Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 74)

ĐVT: tỷ đồng Khu vực 2005 2006 2007 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Khu vực miền núi cao-biên giới 5.484 2,9% 6.149 2,6% 7.817 2,6% Khu vực trung du Bắc Bộ 9.543 5,0% 11.587 5,0% 14.115 4,8% Khu vực TP Hà Nội 64.496 33,8% 80.001 34,2% 94.703 32,1% Khu vực đồng bằng Sông Hồng 17.813 9,3% 22.006 9,4% 27.956 9,5% Khu vực khu 4 cũ 10.112 5,3% 12.188 5,2% 15.202 5,2% Khu vực duyên hải miền Trung 11.860 6,2% 12.921 5,5% 15.965 5,4% Khu vực Tây Nguyên 5.817 3,1% 7.035 3,0% 8.692 2,9% Khu vực TP Hồ Chí Minh 37.466 19,7% 48.880 20,9% 65.743 22,3% Khu vực Đông Nam Bộ 14.336 7,5% 17.097 7,3% 23.376 7,9% Khu vực Tây Nam Bộ 13.730 7,2% 16.038 6,9% 21.479 7,3%

Tổng cộng 190.657 100% 233.902 100% 295.048 100%

(Nguồn: Báo cáo kế hoạch kinh doanh các năm của NHNo&PTNT VN) Bảng 2.12: Cơ cấu dư nợ phân theo khu vực của NHNo&PTNT VN

ĐVT: tỷ đồng

Khu vực

2005 2006 2007 Số dư Tỷ

trọng Số dư trọng Tỷ Số dư trọng Tỷ

Khu vực miền núi cao-biên giới 5.745 3,0% 6.568 2,8% 8.140 2,8% Khu vực trung du Bắc Bộ 11.376 6,0% 13.441 5,7% 17.036 5,8% Khu vực TP Hà Nội 19.278 10,1% 20.565 8,8% 29.175 9,9% Khu vực đồng bằng Sông Hồng 19.204 10,1% 23.592 10,1% 31.155 10,6% Khu vực khu 4 cũ 11.609 6,1% 13.451 5,8% 16.558 5,6% Khu vực duyên hải miền Trung 12.935 6,8% 14.080 6,0% 17.037 5,8% Khu vực Tây Nguyên 10.736 5,6% 12.397 5,3% 17.103 5,8% Khu vực TP Hồ Chí Minh 26.366 13,8% 28.856 12,3% 46.676 15,8% Khu vực Đông Nam Bộ 15.700 8,2% 18.309 7,8% 23.104 7,8% Khu vực Tây Nam Bộ 28.157 14,8% 30.421 13,0% 36.196 12,3%

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Qua hai bảng số liệu trên cho thấy, khu vực Hà Nội và TPHCM luôn đứng đầu về nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay. Hơn nữa, ngoài phần vốn đảm bảo đủ nhu cầu tăng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn của mình, các chi nhánh tại hai khu vực này cịn điều hịa về Trụ sở chính để cân đối vốn cho tồn hệ thống. Lãi suất huy động tại hai khu vực này thường cao hơn so với lãi suất huy động trên các địa bàn khác do phải cạnh tranh gay gắt với các TCTD khác. Song do tính chủ động cao với nhiều hình thức huy động hấp dẫn, các chi nhánh trên hai địa bàn này huy động được khối lượng vốn lớn và tốc độ tăng trưởng cao, tăng khả năng đáp ứng vốn phục vụ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu vùng xa như khu vực trung du Bắc Bộ, khu vực miền núi cao-biên giới, khu vực Tây nguyên… thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

Từ năm 2000 đến nay, nguồn vốn huy động của các chi nhánh khu vực đô thị, nhất là TPHCM và Hà Nội, chiếm 40 – 45% tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT VN và gần 50% nguồn vốn từ đô thị được chuyển về khu vực nơng thơn.

Hình 2.6: Nguồn vốn của đơ thị loại I so với toàn hệ thống NHNo&PTNT VN

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

2.4 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT CAO ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT VN ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT VN

Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tác động của lạm phát tuy không trực tiếp mang biểu hiện về tăng “giá thành sản phẩm”. Song tác động của lạm phát là rất lớn, bởi các NHTM trong vai trò là định chế tài chính trung gian, vừa phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, vừa chịu tác động ảnh hưởng của nền kinh tế, của các thị trường liên quan như thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… Do đó, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng vốn đã chịu nhiều áp lực cạnh tranh, trong điều kiện lạm phát tăng cao càng trở nên khó khăn hơn.

Thực tế cho thấy, những tháng đầu năm 2008, do tình hình kinh tế xã hội biến động phức tạp cùng với tình hình lạm phát tăng cao nên hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn nhưng đến 30/06/2008, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn nội tệ (tăng 3,06% so với đầu năm) vẫn tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ nội tệ (tăng 4,3% so với đầu năm).

Ba tác động chính của lạm phát cao đến hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN là thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động, tăng chi phí huy động vốn và tác động đến quá trình mở rộng, phát triển các dịch vụ ngân hàng.

2.4.1 Tác động thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNTVN

Tác động trực tiếp và dễ nhận biết nhất của lạm phát đối với hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN là sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động. Do tác động của lạm phát, để đảm bảo lãi suất thực dương, giữ vững thị phần huy động vốn cũng như để đảm bảo khả năng thanh khoản, NHNo&PTNT VN đã phải liên tục tăng lãi suất huy động và phải chấp nhận một nghịch lý là kỳ hạn

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Điều này làm cho cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2008 của NHNo&PTNT VN thiếu tính ổn định hơn trước, nguồn vốn có kỳ hạn ngắn tăng, nguồn vốn dài hạn giảm mạnh, nguồn vốn vay NHNN và nguồn tiền gửi, tiền vay các TCTD khác tăng nhanh trong khi nguồn vốn huy động của khách hàng tăng rất chậm, thể hiện qua những số liệu sau:

Thứ nhất là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng tăng, đạt

162.697 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,8% nguồn tiền gửi dân cư và các TCKT trong khi nguồn vốn trung và dài hạn chỉ chiếm 41,2%, giảm mạnh so với 3 năm trước. Hơn nữa, nguồn tiền gửi trung và dài hạn đều giảm so với đầu năm. Tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng và nhỏ hơn 24 tháng giảm 25% và tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn 24 tháng giảm 14,1% so với đầu năm 2008.

Thứ hai là nguồn vốn vay NHNN tăng đột biến (tăng 260% so với đầu năm)

và nguồn tiền gửi, tiền vay của các TCTD khác tăng nhanh (tăng 26,2% so với đầu năm) trong khi nguồn vốn huy động dân cư và các TCKT tăng rất chậm (chỉ tăng 2,5% so với đầu năm).4

Như vậy, do lạm phát cao, nguồn vốn ngắn hạn của NHNo&PTNT VN gia tăng nhưng lãi suất của những loại tiền gửi này cũng tăng cao nên vừa làm cho lợi nhuận của NHNo&PTNT VN giảm thấp vừa gây ra sự bất tiện cho việc sử dụng vốn như trước khi có lạm phát cao vì đây là loại tiền gửi khơng những có tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao tới 8% mà tỷ lệ sử dụng thấp do khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào.

2.4.2 Tác động tăng chi phí huy động vốn của NHNo&PTNT VN

Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, cùng với việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát làm cho thị trường tiền tệ có dấu hiệu nóng lên với việc hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động vốn. Đây là một cuộc đua

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không mong đợi của tất cả các ngân hàng nhưng NHNo&PTNT VN vẫn không thể tránh khỏi cuộc đua này vì trong những tháng đầu năm 2008, khách hàng đã đổ xô rút tiền từ NHNo&PTNT VN sang gửi tại các NHTM có lãi suất huy động rất cao, đặc biệt là ở địa bàn TPHCM, Hà Nội và các thành phố lớn. Để ổn định hoạt động kinh doanh cũng như giữ vững thị phần, NHNo&PTNT VN buộc phải tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên việc tăng lãi suất huy động làm cho chi phí đầu vào của NHNo&PTNT VN gia tăng, trong khi lãi suất cho vay tăng chậm, khoảng cách giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào thu hẹp. Hơn nữa, NHNN còn khống chế tỷ lệ tăng trưởng dư nợ năm 2008 không được vượt quá 30%. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT VN, đặc biệt là do cơ cấu thu nhập từ dịch vụ của NHNo&PTNT VN chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập. Trong 6 tháng đầu năm 2008, lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân đạt 22,1%, giảm 1,8% so với cùng kỳ và tỷ lệ thu nhập ngồi tín dụng đạt 19,25% so với tổng thu nhập ròng, giảm 1,55 so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, do lãi suất huy động tăng cao nên phí điều hịa vốn giữa các chi nhánh, phòng giao dịch của NHNo&PTNT VN cũng luôn tăng cao theo lãi suất huy động của thị trường. Mặt khác, trong bối cảnh cạnh tranh huy động vốn gay gắt như hiện nay thì một số chi nhánh của NHNo&PTNT VN khó đạt được số vốn huy động theo kế hoạch. Vì vậy các chi nhánh, phòng giao dịch của NHNo&PTNT VN thiếu vốn khơng những phải trả lãi suất điều hịa vốn cao mà còn bị khống chế bởi chỉ tiêu kế hoạch điều hòa vốn. Một số chi nhánh, phòng giao dịch của NHNo&PTNT VN đã phải tranh thủ đi quan hệ với các TCTD khác để vay vốn, nhưng lãi suất vay thường rất cao, hầu như chỉ vay được thời gian ngắn hạn và cũng rất khó có thể vay được.

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

2.4.3 Tác động đến quá trình mở rộng, phát triển các dịch vụ ngân hàng.

Tác động này là hệ quả khách quan khi nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn, các hoạt động sản xuất kinh doanh tăng chậm hơn, tất yếu dẫn đến nhu cầu về dịch vụ ngân hàng giảm đi. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2008 quá trình này thể hiện không rõ nét, thậm chí một số dịch vụ của NHNo&PTNT VN còn tăng trưởng và tăng cao như dịch vụ thẻ ATM, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng… Song về cơ bản các nhu cầu dịch vụ không đạt tốc độ tăng trưởng cao, theo bước phát triển đều đặn là năm sau thường tăng cao hơn năm trước. Điều này, về mặt ngắn hạn, cũng ảnh hưởng đến quá trình mở rộng và phát triển dịch vụ từ đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN vì việc mở rộng và phát triển dịch vụ như thẻ ATM và tiện ích tài khoản cá nhân cho phép thu hút một khối lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp tại NHNo&PTNT VN, có tác dụng bình qn hóa lãi suất đầu vào. Đây là nguồn vốn rất quan trọng mà không phải tăng lãi suất tiền gửi.

Bên cạnh việc nghiên cứu những tác động của của lạm phát cao đối với hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN thơng qua phân tích các số liệu của báo cáo tài chính, luận văn đã thực hiện khảo sát thăm dò ý kiến của 100 khách hàng ngẫu nhiên trong những tháng đầu năm 2008. Qua đó, phần nào nắm bắt được nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và nghiên cứu xem những nhân tố nào là quan trọng nhất tác động đến quyết định gửi tiền vào NHNo&PTNT VN trong tình hình lạm phát cao hiện nay.

2.4.4 Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHNo&PTNT VN trong tình hình lạm phát cao hiện nay. NHNo&PTNT VN trong tình hình lạm phát cao hiện nay.

Trong những năm trước đây, khi tỷ lệ lạm phát còn ở mức vừa phải lãi suất huy động không phải là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng. Theo kết quả đánh giá của khách hàng, một ngân hàng lớn mạnh, sở hữu một thương hiệu lớn là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc gửi

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

tiền của khách hàng. Thực tế cũng cho thấy, trong những năm trước đây (từ năm 2007 trở về trước) dù lãi suất tiết kiệm của các NHTM nhà nước nói chung và NHNo&PTNT VN nói riêng vẫn thấp hơn so với các NHTM khác nhưng thị phần huy động vốn của các NHTM nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền theo đánh giá của khách hàng trên thang điểm 5 xếp theo thứ tự giảm dần được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền trước khi có lạm phát cao

Số TT Nhân tố Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 Điểm trung bình

1 Thương hiệu và sự lớn mạnh của NH 75% 15% 5% 4% 1% 4,59

2 Lãi suất tiền gửi 70% 18% 8% 2% 2% 4,52

3 Thái độ phục vụ 58% 21% 14% 4% 3% 4,27

4 Quy trình thực hiện giao dịch 48% 30% 15% 7% 0% 4,19 5 Chất lượng sản phẩm dịch vụ 30% 42% 21% 6% 1% 3,94 6 Mạng lưới chi nhánh 35% 22% 41% 2% 0% 3,90 7 Trình độ nghiệp vụ của nhân viên 41% 13% 35% 11% 0% 3,84

8 Cơ sở vật chất 38% 19% 25% 18% 0% 3,77

9 Các chính sách của ngân hành 23% 40% 17% 5% 15% 3,51

(Nguồn: Kết quả thăm dò ý kiến khách hàng)

Từ bảng kết quả trên cho thấy, đa số khách hàng vẫn xem thương hiệu, lãi suất tiền gửi và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng là những yếu tố quan trọng nhất khiến họ lựa chọn gửi tiền vào NHNo&PTNT VN. Trong khi đó, yếu tố cơ sở vật chất và các chính sách của ngân hàng có tầm quan trọng ít nhất so với các yếu tố khác.

Tuy nhiên, khi tỷ lệ lạm phát ngày càng gia tăng vào những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, cùng với sự ra đời và phát triển của rất nhiều NHTM cổ phần, những nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng đã khác hơn so với trước đây. Theo kết quả thăm dị ý kiến khách hàng cho thấy, trong tình hình lạm phát cao, lãi suất tiền gửi chính là nhân tố quan trọng nhất khi

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH No&PTNT VN

phục, quy trình thực hiện giao dịch, thương hiệu và sự lớn mạnh của ngân hàng trước đây vốn rất quan trọng đối với khách hàng nhưng hiện nay chúng trở nên kém quan trọng hơn, thể hiện qua chỉ tiêu điểm trung bình giảm thấp hơn so với bảng 2.13.

Bảng 2.14: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền khi có lạm phát cao

Số TT Nhân tố Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 Điểm trung bình

1 Lãi suất tiền gửi 91% 4% 4% 1% 0% 4,85

2 Thái độ phục vụ 31% 41% 20% 6% 2% 3,93

3 Mạng lưới chi nhánh 42% 10% 37% 9% 2% 3,81 4 Thương hiệu và sự lớn mạnh của NH 35% 22% 25% 18% 0% 3,74

5 Cơ sở vật chất 30% 16% 35% 14% 5% 3,52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Trình độ nghiệp vụ của nhân viên 28% 10% 43% 16% 3% 3,44 7 Chất lượng sản phẩm dịch vụ 20% 25% 28% 17% 10% 3,28 8 Quy trình thực hiện giao dịch 26% 18% 30% 5% 21% 3,23 9 Các chính sách của ngân hành 18% 20% 24% 27% 11% 3,07

(Nguồn: Kết quả thăm dò ý kiến khách hàng)

Qua kết quả của bảng khảo sát trên cũng như từ thực tế diễn ra trong những tháng đầu năm 2008 cho thấy, trong điều kiện lạm phát cao, đa số khách hàng sẽ lựa chọn lãi suất tiền gửi là nhân tố đầu tiên trong việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiền. Hơn nữa, trước đây khi chưa có lạm phát cao xảy ra, khách hàng thường chỉ gửi tiền ở một hoặc hai ngân hàng nhưng hiện nay, do tác động của yếu tố lạm phát, khách hàng thường có tâm lý e ngại khi gửi tiền tập trung ở một ngân hàng. Mặt khác, để thu hút khách hàng trong tình hình lạm phát cao, các NHTM cổ phần thường đưa ra mức lãi suất cao và những chương trình khuyến mãi rất hấp dẫn. Do đó, hiện nay đa số khách hàng thường có quan hệ gửi tiền đối với rất nhiều ngân hàng, kể cả những ngân hàng mới ra đời, chưa có danh tiếng trên thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 74)