Ảnh hưởng của lạm phát cao đến hoạt động huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 40 - 44)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.5 Ảnh hưởng của lạm phát cao đến hoạt động huy động vốn của NHTM

làm giảm tiết kiệm, tăng tiêu dùng, làm giảm nguồn vốn huy động của các NHTM.

Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của NHTM cũng chịu tác động của chính sách tài khóa của Chính phủ. Khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách gia tăng chi tiêu của Chính phủ hoặc bằng biện pháp giảm thuế sẽ làm tăng tổng cầu, kết quả là lãi suất tăng. Lãi suất tăng sẽ kéo theo tiết kiệm tăng, đầu tư tư nhân giảm, góp phần tăng khả năng thu hút tiền gửi vào ngân hàng. Ngược lại, khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp sẽ làm giảm lãi suất gây ra sự sụt giảm trong nguồn vốn huy động của các NHTM.

1.4.6 Thu nhập của người gửi tiền.

Thông thường, khi thu nhập của người dân tăng lên thì tiêu dùng và tiết kiệm đều tăng, nhưng tiêu dùng có khuynh hướng tăng chậm hơn thu nhập còn tiết kiệm tăng nhanh hơn. Tiết kiệm tăng sẽ góp phần làm gia tăng nguồn tiền gửi của dân cư vào ngân hàng.

Tóm lại, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM có vai trị hết sức quan trọng đối với các nhà quản trị ngân hàng, từ đó giúp họ có thể đưa ra những giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân ngân hàng.

1.5 ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT CAO ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.5.1 Tình hình lạm phát tại Việt Nam trong thời gian gần đây

Lạm phát luôn là vấn đề được quan tâm bởi các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế và dân chúng vì nó ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ, đến thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đến mức sống, đến thất nghiệp và niềm tin của công chúng.

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

Một trong những điều dễ thấy hiện nay là hiện tượng lạm phát đang lan rộng trên toàn cầu. Theo số liệu của Credit Suisse, nếu tỷ lệ lạm phát toàn cầu năm 2007 là 3,7% thì ước tính năm 2008 sẽ khoảng 5,5%, một mức tăng gần 50%. Ở những nền kinh tế chính như Mỹ và Châu Âu, tỷ lệ lạm phát nếu so với các nền kinh tế đang phát triển thì cịn thấp, nhưng nếu so với tỷ lệ lạm phát mục tiêu thì đều đã cao hơn. Ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu, tỷ lệ lạm phát hiện nay đang ở mức trên 3,5% (lạm phát mục tiêu là dưới 2%). Ở Mỹ, lạm phát năm 2008 cũng dự kiến ở mức 4,3% so với 2,9% của năm 2007. Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, tỷ lệ lạm phát năm 2008 cũng dự kiến tăng mạnh. Ở Việt Nam, tỷ lệ lạm phát dự báo năm 2008 ở mức 22%. Cá biệt, ở Zimbabwe, tỷ lệ lạm phát đang ở mức 2.000.000% và Chính phủ đã phải in giấy bạc mệnh giá 50 tỷ đô la Zimbabwe.1

Từ năm 2000 trở lại đây, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam tăng dần qua các năm nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và bị che phủ bởi các thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng. Tuy nhiên vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008, lạm phát đã bùng nổ ở mức hai con số và dự kiến sẽ còn tăng mạnh vào những tháng cuối năm 2008 đã đe dọa đến quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế. Kể từ 10 năm trở lại đây, cụm từ “lãi suất thực âm” lại bắt đầu xuất hiện và những tác hại của tỷ lệ lạm phát cao đã từng bước thể hiện rõ nét đối với tất cả mọi người dân và mọi ngành kinh tế.

Bảng số liệu 1.1 dưới đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn huy động của NHTM qua các năm đều tăng cao hơn những năm trước. Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trong toàn quốc đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 30% trong giai đoạn 2003 -2007, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cũng tăng dần qua các năm, đặc biệt là từ năm 2004, đã làm cho lãi suất thực của nguồn tiền gửi khơng cao, thậm chí bị âm. Mặt khác, tốc

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

độ tăng huy động vốn cao như nêu trên làm cho cầu về vốn tăng mạnh, gây ra áp lực tăng lãi suất tiền gửi làm ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình đầu tư và hiệu quả của nền kinh tế. Việc tăng lãi suất quá cao có thể góp phần kiềm chế được lạm phát, nhưng có thể gây ra giảm đầu tư và hiệu quả của nền kinh tế lại bị tổn thương trong tương lai và nền kinh tế theo vịng xốy lại có thể gặp khó khăn ở sự trì trệ và tốc độ phát triển chậm.

Bảng 1.1: Lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và huy động vốn của NHTM

Năm Tỷ lệ lạm phát

(%)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM (tỷ đồng) 1997 3,6 8,7 56.300 1998 7,8 5,8 74.200 1999 4,2 4,8 119.100 2000 - 1,6 6,8 170.700 2001 - 0,4 6,9 213.500 2002 4,0 7,1 254.900 2003 4,3 7,3 320.600 2004 7,8 7,8 427.100 2005 8,4 8,4 559.500 2006 6,6 8,2 763.800 2007 12,6 8,5 1.066.265 (Nguồn: NHNN và Tổng cục thống kê)

1.5.2 Ảnh hưởng của lạm phát cao đến hoạt động huy động vốn của NHTM NHTM

Tỷ lệ lạm phát cao đưa đến rất nhiều tác hại đối với đời sống xã hội và điều hành kinh tế. Việc huy động vốn của NHTM bình thường đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sức ép cạnh tranh gay gắt của các kênh huy động khác, nay chịu thêm tác động của tỷ lệ lạm phát cao khiến cho hoạt động này ngày càng trở nên khó khăn.

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

Tỷ lệ lạm phát cao cùng với diễn biến phức tạp của giá vàng và ngoại tệ sẽ có tác động nhất định đến tính ổn định của tiền đồng. Tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 12,6%, cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm làm cho lãi suất thực tiền gửi ngân hàng “âm” tác động lớn đến tâm lý của người dân. Trong điều kiện đó, một phần vốn trong dân được chuyển sang đầu tư vào vàng hoặc ngoại tệ mạnh. Diễn biến này thường có tác động trực tiếp làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng dịch chuyển từ tiền gửi VNĐ sang tiền gửi ngoại tệ và vàng, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vốn của các NHTM, đến cân đối nguồn vốn và cho vay vốn giữa VNĐ và ngoại tệ. Đây là vấn đề mà các NHTM cần đặc biệt quan tâm trong kế hoạch hoạt động kinh doanh, để đảm bảo tín dụng có hiệu quả. Hơn nữa, lạm phát tăng cao gây ra tâm lý e ngại cho người dân khi gửi tiền dài hạn vào hệ thống ngân hàng. Điều này cũng ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng khi tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn giảm so với nguồn vốn ngắn hạn, từ đó ảnh hưởng đến việc tài trợ các dự án trung dài hạn của ngân hàng.

Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, NHNN sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát khiến cho thị trường tiền tệ có dấu hiệu nóng lên cùng với việc hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động vốn. Đây là một cuộc đua không mong đợi trong ngành ngân hàng vì thực tế cho thấy dù lãi suất huy động tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2008 nhưng nguồn vốn huy động của các NHTM vẫn không tăng mạnh. Theo số liệu của NHNN chi nhánh TPHCM cho thấy tổng lượng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng 10% so với cuối năm 2007. Như vậy, tốc độ tăng trưởng vốn huy động trung bình trong nửa đầu năm 2008 vào khoảng 1,67%/tháng và đây là con số tăng trưởng thấp nhất trong vài năm trở lại đây. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng huy động bình quân của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM đạt khoảng 3- 4%/tháng. Cùng với tình hình lạm phát tăng cao, việc các ngân hàng đua nhau

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

tăng lãi suất trong thời gian qua đã gây ra tâm lý e ngại cho người dân khi gửi tiền vào ngân hàng. Thêm vào đó, khơng ít doanh nghiệp và người dân phát sinh giao dịch thanh tốn khơng thanh tốn với nhau khơng thơng qua ngân hàng. Vì vậy, nguồn vốn huy động của các NHTM khơng tăng trưởng cao, thậm chí ở một số ngân hàng còn bị sụt giảm.

Lạm phát cũng là yếu tố làm cho công cụ lãi suất trở nên bị động và kém hiệu quả. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng mặt bằng thu nhập, tăng lương nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực của Chính phủ, phải có một khối lượng tiền lớn được đưa vào lưu thơng, từ đó gây ra lạm phát. Theo nguyên lý lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên, yếu tố ổn định lãi suất để ổn định đồng tiền bị vi phạm. Lạm phát năm 2007 là 12,6%, cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra, làm cho lãi suất thực của người gửi tiền giảm thấp, thậm chí là âm đối với tiền gửi ngắn hạn. Có thể nói, những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát mục tiêu gần như ngoài mong muốn của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ, kể cả những năm được xem là tiền đồng Việt nam ổn định nhất (năm 2000, mục tiêu là 5%, thực tế là 1,6%). Điều này có nghĩa là hiệu quả của công cụ lãi suất của NHNN không như mong muốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 40 - 44)