Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
2.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT VN
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN
2.1.3.1 Tình hình tài chính
Sau 6 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, năm 2007, với định hướng chiến lược và giải pháp kinh doanh đúng đắn, NHNo&PTNT VN đã tạo bước đột phá trong mọi mặt hoạt động, tạo lập được một nền tài chính vững mạnh nhất từ trước đến nay. Ngoài việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng 6.782 tỷ đồng và nộp thuế TNDN 640 tỷ đồng, NHNo&PTNT VN đạt được lợi nhuận ròng trong năm là 1.656 tỷ đồng.
Bảng 2.1 : Tình hình tài chính các năm của NHNo&PTNT VN
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Lợi nhuận trước thuế (699) 98 371 1.248 2.297
Vốn chủ sở hữu 126 483 781 10.379 15.343
Tổng tài sản 122.756 161.757 192.319 246.529 326.896
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm tốn hàng năm của NHNo&PTNT VN)
Bảng số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN đã dần dần được cải thiện và phát triển qua các năm, đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bậc trong hơn hai năm trở lại đây. Trong những năm đầu, vốn chủ sở hữu chỉ là những con số hết sức nhỏ bé nhưng đã phát triển vượt bậc từ năm 2006, tăng từ 10.379 tỷ đồng lên 15.343 tỷ đồng năm 2007. Kể từ năm 2004, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN mới thực sự bắt đầu có hiệu quả, đạt được lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng tăng nhanh qua các năm.
Tuy nhiên các chỉ số tài chính khác của NHNo&PTNT VN cịn khá thấp so với các NHTM khác cũng như so với chuẩn mực quốc tế. Hệ số an toàn vốn (CAR) chưa đạt mức chuẩn 8% theo thông lệ quốc tế. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) vẫn còn thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của NHNo&PTNT VN chưa cao.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN
2.1.3.2 Tình hình nguồn vốn.
Nguồn vốn kinh doanh tiếp tục tăng mạnh qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 28%/năm. Năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 295.048 tỷ đồng, tăng 26,1% so với năm 2006 và tăng gấp 2,24 lần so với năm 2003.
Hình 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn của NHNo&PTNT VN giai đoạn 2003 - 2007
131,628 158,413 190,657 233,902 295,048 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của NHNo&PTNT VN)
Việc coi trọng công tác huy động vốn của NHNo&PTNT VN, đặc biệt là nguốn vốn trung và dài hạn, cùng với việc đa dạng hóa các hình thức huy động là cơ sở cho việc tăng trưởng nguồn vốn qua các năm, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
2.1.4 Dư nợ cho vay và đầu tư vốn
Đến 31/12/2007, tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn đạt 281.869 tỷ đồng, tăng 35,8% so với năm 2006. Trong đó, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.180 tỷ đồng, tăng 29,97% so với năm 2006, dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 21.009 tỷ đồng, chiếm 8,7% tổng dư nợ.
NHNo&PTNT VN tiếp tục khẳng định nông nghiệp, nông thôn là thị trường truyền thống, đồng thời chú trọng mở rộng cho vay khu vực kinh tế tư nhân. Đến
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN
cuối năm 2007, NHNo&PTNT VN đã đầu tư cho hơn 9 triệu hộ với số vốn gần 135.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,5% tổng dư nợ.
Hình 2.3: Tổng dư nợ cho vay và dư nợ hộ sản xuất giai đoạn 2003 - 2007
113,894 71,494 142,293 81,984 161,105 92,821 181,680 105,951 242,180 134,377 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ đồng
Tổng dư nợ Dư nợ hộ sản xuất
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của NHNo&PTNT VN)
Theo số liệu của hình 2.2 ta thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với nông dân và hộ kinh doanh cá thể qua các năm luôn lớn hơn 50% trong tổng dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay các DNTN và HTX ngày càng gia tăng. Điều này thể hiện đúng chủ trương và định hướng phát triển của NHNo&PTNT VN trong giai đoạn vừa qua. Đây chính là thị trường bán lẻ tốt nhất mà NHNo&PTNT VN đã và sẽ tiếp tục củng cố và phát triển trong tương lai, không chỉ đơn thuần là sản phẩm tín dụng mà cịn ở nghiệp vụ huy động vốn, các dịch vụ ngân hàng và sản phẩm thẻ.
Bên cạnh đó, trong tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế, tỷ trọng cho vay đối với DNNN ngày càng giảm dần. Một mặt, do các DNNN đã thực hiện q trình cổ phần hóa và trở thành cơng ty cổ phần. Mặt khác, trong những năm qua DNNN là thành phần kinh tế thường được xem là hoạt động khơng hiệu quả, khó thu hồi được vốn vay.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN
Hình 2.4: Tỷ lệ dư nợ phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2003 - 2007
68,0% 17,0% 15,0% 65,8% 19,6% 14,6% 58,0% 30,0% 12,0% 57,0% 32,0% 11,0% 55,5% 35,8% 8,7% 0% 20% 40% 60% 80% 2003 2004 2005 2006 2007 Nông dân và hộ KD cá thể DNTN và HTX DNNN
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của NHNo&PTNT VN)
Nếu căn cứ vào mục đích cho vay, ta thấy tỷ lệ cho vay thương mại của NHNo&PTNT VN luôn chiếm tỷ trọng lớn và luôn tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ NHNo&PTNT VN đã dần tách khỏi sự phụ thuộc của Chính phủ trong cấp tín dụng. Tỷ lệ cho vay chỉ định đã giảm mạnh trong những năm qua, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Tỷ lệ dư nợ tín dụng theo mục đích cho vay giai đoạn 2003-2007
Năm
Loại vay 2003 2004 2005 2006 2007
Cho vay thương mại 82,7% 87,2% 90,1% 91,4% 94,3%
Cho vay ưu đãi 6,1% 6,2% 5,7% 4,8% 1,8%
Cho vay chỉ định 5,9% 1,5% 0,2% 0,2% 0,6%
Cho vay vốn ODA 5,3% 5,1% 4,0% 3,6% 3,3%
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của NHNo&PTNT VN)
Bên cạnh những hoạt động truyền thống như huy động vốn, cho vay, đầu tư, thanh tốn quốc tế…, NHNo&PTNT VN ln chú trọng phát triển các mảng hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ kiều hối nhằm gia tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập của mình.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN
2.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội năm 2007 và những tháng đầu năm 2008
Năm 2007, mặc dù có những tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới và thiên tai, dịch bệnh trong nước nhưng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội vẫn đạt được khá toàn diện so với kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 khá cao (21,9%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 16,4%, đạt tới 44% GDP. Cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 20,3 tỷ USD, vốn đầu tư gián tiếp đạt 5,7 tỷ USD, kiều hối đạt 9 tỷ USD và vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đạt 5,4 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tiếp tục đà tăng trưởng của những năm trước đó và đạt 8,5%.
Tuy nhiên, trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và với nền kinh tế còn nhỏ bé, nhiều bất cập, nền kinh tế nước ta cũng đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém của mình như tình trạng nhập siêu (cán cân tài khoản vãng lai năm 2007 thâm hụt đến 6,99 tỷ USD hay 9,85% GDP) và lạm phát tăng cao nhất trong 10 năm gần đây (12,63%), làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế và đời sống của nhân dân.1
Số liệu của Tổng cục thống kê ở bảng 2.3 dưới đây cho thấy, trong năm 2007 chi tiêu xã hội đã tăng lên nhanh chóng (tăng từ 273 ngàn tỷ lên đến 634 ngàn tỷ đồng), đầu tư của Chính phủ tăng từ 125 ngàn tỷ lên 200 ngàn tỷ đồng, tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài (FDI và FII) tăng từ 11,4 tỷ USD lên đến 24 tỷ USD. Thêm vào đó, mức tăng trưởng tín dụng rất “nóng” lên đến gần 40% năm 2007, nguồn vốn tín dụng đổ vào thị trường chứng khoán và đặc biệt là thị trường bất động sản được xem là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình lạm phát gia tăng trong năm 2007.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN
Bảng 2.3: Một số thông tin kinh tế vĩ mô Việt Nam 2002 – 2007.
Thông số 2002 2003 2004 2005 2006 2007
GDP (tỷ VNĐ, theo giá 1994)
313.247 336.242 362.435 393.031 425.135 461.189
Lạm phát (%) 4,00 3,00 9,50 8,40 8,25 12,68
Lãi suất cơ bản (%) 7,20 7,5 7,5 8,25 8,25 8,75 Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD) 16.706,10 20.149,30 26.485,00 32.447,10 39.826,20 48.387,00 Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD) 19.745,60 25.255,80 31.968,80 36.761,10 44.891,10 60.830,00 Tiêu dùng xã hội (tỷ VNĐ, theo giá 1994) 205.114,00 221.262,00 237.262,00 254.484,00 273.585,00 624.432,00 Chi tiêu Chính phủ (tỷ VNĐ, giá 1994) 20.496,00 21.970,00 23.678,00 25.620,00 27.797,00 33.134,02 Đầu tư Chính phủ (tỷ VNĐ, theo giá 1994) 86.677,00 95.417,00 105.082,00 115.196,00 125.413,00 200.000,00 ODA (triệu USD) 2.600,00 2.830,00 3.400,00 3.500,00 3.745,00 4.445,00 FDI (triệu USD) 2.998,80 3.191,20 4.547,60 6.839,8 10.200,00 17.856,00 FII (triệu USD) 35,99 73,4 168,26 1.196,97 1.240,00 6.200,00
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Bước sang năm 2008, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao ở hầu hết các nước, giá dầâu và lương thực tăng đột biến (dầu mỏ tăng 40,5%, gạo tăng 120%), hệ thống tài chính, ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, thương mại toàn cầu sụt giảm. Kinh tế trong nước tiếp tục đà tăng trưởng, xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng ở mức cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư. Tuy nhiên, nổi lên là tình hình lạm phát tăng cao (6 tháng đầu năm là 18,1%), thâm hụt thương mại tăng lên (6 tháng đầâu năm là hơn 14 tỷ USD), cùng với sự sụt giảm của TTCK, thị trường bất động sản đã đe dọa sự ổn định của kinh tế vĩ mô, tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống tâm lý xã hội, môi trường đầu tư. 2
2.2.2 Hoạt động của các NHTM năm 2007 và những tháng đầu năm 2008
Năm 2007, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đã đạt được những kết quả khả quan và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế. Nguồn vốn huy động của năm 2007
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN
qua hệ thống ngân hàng tăng 39,6% so với cuối năm 2006 và là năm có tốc độ tăng huy động vốn cao nhất so với nhiều năm trước đây. Tổng dư nợ cho vay tồn hệ thống tính đến ngày 31/12/2007 tăng 37,8% so với năm 2006, vượt 17% so với chỉ tiêu kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2%.
Trong năm 2007, tất cả các NHTM đều phát triển bền vững và hiệu quả, đạt lợi nhuận cao. Trong đó, khối NHTM cổ phần có tốc độ phát triển nhanh nhất. Khối NHTM nhà nước có tốc độ tăng trưởng bình qn 20%, riêng Vietcombank có tốc độ tăng dư nợ cho vay và đầu tư lên tới trên 39% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, cao nhất trong khối. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh lớn nhất vẫn thuộc về NHNo&PTNT VN với nguồn huy động đạt 295.048 tỷ đồng, tăng 26,1% so với năm 2006, dư nợ cho vay đạt 242.180 tỷ đồng, ước tính chiếm khoảng trên ¼ thị phần cho vay của tồn hệ thống NHTM Việt Nam.3
Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế những tháng đầu năm 2008 không thuận lợi, song do chủ động linh hoạt nên tính đến cuối tháng 5/2008, hoạt động của hệ thống NHTM đã đạt được những kết quả khả quan. So với cuối năm 2007, tổng tài sản có của tồn hệ thống các NHTM tăng 7,39%, vốn chủ sở hữu tăng 15,5% (trong đó vốn điều lệ tăng 8,77%). Cũng tính đến thời điểm này, chênh lệch thu nhập – chi phí của hệ thống các NHTM đạt hơn 16.000 tỷ đồng, hệ số thu nhập sau thuế so với tài sản có (ROA) đạt 0,84%, hệ số thu nhập trước thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 8,85%.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động của các NHTM năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 chịu ảnh hưởng khơng nhỏ của tình hình tài chính quốc tế, biến động về việc liên tục giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và việc NHNN Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN
Với quyết tâm kiềm chế lạm phát, ngay từ đầu năm 2008, NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tiền tệ thắt chặt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sửa đổi cơ chế cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cảnh báo cho vay kinh doanh bất động sản, tăng các lãi suất chủ đạo của NHNN, phát hành tín phiếu bắt buộc… Động tác đầu tiên là việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD của NHNN theo Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008. Theo quyết định này, dự trữ của các TCTD tăng thêm 1% so với trước. Đây có lẽ là tác động mạnh nhất đến các NHTM. Nhiều NHTM (nhất là các NHTM cổ phần) bắt đầu gặp khó khăn về khả năng thanh khoản, phải tăng cường huy động vốn và cuộc đua lãi suất bắt đầu từ đó, đồng thời một số NHTM lớn (chủ yếu là các NHTM nhà nước) tăng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng.
Bảng 2.4: Mức thay đổi dự trữ bắt buộc từ năm 2004 đến năm 2008
Văn bản Loại TCTD
Tiền gửi VNĐ Tiền gửi ngoại tệ
Dưới 12
tháng 12 tháng trở lên Dưới 12 tháng 12 tháng trở lên 796/QĐ-NHNN ngày
25/06/2006
Các NHTM nhà nước (không bao gồm NHNo&PTNT), NHTM cổ phần đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, ngân hàng liên doanh, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính 5% 2% 8% 2% 1141/QĐ-NHNN ngày 28/05/2007 10% 4% 10% 4% 187/QĐ-NHNN, áp dụng từ 01/02/2008 11% 5% 11% 5% 796/QĐ-NHNN ngày 25/06/2006
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
4% 2% 8% 2% 1141/QĐ-NHNN ngày 28/05/2007 8% 4% 10% 4% 187/QĐ-NHNN, áp dụng từ 01/02/2008 8% 4% 10% 4% 796/QĐ-NHNN ngày
25/06/2006 NHTM cổ phần nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
2% 2% 8% 2%
1141/QĐ-NHNN
ngày 28/05/2007 4% 4% 10% 4%
187/QĐ-NHNN, áp
dụng từ 01/02/2008 4% 4% 10% 4%
( Nguồn: Tổng hợp từ website của NHNN – www.sbv.gov.vn)
Ngày 30/01/2008, NHNN ban hành Quyết định số 305/QĐ-NHNN về điều chỉnh lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 8,75% và Quyết định số 306/QĐ- NHNN về điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, theo đó lãi suất tái cấp vốn là 7,5% và lãi suất chiết khấu là 6,0%/năm. NHNN vẫn duy trì thị
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN
trường mở với việc cung ứng 20.000 tỷ đồng để hỗ trợ các TCTD giải quyết tình trạng mất cân đối vốn khả dụng tạm thời, song những ngân hàng nhỏ vẫn không thể tiếp cận được với thị trường này vì khơng đủ điều kiện (khơng có nguồn vốn để dự trữ giấy tờ có giá).
Tiếp theo ngày 13/02/2008, NHNN ban hành Quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn 364 ngày (một năm), lãi suất 7,8%/năm, ngày phát hành 17/03/2008. Tín phiếu NHNN được phân bổ cho 41 NHTM theo quy mô tỷ trọng vốn huy động bằng đồng Việt Nam ( 4 NHTM nhà nước, 28 NHTM cổ phần, 7 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh và cơng ty Tài chính Dầu khí), nhưng lại khơng được sử dụng để giao dịch tái cấp vốn. Đó là những ngân hàng vẫn còn khá dồi dào nguồn vốn. Nhưng sau khi chấp hành quy định tăng dự trữ bắt buộc và mua tín phiếu bắt buộc theo quy định này làm cho một số NHTM đã khó khăn nay lại khó khăn hơn, trong khi trước đó đã “mạnh tay” đầu tư vào TTCK và bất động sản. Cuộc đua lãi suất càng trở nên quyết liệt hơn làm náo loạn thị trường tiền tệ khi người dân ào ạt rút tiền từ ngân hàng có lãi suất thấp sang gửi ở các ngân hàng có lãi suất cao hơn, các ngân hàng thiếu thanh