Một số thông tin kinh tế vĩ mô Việt Nam 2002 – 2007

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 61 - 63)

Thông số 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GDP (tỷ VNĐ, theo giá 1994)

313.247 336.242 362.435 393.031 425.135 461.189

Lạm phát (%) 4,00 3,00 9,50 8,40 8,25 12,68

Lãi suất cơ bản (%) 7,20 7,5 7,5 8,25 8,25 8,75 Kim ngạch xuất khẩu

(triệu USD) 16.706,10 20.149,30 26.485,00 32.447,10 39.826,20 48.387,00 Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD) 19.745,60 25.255,80 31.968,80 36.761,10 44.891,10 60.830,00 Tiêu dùng xã hội (tỷ VNĐ, theo giá 1994) 205.114,00 221.262,00 237.262,00 254.484,00 273.585,00 624.432,00 Chi tiêu Chính phủ (tỷ VNĐ, giá 1994) 20.496,00 21.970,00 23.678,00 25.620,00 27.797,00 33.134,02 Đầu tư Chính phủ (tỷ VNĐ, theo giá 1994) 86.677,00 95.417,00 105.082,00 115.196,00 125.413,00 200.000,00 ODA (triệu USD) 2.600,00 2.830,00 3.400,00 3.500,00 3.745,00 4.445,00 FDI (triệu USD) 2.998,80 3.191,20 4.547,60 6.839,8 10.200,00 17.856,00 FII (triệu USD) 35,99 73,4 168,26 1.196,97 1.240,00 6.200,00

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Bước sang năm 2008, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao ở hầu hết các nước, giá dầâu và lương thực tăng đột biến (dầu mỏ tăng 40,5%, gạo tăng 120%), hệ thống tài chính, ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, thương mại toàn cầu sụt giảm. Kinh tế trong nước tiếp tục đà tăng trưởng, xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng ở mức cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư. Tuy nhiên, nổi lên là tình hình lạm phát tăng cao (6 tháng đầu năm là 18,1%), thâm hụt thương mại tăng lên (6 tháng đầâu năm là hơn 14 tỷ USD), cùng với sự sụt giảm của TTCK, thị trường bất động sản đã đe dọa sự ổn định của kinh tế vĩ mô, tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống tâm lý xã hội, môi trường đầu tư. 2

2.2.2 Hoạt động của các NHTM năm 2007 và những tháng đầu năm 2008

Năm 2007, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đã đạt được những kết quả khả quan và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế. Nguồn vốn huy động của năm 2007

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

qua hệ thống ngân hàng tăng 39,6% so với cuối năm 2006 và là năm có tốc độ tăng huy động vốn cao nhất so với nhiều năm trước đây. Tổng dư nợ cho vay tồn hệ thống tính đến ngày 31/12/2007 tăng 37,8% so với năm 2006, vượt 17% so với chỉ tiêu kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2%.

Trong năm 2007, tất cả các NHTM đều phát triển bền vững và hiệu quả, đạt lợi nhuận cao. Trong đó, khối NHTM cổ phần có tốc độ phát triển nhanh nhất. Khối NHTM nhà nước có tốc độ tăng trưởng bình qn 20%, riêng Vietcombank có tốc độ tăng dư nợ cho vay và đầu tư lên tới trên 39% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, cao nhất trong khối. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh lớn nhất vẫn thuộc về NHNo&PTNT VN với nguồn huy động đạt 295.048 tỷ đồng, tăng 26,1% so với năm 2006, dư nợ cho vay đạt 242.180 tỷ đồng, ước tính chiếm khoảng trên ¼ thị phần cho vay của tồn hệ thống NHTM Việt Nam.3

Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế những tháng đầu năm 2008 không thuận lợi, song do chủ động linh hoạt nên tính đến cuối tháng 5/2008, hoạt động của hệ thống NHTM đã đạt được những kết quả khả quan. So với cuối năm 2007, tổng tài sản có của tồn hệ thống các NHTM tăng 7,39%, vốn chủ sở hữu tăng 15,5% (trong đó vốn điều lệ tăng 8,77%). Cũng tính đến thời điểm này, chênh lệch thu nhập – chi phí của hệ thống các NHTM đạt hơn 16.000 tỷ đồng, hệ số thu nhập sau thuế so với tài sản có (ROA) đạt 0,84%, hệ số thu nhập trước thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 8,85%.

Tuy nhiên, tình hình hoạt động của các NHTM năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 chịu ảnh hưởng khơng nhỏ của tình hình tài chính quốc tế, biến động về việc liên tục giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và việc NHNN Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát.

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Với quyết tâm kiềm chế lạm phát, ngay từ đầu năm 2008, NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tiền tệ thắt chặt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sửa đổi cơ chế cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cảnh báo cho vay kinh doanh bất động sản, tăng các lãi suất chủ đạo của NHNN, phát hành tín phiếu bắt buộc… Động tác đầu tiên là việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD của NHNN theo Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008. Theo quyết định này, dự trữ của các TCTD tăng thêm 1% so với trước. Đây có lẽ là tác động mạnh nhất đến các NHTM. Nhiều NHTM (nhất là các NHTM cổ phần) bắt đầu gặp khó khăn về khả năng thanh khoản, phải tăng cường huy động vốn và cuộc đua lãi suất bắt đầu từ đó, đồng thời một số NHTM lớn (chủ yếu là các NHTM nhà nước) tăng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 61 - 63)