Bài học kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 44)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.6 Bài học kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM trên thế giới

TRÊN THẾ GIỚI

1.6.1 Kinh nghiệm tăng huy động vốn của một số NHTM Mỹ

Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, khi cạnh tranh về lãi suất khơng cịn chiếm ưu thế, các NHTM Mỹ đã sớm nhận ra sự không phù hợp trong chiến lược thu hút thêm khách hàng gửi tiền bằng cách giảm lệ phí hoặc nâng cao lãi suất. Xuất phát từ nhận thức rõ ràng nhu cầu của khách hàng, một phương pháp định giá dịch vụ mới ra đời mang tính cạnh tranh và rất được các nhà quản trị ngân

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

hàng ưa chuộng đó là “phương pháp bảng lệ phí tiền gửi” hay “định giá có điều kiện”

Bảng1.2: Lệ phí tài khoản giao dịch và tài khoản tiết kiệm của hai NHTM Mỹ

Ngân hàng A Ngân hàng B

Tài khoản tiền gửi giao dịch thông thường

- Số dư mở tài khoản tối thiểu: 2.000USD - Nếu số dư hàng ngày nhỏ nhất là: + 600USD hoặc lớn hơn: miễn phí + 300USD-599USD: phí 5USD/tháng + Dưới 300USD: phí 10USD/tháng

- Nếu số dư trung bình tháng là 2.000USD: khách hàng không phải trả lệ phí

- Khơng giới hạn số lần viết séc

Tài khoản tiền gửi giao dịch thông thường

- Số dư mở tài khoản tối thiểu: 1.500USD - Nếu số dư hàng ngày nhỏ nhất là: + 500USD hoặc lớn hơn: miễn phí + Dưới 500USD: phí 3,5USD/tháng

- Số lần viết séc hoặc số lần giao dịch qua ATM > 20 lần/tháng và số dư nhỏ hơn 500USD, lệ phí là 0,15USD cho 1 lần ghi nợ

Tài khoản tiết kiệm thông thường

-Số dư mở tài khoản tối thiểu: 500USD - Phí dịch vụ:

+ Nếu số dư dưới 200USD: 3USD/tháng + Nếu số dư trên 200USD: miễn phí

- Số lần rút tiền lớn hơn 30USD/tháng: 3 lần/tháng

Tài khoản tiết kiệm thông thường

-Số dư mở tài khoản tối thiểu: 100USD - Phí dịch vụ:

+ Nếu số dư dưới 100USD: 2 USD/tháng + Nếu số dư trên 100USD: miễn phí

- Số lần rút tiền lớn hơn 20USD/tháng: 2 lần/tháng

(Nguồn: Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng số 59 tháng 04/2007)

Bảng 1.2 cho thấy hai NHTM với hai chiến lược huy động tiền gửi khác nhau sẽ có những cách “định giá” khác nhau nhằm huy động tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng mình. Phương pháp này ưu thế hơn hẳn so với phí cố định hay miễn phí, cho phép ngân hàng linh hoạt trong xác định lãi suất và chi phí kết hợp gia tăng tiện ích của sản phẩm. Khách hàng chỉ phải trả một khoản lệ phí rất nhỏ thậm chí khơng phải trả nếu số dư của họ cao hơn một mức nhất định. Do đó, mức giá dịch vụ mà khách hàng phải trả phụ thuộc vào việc khách hàng sử dụng tiền đó như thế nào. Q trình tự do lựa chọn này sẽ cung cấp thông tin về thị trường, giúp cho ngân hàng hiểu được hành vi của khách hàng và chi phí cho nguồn tiền gửi, giúp ngân hàng có thể phân loại thị trường tiền gửi thành loại tài khoản có số dư cao, ổn định và những tài khoản có số dư thấp, ít ổn định. Cụ thể, NHTM A

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

thiên về các loại tiền gửi giao dịch có số dư lớn, ít biến động trong khi NHTM B lại thiên về quản lý các loại tiền gửi giao dịch quy mô nhỏ.

Đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn, về ngun tắc, khách hàng khơng được rút tiền trước kỳ hạn đã cam kết. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng nhằm mục tiêu gia tăng tài sản Nợ, các ngân hàng Mỹ cũng “phá lệ” bằng cách cho khách hàng rút tiền trước hạn nhưng có điều kiện. Hiện nay, các ngân hàng Mỹ quy định thời hạn này là 7 ngày báo trước cho ngân hàng về ý định rút tiền, đồng thời khách hàng phải chịu lãi suất thấp, thậm chí bằng lãi suất khơng kỳ hạn. Số lần rút tiền từ tài khoản tiết kiệm cũng có giới hạn tùy theo mức tiền rút.

1.6.2 Kinh nghiệm tăng trưởng nguồn vốn huy động của các NHTM Hàn Quốc. Quốc.

Các NHTM tại Hàn Quốc luôn thận trọng trong khi lựa chọn chiến lược huy động vốn trên cơ sở tính tốn cân nhắc về những chi phí và lợi ích thu được. Chiến lược mà các NHTM hiện đại sử dụng để gia tăng nguồn vốn chủ yếu là chiến lược phát triển nguồn vốn từ các thị trường bán lẻ (khách hàng cá nhân); chiến lược đa dạng hóa các nguồn vốn, giảm sự phụ thuộc vào một số ít nguồn; chiến lược phát triển nguồn vốn dài hạn, lãi suất ổn định.

Những ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc thường hiếm khi sử dụng các giải pháp gia tăng vốn thông qua các thị trường nợ dài hạn mà chủ yếu là dựa vào các thị trường bán lẻ (tiết kiệm cá nhân). Trong khi đó, các NHTM nhỏ, mới thành lập tương đối thành cơng trong việc tìm kiếm các nguồn vốn dài hạn, lãi suất cố định.

1.6.3 Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam

Bài học đầu tiên là mở rộng, đa dạng hóa loại hình tiền gửi để tạo điều kiện

thuận lợi cho khách hàng, đồng thời ln tìm cách kết hợp những ưu điểm của các hình thức giao dịch nhận tiền gửi khác nhau, đặc biệt là tạo khả năng chuyển hoán các kỳ hạn từ giao dịch có kỳ hạn sang giao dịch khơng kỳ hạn và ngược lại.

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần linh hoạt trong việc đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng địi hỏi đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng.

Thứ hai, áp dụng phương pháp định giá có điều kiện đối với các dịch vụ mà

khách hàng sử dụng trên tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm giúp bù đắp những chi phí liên quan đến việc duy trì tài khoản tại ngân hàng.

Các NHTM nên có sự phân biệt về phí theo từng đối tượng khách hàng, theo từng mức số dư, số lần giao dịch, số lần rút séc, thời hạn đến hạn của tiền gửi có kỳ hạn… Đối với tiền gửi thanh tốn, nếu khách hàng duy trì một số dư tối thiểu nào đó sẽ được cung cấp các dịch vụ với mức phí thấp hoặc miễn phí và ngược lại, nếu khách hàng duy trì số dư dưới mức tối thiểu, khách hàng phải trả mức phí cao hơn.

Thứ ba, trên cơ sở phân chia khách hàng theo những tiêu chí trên, quan trọng

nhất là mức độ thường xuyên và số dư tiền gửi, để ngân hàng có chính sách cụ thể đối với từng loại khách hàng. Với từng đối tượng khách hàng, ngân hàng nên có chính sách giá cả hợp lý nhằm khuyến khích tăng số dư tiền gửi của khách hàng. Đặc biệt, chính sách gói sản phẩm ln phải đi liền với chính sách lãi suất và phí dịch vụ. Tổng số dịch vụ của gói sản phẩm dịch vụ sẽ thấp hơn so với việc sử dụng từng sản phẩm đơn lẻ. Với những khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn, có uy tín, các ngân hàng nên sử dụng gói sản phẩm gồm các sản phẩm hiện đại đi kèm với chính sách lãi suất và phí dịch vụ ưu đãi. Bên cạnh các sản phẩm thanh toán truyền thống, các ngân hàng nên tiếp tục triển khai sản phẩm mới dựa trên các kênh phân phối hiện đại như home banking, internet banking để tạo tiện ích trong việc quản trị vốn của những khách hàng này.

Thứ tư, chủ động xây dựng các chiến lược tăng trưởng nguồn vốn huy động

trên cơ sở cân nhắc lợi ích và chi phí, xem xét khả năng hiện tại cũng như lợi thế của ngân hàng. Nếu mở rộng nguồn tiết kiệm thì ngân hàng phải không ngừng nâng cấp hệ thống mạng lưới, tăng cường tiện ích đi kèm, cải tiến công nghệ.

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

Trong khi đó, nếu mở rộng nguồn vốn dài hạn thơng qua các cơng cụ nợ địi hỏi ngân hàng phải có uy tín, chất lượng tín dụng tốt, chi phí dự trữ thanh khoản cao. Sự kết hợp một cách linh hoạt các biện pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động tùy từng giai đoạn phát triển sẽ có khả năng đem lại hiệu quả cao. Trong điều kiện hiện nay, việc các NHTM sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (có thể lên đến 40% theo quy định của NHNN) chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời. Vì vậy, để tạo nguồn vốn ổn định lâu dài, cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, công cụ huy động vốn, tránh phụ thuộc vào một hay một vài loại nguồn vốn.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả trong huy động vốn, các NHTM cần phải nỗ lực không ngừng trong việc cải cách triệt để về quản trị điều hành lẫn các biện pháp tác nghiệp liên quan đến hoạt động huy động vốn dựa trên cơ sở cơng nghệ và kỹ thuật tính tốn hiện đại. Song trong điều kiện Việt Nam, người gửi tiền vẫn quan tâm đến địa điểm giao dịch thuận lợi và sự quen thuộc với ngân hàng khi lựa chọn ngân hàng gửi tiền. Vì vậy, cần có sự kết hợp cả giao dịch truyền thống với giao dịch hiện đại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 hệ thống khái quát về NHTM và các nguồn vốn của NHTM. Đồng thời, đã làm nổi bật được tổng quan các vấn đề lý thuyết về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM. Qua đó cho thấy được vai trị rất quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn. Chương 1 cũng đã hệ thống hóa những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM, đặc biệt là sự tác động của yếu tố lạm phát cao. Đây chính là cơ sở lý thuyết quan trọng làm căn cứ để đánh giá tình hình huy động vốn và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHNo&PTNT VN trong tình hình lạm phát cao hiện nay được trình bày trong chương 2. Bên cạnh đó, trong chương 1 cũng đã trình bày một số bài học kinh nghiệm huy động vốn của các NHTM trên thế giới để làm cơ sở tham khảo nhằm đề xuất một số giải pháp gia

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CAO HIỆN NAY

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Nội dung chương 2 trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng huy động vốn của NHNo&PTNT VN trong những năm gần đây, đặc biệt là trong tình hình lạm phát cao hiện nay. Thông qua việc đánh giá thực trạng và kết quả khảo sát ý kiến khách hàng, luận văn sẽ tiến hành phân tích những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT VN. Từ đó, tạo cơ sở để đề xuất những giải pháp và những kiến nghị về hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN trong tình hình lạm phát cao hiện nay, sẽ được trình bày trong chương 3 của Luận văn này.

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT VIỆT NAM

Cùng với thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành (26/03/1988 – 26/03/2008), NHNo&PTNT VN từ một ngân hàng chuyên doanh nhỏ bé đã vươn lên trở thành một NHTM nhà nước hàng đầu ở Việt Nam, có vị thế trong khu vực và uy tín trên thế giới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của NHNo&PTNT VN

Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh trong đó có Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn. Ngân hàng Phát triển nơng nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phịng Tín dụng Nơng nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Khi thành lập, Ngân hàng Phát triển nơng nghiệp Việt Nam đã có nhiều khó khăn hơn so với các NHTM khác như cơ sở vật chất, công cụ làm việc nghèo nàn lạc hậu, đội ngũ cán bộ công nhân viên được tiếp nhận phần đơng có trình độ thấp…

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

khẳng định hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn, là một pháp nhân, hạch tốn kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Năm 1991, sau gần 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã khả quan hơn trước. Thành tựu nổi bật nhất, trong đó có sự đóng góp tích cực của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam là nông nghiệp. Ngày 01/03/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH-QĐ thành lập Văn phịng đại diện Ngân hàng Nơng nghiệp tại TPHCM. Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 630/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Ngân hàng Nơng nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội, Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch III tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.

Bước vào hoạt động kinh doanh tự chủ, chịu trách nhiệm theo Pháp lệnh Ngân hàng, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp đã kiên quyết sắp xếp tổ chức, tinh giản bộ máy, biên chế. Vì vậy, chỉ sau hơn một năm, vào cuối năm 1992, biên chế của Ngân hàng Nơng nghiệp chỉ cịn 20.000 người. Đây là thành tựu rất to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp, tạo bước tiến mới trong q trình đổi mới.

Ngày 26/04/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp nhận cho Ngân hàng Nơng nghiệp được thành lập văn phịng miền Trung tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngày 30/07/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mơ hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nơng nghiệp Việt Nam có hai cấp là cấp tham mưu và cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam sau này. Đồng thời, Ngân hàng Nông nghiệp đã thành lập bốn công ty chuyên doanh trực thuộc Tổng Giám đốc. Về mạng lưới kinh doanh, có hai loại chi nhánh là chi nhánh kinh doanh đa năng và chi nhánh chuyên ngành kinh tế kỹ thuật như chi nhánh Dâu Tằm Tơ.

Ngày 15/11/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được Thủ tướng chính phủ ủy quyền, ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam. Với tên gọi mới, ngồi chức năng của một NHTM, NHNo&PTNT VN được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nơng nghiệp nơng thơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 44)