nay được thiết kế theo sự tiện lợi của ngân hàng hơn là của khách hàng.

2.5.3.11 Hoạt động quản trị chưa theo hướng kinh doanh hiện đại

Hoạt động quản trị và điều hành huy động vốn, kinh doanh vốn của NHNo&PTNT VN chưa theo hướng ngân hàng kinh doanh hiện đại. Việc quản lý được thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh doanh, chưa theo nhóm khách hàng nên việc nắm bắt nhu cầu khách hàng để phát triển sản phẩm, dịch vụ cũng như phát triển ra thị trường mới còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý, các phòng nghiệp vụ còn chưa đồng bộ, nhịp nhàng, gây phiền hà, mất thời gian cho khách hàng.

2.5.3.12 Trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh còn hạn chế.

Tuy có một đội ngũ cán bộ cơng nhân viên đơng đảo nhưng cịn một bộ phận cán bộ công nhân viên được đào tạo từ thời bao cấp, có nhiệt tình nhưng do tuổi cao, khơng có khả năng tiếp thu những kiến thức mới, trình độ vi tính, trình độ ngoại ngữ yếu, khó đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ hội nhập, với sự cạnh tranh

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

viên ít hiểu biết cơ chế, chính sách, luật pháp, tác phong làm việc tùy tiện, vi phạm quy trình nghiệp vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày một cách chi tiết kết quả đánh giá thực trạng huy động vốn của NHNo&PTNT VN trong thời gian qua. Đồng thời nghiên cứu và phân tích rõ những tác động của lạm phát đến hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN cũng như những nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, chương 2 cũng đã nêu lên những mặt tích cực cũng như những tồn tại cần khắc phục, tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại để làm cơ sở đưa ra những giải pháp sẽ được trình bày trong chương 3. Mặt khác, kết quả nghiên cứu khảo sát ý kiến của khách hàng trình bày trong chương này có ý nghĩa hết sức quan trọng để NHNo&PTNT VN có những chính sách thích hợp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động của mình một cách ổn định và bền vững trong tình hình lạm phát cao hiện nay.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN VIỆT NAM

TRONG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CAO HIỆN NAY

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Trong chương 1 của Luận văn đã trình bày các vấn đề lý thuyết về nghiệp vụ huy động của NHTM và tác động của lạm phát cao đối với hoạt động huy động vốn của NHTM. Chương 2 đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT VN trong những năm gần đây, đồng thời nghiên cứu và phân tích rõ những tác động của lạm phát đến hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN cũng như những nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng. Dựa trên kết quả khảo sát lý thuyết, phân tích thực tế hoạt động huy động vốn và khảo sát thăm dò ý kiến khách hàng như đã trình bày trong các chương trước, chương 3 sẽ trình bày chiến lược phát triển hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN, từ đó đề xuất một số giải pháp huy động vốn tại NHNo&PTNT VN trong tình hình lạm phát cao hiện nay.

3.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA NHNo&PTNT VN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA NHNo&PTNT VN

NHNo&PTNT VN chủ động xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu cơ bản là: NHNo&PTNT VN phải giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trị cung cấp tín dụng cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn phù hợp với mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn, mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả và phát triển bền vững, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tiện ích đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở thành phố, thị xã, vùng kinh tế nơng thơn, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng trong định hướng hoạt động của NHNo&PTNT VN là tiến hành cổ phần hóa. Đây là nhu cầu cấp thiết đối với NHNo&PTNT VN trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực tài chính, cải cách tồn diện hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, tăng

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

cường sức cạnh tranh… theo hướng hình thành tập đồn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu tại Việt Nam. Theo kế hoạch, trong năm 2008, Agribank sẽ cổ phần hóa các cơng ty trực thuộc sau đó Agribank sẽ thực hiện cổ phần hóa vào cuối năm 2009.

Cơ sở để thực hiện mục tiêu trên là phải triển khai được chiến lược huy động vốn gồm các nội dung cơ bản như phấn đấu thực hiện huy động vốn tăng trưởng với tốc độ bình quân 15 - 20%/năm để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng; đa dạng hóa hình thức huy động vốn, tiếp tục tăng cường tỷ trọng huy động vốn từ dân cư để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định; tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động vốn và cho vay.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu huy động vốn đến năm 2010 của NHNo&PTNT VN

Chỉ tiêu Chiến lược đến 2010

Tổng nguồn vốn 394 – 512 ngàn tỷ VND

Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn 15 – 20%

Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư và tiền gửi

có kỳ hạn trên Tổng nguồn vốn 40 – 50%

Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và số dư tài

khoản thanh toán trên Tổng nguồn vốn 20 – 25%

Trái phiếu trung dài hạn 5%

(Nguồn: Tài liệu triển khai nhiệm vụ kinh doanh của Agribank)

3.2 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH No&PTNT VN TRONG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CAO HIỆN NAY

3.2.1 Giải pháp đối với NHNo&PTNT VN

Định hướng “tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với tăng trưởng nguồn vốn” đã đặt công tác huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN.

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

bằng yếu tố lãi suất thì về lâu dài sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ cho chính bản thân ngân hàng. Do đó, bên cạnh việc áp dụng một chính sách lãi suất linh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 88)